Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Sáng 2/12, Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm “Mô hình văn hóa ứng xử trong trường học” với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học cùng các đại biểu đại diện cho các cơ sở giáo dục trong cả nước.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Văn hoá học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và bản thân.
Xây dựng văn hoá học đường phải được coi là vấn đề trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục, ở đó diễn ra quá trình tương tác giữa thầy cô với học sinh, sinh viên, giữa thầy cô với nhau và giữa học sinh, sinh viên với nhau. Một thành tố quan trọng để làm nên văn hóa học đường đó là hành vi văn hóa ứng xử trong các nhà trường.
Văn hóa ứng xử trong trường học sẽ tạo môi trường và động lực để phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp của nhà giáo, học sinh, sinh viên; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại tọa đàm
Việc xây dựng mô hình văn hoá ứng xử trong trường học là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng văn hóa học đường và trở thành yêu cầu cấp thiết trong việc góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực trong những năm tới.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Dù đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên, văn hóa ứng xử trong cơ sở giáo dục hiện nay cũng còn những bất cập. Môi trường văn hoá học đường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực… Dư luận xã hội có nhiều quan ngại về sự xuống cấp của môi trường văn hóa xã hội nói chung và đã ảnh hưởng không nhỏ trong môi trường học đường.
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng kể trên nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là, ở cả cấp độ chính sách lẫn cấp độ tổ chức thực hiện, chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến việc xây dựng văn hoá ứng xử học đường.
Do đó, trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã cụ thể hóa bằng hệ thống các căn bản chỉ đạo một cách đồng bộ nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương đó chính là tạo nên môi trường văn hóa học đường.
Các đại biểu tham dự tọa đàm
Video đang HOT
Cụ thể, năm 2018 Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025″. Sau 3 năm chỉ đạo triển khai Quyết định số 1299, Bộ đang xây dựng báo cáo sơ kết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Để việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đi vào thực chất, ngành Giáo dục mong muốn toàn xã hội cùng triển khai một cách khoa học, đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp các giải pháp tạo ra môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh qua đó góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi và thảo luận đánh giá, phân tích đúng thực trạng văn hoá ứng xử trong trường học hiện nay, mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Trong đó, quan tâm tới việc phân tích những biểu hiện, nguyên nhân của vấn đề.
Cùng với đó, các đại biểu đã đề xuất khuyến nghị những vấn đề nhằm xây dựng văn hoá học đường trong thời gian tới; đề xuất những tiêu chí nhằm xây dựng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học, từ đó để có được sự đồng thuận trong nhận thức, sự thống nhất trong hành động và tạo sự chuyển động mạnh mẽ về văn hoá học ứng xử trong mỗi nhà trường, mỗi thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″. Sau 3 năm chỉ đạo triển khai Quyết định số 1299, Bộ đang xây dựng báo cáo sơ kết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong chuỗi hoạt động triển khai Quyết định số 1299, Bộ GD&ĐT tổ chức buổi Tọa đàm “Mô hình văn hóa ứng xử trong trường học” với mong muốn nhận được đánh giá và chi ra được tiêu chí để xây dựng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học của các chuyen gia và các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Không thể tin nổi "có những tiết dự giờ đột xuất dập cho chết đồng nghiệp"
Trong một trường học mà để xảy ra tình trạng "Có những tiết dự giờ đột xuất "dập cho chết" đồng nghiệp" như thế, thử hỏi các đoàn thể trong trường học ở đâu?
Ảnh minh họa
Bài viết "Có những tiết dự giờ đột xuất "dập cho chết" đồng nghiệp" [1] của tác giả Đỗ Quyên đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhận được sự bình luận của giáo viên các cấp.
Thầy giáo T. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: "Tôi đi dạy gần 40 năm, chuẩn bị về hưu, nhưng đọc xong bài này tôi không tin đó là sự thật.
Nếu câu chuyện này có thật ở trường học nào, hiệu trưởng trường đó cần xem lại công tác quản lý trong trường học do mình phụ trách.
Trong một trường học mà để xảy ra tình trạng "Có những tiết dự giờ đột xuất "dập cho chết" đồng nghiệp" như thế, thử hỏi các đoàn thể trong trường học ở đâu?
