Xe bánh quai vạc ngày bán 800 cái ở Sài Gòn
Bánh quai vạc có lớp vỏ giòn, bên trong đầy ắp nhân thịt, mộc nhĩ, trứng muối, trứng cút… là món lót dạ yêu thích của giới học sinh.
Chị Thảo, chủ xe bánh quai vạc trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), cho biết mỗi ngày chị chuẩn bị nguyên liệu từ sớm, sau đó chiên chín rồi mang ra chỗ bán để phục vụ khách hàng. Trung bình chị bán 7-8 đợt bánh một ngày, mỗi đợt khoảng 100 chiếc. Những hôm mưa gió hay bị ảnh hưởng Covid-19, lượng bánh bán ra ít hơn.
Bánh quai vạc (hay bánh xếp) là một món của người Hoa. Tuy nhiên, bánh của chị Thảo mang nét riêng bởi được chế biến theo công thức gia truyền miền Tây. Nhà chị từ bà ngoại đến mẹ, dì và hiện tại là chị Thảo đứng bán.
Bánh quai vạc. Ảnh: Instagram bungbuano
Để chế biến chiếc bánh hấp dẫn, cả hai khâu làm vỏ và nhân bánh đều rất quan trọng. Theo chị Thảo, tỉ lệ pha bột chuẩn thì vỏ bánh mới không bị cứng. Nhân phải đầy đủ thành phần, thiếu một nguyên liệu cũng không ngon. Vì thế, người làm bánh phải có tâm để cho ra những chiếc bánh đều nhau, chất lượng, hương vị không đổi sau nhiều năm mới giữ chân khách ruột và thêm khách mới.
Vỏ bánh làm từ bột mì, bột năng, đường, dầu ăn… trộn bằng máy cho thật nhuyễn, chia đều thành từng cục, vo tròn, cán mỏng. Nhân bánh làm từ thịt heo, củ sắn, khoai môn, nấm mèo, gia vị… trộn lên cho dẻo, thấm vị. Bên trong kèm trứng cút hoặc trứng muối. Tỉ lệ bột, nhân được cân, đo chính xác từng tí. Sau khi cho nhân lên miếng bột cán mỏng, người làm bánh gấp mép bột lại, khéo léo nặn sao cho viền bánh có hình dạng giống quai chiếc vạc đồng, nên nó được gọi là bánh quai vạc.
Video đang HOT
Quầy bánh quai vạc trước trường học. Ảnh: Instagram yenp1912
Chiếc bánh gói xong, mập ú, cho vào chảo dầu lớn chiên chín vàng đều. Để bảo đảm độ nóng giòn khi đến tay thực khách, chị Thảo chia bánh thành nhiều lượt chiên. Kích thước của bánh to hơn các loại bánh xếp hấp. Bình thường, cả nhà chị Thảo làm khoảng 30 kg bột, cùng 30 kg nhân mới đủ bán cho một ngày.
Xe bánh trước cổng trường Trần Bội Cơ nên tên gọi gắn với tên trường cho dễ nhớ. Gần 30 năm nay, xe bánh trở thành chỗ mua điểm tâm hay bữa xế ưa thích của bao thế hệ học trò khu này. Bánh gói trong giấy, vỏ giòn giòn, nhân thơm, chấm thêm miếng tương ớt cay cay đã miệng. Đôi khi vài khách quen mua cả chục bánh cho gia đình thưởng thức. Tầm chiều tối, xe bánh khá đông khách. Giá 14.000-16.000 đồng/chiếc.
Muôn cách thưởng thức xôi ở Hà Nội và Sài Gòn
Người Hà Nội thường ăn xôi xéo với ruốc hay chả, xôi trắng với thịt kho, lạp xưởng... người Sài Gòn chọn ăn kèm xá xíu, gà quay, trứng cút...
Buổi sáng những ngày bình thường, lái xe vòng quanh các con phố Hà Nội, người ta thấy không thiếu những gánh và quán xôi vỉa hè. Lại gần ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp, thực khách có thể ngửi thấy mùi xôi nếp thoang thoảng, theo làn khói nghi ngút tỏa ra từ các chõ, hay thúng, được phủ một một lớp vải mỏng để giữ nóng.
Các gánh xôi thường đa dạng xôi nếp trắng, xôi gấc, xôi lạc, xôi đỗ xanh, xôi ngô bung... Đồ ăn kèm có ruốc, muối vừng hay chả quế, patê. Một vài gánh khác có bán xôi xéo, món xôi màu vàng óng, ăn kèm đậu xanh mềm mịn.
Xôi xéo ở gánh hàng chị Mây tại ngã tư Hàng Bài, Lý Thường Kiệt. Ảnh: Chubehanoi/Instagram.
Loại gạo được chọn để đồ xôi xéo là nếp cái hoa vàng hay nếp ả, loại gạo nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Gạo được ngâm với bột nghệ, đãi từ hôm trước rồi sáng đem đồ. Để xôi không nát, người nấu phải canh lửa không quá to, tránh hơi nước bốc nhanh. Khi xôi gần chín, trộn đều với mỡ gà rồi hấp đến khi chín hẳn, như vậy hạt vừa tròn, mềm, bóng và không dính hay nát.
Phần đậu xanh ăn kèm để dẻo, bùi cũng phải là loại đậu hạt nhỏ, chắc. Sau khi ngâm nước vài tiếng, đậu xanh cũng được đồ chín, rồi nghiền nhuyễn với chút muối và mỡ. Đậu xanh nhuyễn sau đó được vo tròn, bọc kín.
