Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu trưởng phải thay đổi
Ngày 5/3, tại Trường tiểu học Đoàn Kết, cụm các trường tiểu học Quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức hội thảo chuyên môn với chủ đề “ Trường học hạnh phúc” năm học 2020-2021.
Xây dựng Trường học hạnh phúc là một hành trình, chứ không phải là một điểm đến
Hạnh phúc là một hành trình
Tại hội thảo, lãnh đạo các trường đã làm rõ Trường học hạnh phúc và tiêu chí cơ bản của một Trường học hạnh phúc và làm thế nào để xây dựng Trường học hạnh phúc.
Cô Lê Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường tiểu học Sài Đồng chia sẻ 5 yếu tố để xây dựng Trường học hạnh phúc là: Tình bạn và các mối quan hệ trong nhà trường; môi trường học tập thân thiện, ấm áp; sự tự do, sáng tạo và gắn kết của học sinh; tinh thần đội nhóm và hợp tác; thái độ và đóng góp tích cực của giáo viên.
Trường học hạnh phúc là nơi mà thầy, cô giáo và học sinh thấy hạnh phúc trong quá trình dạy – học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau luôn được trân trọng, bồi đắp hằng ngày.
Từ kinh nghiệm thực tế, cô Hường trao đổi, trong quá trình kiến tạo “Trường học hạnh phúc”, Trường tiểu học Sài Đồng đã vận dụng sáng tạo cả lí thuyết, kinh nghiệm của một số nước khu vực Thái Bình Dương. Từ đó, vận dụng linh hoạt, sáng tạo với điều kiện của nhà trường; gắn với nhiệm vụ, các phong trào thi đua, các cuộc vận động “Dân chủ- Kỉ cương- Tình thương- Trách nhiệm”, ” Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, ” Xây dựng nhà trường văn hóa- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch”.
Video đang HOT
Cô Lê Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường tiểu học Sài Đồng thảo luận tại hội thảo
Cho rằng, hạnh phúc là một hành trình, chứ không phải là một điểm đến, cô Phạm Thị Khánh Ninh – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Ngọc Thụy chia sẻ, muốn có trường học hạnh phúc thì đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh phải được hạnh phúc.
“Học sinh là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của Trường học hạnh phúc, nên các em cần được quan tâm đầu tiên. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, chúng tôi đã tạo ra sự thay đổi trong tư duy giáo dục, bao gồm thay đổi về phương pháp giảng dạy, chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ” – cô Ninh trao đổi.
Trường học hạnh phúc: Không phải “Tảng băng trôi”
TS Ngô Xuân Hiếu tặng sách cho Trưởng Phòng GD&ĐT quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà (bên phải) và đại diện cụm các trường tiểu học trên địa bàn quận
Theo TS Ngô Xuân Hiếu – Phó Trưởng bộ môn Quản lý giáo dục và giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Trường học hạnh phúc là nơi hội đủ các yếu tố như: An toàn – Yêu tương – Tôn trọng – Được hiểu và có giá trị. Để xây dựng Trường học hạnh phúc, giáo viên và hiệu trưởng phải thay đổi, trước hết hiệu trưởng phải là người tiên phong.
Dẫn lại câu nói của một hiệu trưởng: Nếu bạn làm được điều gì đó, có thể chỉ là việc nhỏ nó sẽ tạo một sự thay đổi lớn, TS Ngô Xuân Hiếu cho rằng, với những giáo viên mà biết lắng nghe, thấu hiểu đồng hành, đóng vai và tạo được kết nối thì họ sẽ thấy hạnh phúc hơn.
Theo đó, mỗi trường có cách làm riêng, và sự lựa chọn riêng. Có trường lựa chọn tấm gương của giáo viên, đạo đức nhà giáo làm giá trị và chủ đề để triển khai xây dựng trường học hạnh phúc.