Chỉ là chức tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, mà đã lộng hành như thế, thử hỏi cấp cao hơn còn "vua con" như thế nào?".
Tổ trưởng, tổ phó có quyền dự giờ đột xuất giáo viên không?
Điều 14 Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT có nêu cụ thể:
"2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
e)Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
3.Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn."
Dự giờ dạy và các hoạt động giáo dục, nhưng không cần kế hoạch của Hiệu trưởng, chỉ có giáo viên chủ nhiệm có quyền; giáo viên chủ nhiệm chỉ cần thông báo cho giáo viên bộ môn là có quyền dự giờ.
Quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của giáo viên chủ nhiệm, quy định cụ thể trong Điểm a, Khoản 2 Điều 29 Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT: Quyền của giáo viên, nhân viên: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
Tổ trưởng, tổ phó, không có quyền hạn, nhiệm vụ dự giờ giáo viên; muốn dự giờ của giáo viên phải có kế hoạch của Hiệu trưởng: Kế hoạch hội giảng, kế hoạch thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện... tất cả hoạt động này giáo viên đều biết trước.
Việc tổ trưởng, tổ phó dự giờ đột xuất giáo viên là biểu hiện sự lộng quyền, vượt cấp; thiếu hiểu biết về nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lan nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.
Vậy mà "Trong tổ có phân chia 2 nhóm rõ rệt. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn cùng một số giáo viên là một nhóm, nhóm còn lại là những giáo viên "cứng đầu" họ cũng sắp về hưu nên chẳng sợ gì.
Ai không vừa ý sẽ bị "thanh trừng", em còn trẻ nên họ nói gì em cũng đừng cãi, im lặng phục tùng cho qua". [1]
Trường học mà xảy ra hiện tượng "kinh hoàng" như thế này, quả là "không tin được dù đó là sự thật"; chỉ mong rằng hiện tượng này chỉ xảy ra đơn lẻ tại một trường học; dẫu vậy, ngành giáo dục nơi này cũng nên chấn chỉnh lại công tác quản lý của địa phương mình.
Làm sao để tổ trưởng, tổ phó không lộng quyền?
Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, đối với những giáo viên có tầm, có tâm, được anh chị em tín nhiệm, bài viết "Tổ trưởng chuyên môn, quyền rơm vạ đá" [2] đã nói hộ.
Vì thế, nhân sự tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong trường học nên giao cho các thành viên trong tổ công khai bầu chọn; hiệu trưởng ra quyết định công nhận.
Nếu tổ trưởng, tổ phó chuyên môn năm trước làm tốt, có uy tín, năm sau tất yếu được anh em tín nhiệm, bầu làm tiếp "nhiệm kì" nữa.
Có như thế, khi hoạt động, tổ chuyên môn mới đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.
Tôn trọng giáo viên, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn mới được giáo viên tôn trọng; được giáo viên trong đơn vị tôn trọng, đó là thành tích cao quý của người cán bộ quản lý nói chung, tổ chuyên môn nói riêng.
Mỗi giáo viên tự tôn trọng mình trước, bằng cách chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bài dạy; bớt đòi hỏi, tăng yêu thương trong mỗi tiết dạy, dù trực tiếp hay trực tuyến, chắc chắn sẽ nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp và xã hội, phần thưởng cao quý nhất của mỗi nhà giáo.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/co-nhung-tiet-du-gio-dot-xuat-dap-cho-chet-dong-nghiep-post222718.gd
[2]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/to-truong-chuyen-mon-quyen-rom-va-da-post222596.gd
- Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bỏ "Tiên học lễ..." có khác gì chưa trồng cây đã chặt hết gốc rễ? Bối cảnh thời đại mới, "Lễ" vừa là nền tảng đạo đức, văn hóa giao tiếp, là kĩ năng tư duy... Nếu hiểu được như thế, đâu nhất thiết cần phải bỏ "Lễ" mới phát triển giáo dục, khai phóng tư duy con người. Mấy ngày nay dư luận xã hội, đặc biệt là những người quan tâm đến giáo dục lại được...