Khi ăn, xôi xéo thường được gói trong lá chuối, bên ngoài bọc một lớp báo. Sau khi đặt nắm xôi bằng lòng bàn tay lên lá, người bán nhanh tay thái những miếng đậu xanh mỏng lên trên, rồi chan một thìa mỡ gà vàng óng. Cuối cùng món ăn không thể thiếu hành khô được phi giòn và có thể ăn kèm ruốc hoặc chả. Mỗi gói xôi có giá từ 10.000 đến 20.000 đồng.
Lựa chọn khác cho bữa sáng là xôi ăn kèm thịt, trứng kho. Bát xôi nóng, dẻo được chan thìa nước thịt kho loang loáng mỡ. Thịt ba chỉ ăn kèm thường thái bản to, kho nhừ, có màu nâu của nước hàng và khi cắn sẽ mềm tan ngay trong miệng. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm giò lụa kho, trứng kho hoặc trứng ốp, ăn kèm dưa chuột bóp chua để không ngấy. Mỗi suất xôi có giá khoảng 30.000 - 40.000 đồng.
Trên đường phố, người Hà Nội thi thoảng nghe những tiếng rao "xôi lạc, bánh khúc đây". Bánh khúc là một kiểu xôi nếp trắng nhưng hạt gạo đồ mềm hơn, bên trong có nhân bột nếp lá khúc, đậu xanh, thịt lợn ướp tiêu. Bánh khúc ngon nhất khi ăn nóng, để xôi còn dẻo, thơm hòa quyện cùng nhân bùi bùi và đậm đà vừa miệng. Bánh khúc nhỏ vừa bằng lòng bàn tay, thích hợp để ăn sáng và xế chiều.
Ngày nay, các quán xôi ở Hà Nội cũng biến tấu không ngừng để thực khách có nhiều lựa chọn với các loại nhân ăn kèm. Trong đó phải kể đến xôi gà luộc xé miếng, thịt gà rim cay, sườn rim cay, lạp xưởng... chan nước sốt. Thực khách cũng vì thế mà chọn món xôi cho bữa trưa, bữa tối hay ăn đêm.
Xôi thịt, giò kho mềm ở 57 Thợ Nhuộm. Ảnh: Lan Hương.
Ở Sài Gòn, món xôi không chỉ là thức quà sáng khởi đầu ngày mới mà còn được bán nhiều khung giờ như trưa, chiều, tối hoặc đêm khuya, rạng sáng để thực khách lót dạ. Xôi cũng có nhiều phiên bản khác nhau nhưng chủ yếu được phân làm hai loại là xôi mặn và xôi ngọt.
Xôi ngọt như xôi đậu, sầu riêng, bắp, gấc. Món ăn đặc trưng bao giờ cũng có lớp xôi thơm mềm, nóng hổi được thêm chút cơm dừa nạo bào nhuyễn và lớp đường cát, đậu phộng rang lên trên, giá bán từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng mỗi gói.
Xôi bắp là một trong những món xôi ngọt đặc trưng, được nấu từ bắp nếp dẻo hầm với nước dừa cho hạt bung nở mềm, màu trắng tươi. Xôi bắp hơi nhão, khi ăn cho thêm ít dừa nạo, đường, đậu phộng hoặc muối mè, vừa ngọt vừa béo nhưng không ngấy. Bên cạnh đó, Sài Gòn cũng có món xôi cadé, xôi được đơm vào lá chuối tươi, bên trên là lớp cadé mềm mịn làm từ nước cốt dừa, trứng gà, bột mì, đường. Người bán khéo léo gói lại đẹp mắt, món không quá phổ biến, thường bán tại các khu người Hoa sinh sống.
Xôi mặn ở Sài Gòn thường là nếp nấu dẻo ăn kèm với đủ món như thịt heo xá xíu đậm vị, tôm khô, lạp xưởng, chà bông, chả, trứng cút... thêm mỡ hành béo hoặc hành phi vàng ruộm, tuyệt nhiên không thể thiếu nước sốt đậm đà.
Một trong những phiên bản xôi mặn được yêu thích chính là xôi gà. Hộp xôi đầy ụ với nếp dẻo, đùi gà tẩm ướp thơm ngon vừa vị, thêm mỡ hành, cải chua và phần nước sốt được nấu sánh, dậy mùi. Thực khách có thể chọn thêm nhiều món ăn kèm như da gà chiên giòn, trứng non, gà xé, xíu mại, lòng mề gan luộc... Ở các khu người Hoa còn có các món xôi mặn khác như xôi khâu nhục ăn chung với thịt ba rọi nấu mềm, xôi bát bửu đa sắc màu nấu với thịt xá xíu, tôm khô, lạp xưởng, nấm đông cô, củ cải, hành phi, đậu phộng...
Món xôi gà kèm thịt xá xíu nổi tiếng ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Ảnh: @lanwiththi/Instagram.
Xôi là món ăn ngon, tiện lợi, giúp no lâu. Xôi ngọt thường hay bán vào buổi sáng, nhưng với xôi mặn thì ăn ngon khi vào chiều. Một ngày trên đường đi làm về, bỗng ngửi thấy hương xôi nóng bốc lên từ hàng quán nào đó, mua lấy một hộp rồi nhâm nhi, hít hà hương nếp mới, mùi mỡ hành béo và miếng thịt gà mềm, muỗng xôi nóng hòa quyện trong nước sốt đậm đà làm no lòng thực khách.
7 món ốc, sò nướng Sài Gòn Ốc, sò có rất nhiều loại, nào ốc giác, móng tay, tỏi, len, cánh tiên, ốc mặt trăng, sò huyết, sò điệp... Mỗi loại mang một đặc điểm riêng và cách chế biến cũng đa dạng. Ốc, sò có rất nhiều loại, nào ốc giác, móng tay, tỏi, len, cánh tiên, ốc mặt trăng, sò huyết, sò điệp... Mỗi loại mang một đặc...