Cái mà các thầy cô nhìn thấy, đôi khi chỉ là “Tảng băng trôi”, vì thế chỉ những người trong cuộc mới biết thật sự biết cần gì và làm gì? Và một trong những sức mạnh nội lực chính là đoàn kết.
Lãnh đạo các trường phát biểu tham luận tại hội thảo
Trao đổi tại Hội thảo, Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà cho hay, Phòng đã tham mưu với UBND quận ban hành bộ tiêu chí và thang điểm về xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – hạnh phúc. Qua đó, nhằm hướng tới sự hài lòng của phụ huynh, học sinh đối với các nhà trường.
Sau hội thảo này, các trường sẽ có thêm kinh nghiệm để triển khai Trường học hạnh phúc. Đồng thời tiếp tục triển khai đến cấp THCS. “Tới đây, hội thi chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp THCS, sẽ có chủ đề về xây dựng, kiến tạo trường học hạnh phúc” – cô Hàcho biết, đồng thời nhấn mạnh: Muốn Trường học hạnh phúc thì thầy, cô giáo và học sinh đến trường phải được hạnh phúc.
Nghệ An sẽ xây dựng mô hình trường học hạnh phúc
Trường học hạnh phúc là một khái niệm mới được xây dựng dựa trên các tiêu chí nhằm xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc, không có bạo lực học đường và tất cả được đối xử thân thiện.
Chiều 15/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị chuyên đề "Xây dựng trường học hạnh phúc" với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Ông Đặng Tư Ân - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam giới thiệu về mô hình trường học hạnh phúc. Ảnh: MH
Hội nghị chuyên đề "Xây dựng trường học hạnh phúc" diễn ra sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc vận động Vì một trường học tập hạnh phúc. Trọng tâm mô hình này là "Trường học hạnh phúc - giáo viên hạnh phúc - học sinh hạnh phúc" với 3 tiêu chí cốt lõi: yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Liên quan đến mô hình này, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đã triển khai kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc với 3 tiêu chí cụ thể, căn cứ vào các tiêu chí về môi trường và phát triển cá nhân, dạy và học; tiêu chí về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.
Với ý nghĩa trên tại Hội nghị "Xây dựng trường học hạnh phúc", các đại biểu đã nghe ông Đặng Tư Ân - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu về chuyên đề "Mô hình trường học hạnh phúc, giải pháp nâng chất lượng giáo dục toàn diện".
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: MH
Qua đó, cung cấp cho các cán bộ, giáo viên về khái niệm của trường học hạnh phúc, cấu trúc của mô hình và nguyên lý hoạt động. Ngoài ra, phân tích về những bất cập trong các nhà trường hiện nay và đưa ra những giải pháp để vận hành mô hình hiệu quả trong thực tiễn. Đó là để xây dựng một môi trường hạnh phúc thì mọi người ở đó đều được sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Đồng thời, học sinh được phát triển toàn diện, trở thành chính mình, trong một môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình thương.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành cho rằng: Việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc có ý nghĩa quan trọng trong các nhà trường. Tuy nhiên, đây là một mô hình khó và ngoài sự nỗ lực của thầy và trò thì còn phải xây dựng được một môi trường thân thiện, an toàn, giàu tình yêu thương. Trước mắt phải xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Xây dựng trường học hạnh phúc có ý nghĩa để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: MH
Nghệ An là vùng đất học có truyền thống hiếu học, rất nhiều thầy giáo, cô giáo dạy học sinh bằng tình cảm, yêu thương và biết cảm hóa học trò, kể cả những học trò cá biệt. Vì vậy, với truyền thống này, lãnh đạo Sở cũng tin rằng, việc xây dựng trường học hạnh phúc sẽ được các nhà trường hưởng ứng với nhiều việc làm thiết thực và ý nghĩa.
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, khả thi, có thể dễ dàng làm ngay để xây dựng một môi trường giáo dục hạnh phúc. Ảnh minh họa/internet Trút bỏ áp lực Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc. Hiệu trưởng là...