Báo cáo chính trị trình Đại hội khóa XIII của Đảng nêu định hướng phát triển GDĐT: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài ”.
Ảnh minh họa.
Có thể nói đây là một điểm mới, trên cơ sở nhận thức giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, lần này Đảng nhấn mạnh cần phải tạo được sự “đột phá”. Bởi chính giáo dục, đào tạo là sứ mệnh phát triển của dân tộc, là hiện nay và tương lai của đất nước. Điểm mới này là kế thừa quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh “Đào tạo con người XHCN để xây dựng CNXH”.
Con người XHCN phát triển toàn diện trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là con người có sức khỏe , có lòng yêu nước, có đạo đức, có kỹ năng sống, có trách nhiệm công dân, có kiến thức hòa nhập cộng đồng quốc tế; trên cơ sở 5 nội dung theo như định hướng mà Đại hội XII đã nêu đó là: Đạo đức, nhân cách , lối sống , trí tuệ, năng lực làm việc .
Học sinh miền núi trong giờ thực hành.
Có thể nói, trong sự nghiệp đổi mới và bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay ở Việt Nam, con người là trung tâm của sự phát triển nên được đào tạo toàn diện, bao gồm: có lòng yêu nước nồng nàn từ yêu quê hương, yêu con người, yêu những giá trị tốt đẹp của dân tộc; có lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm, có ý chí phấn đấu; có lối sống giản dị vì cộng đồng; hành động cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có đủ sức khỏe về thể chất và tâm trí để phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo , kỹ năng sống và lao động để sống tốt cho bản thân, xã hội và hòa nhập được với cộng đồng quốc tế. Muốn được như vậy giáo dục cần tập trung vào một số biện pháp đột phá căn bản.
Từ việc nhìn thẳng vào sự thật, phân tích chính xác về thực trạng giáo dục, đào tạo hiện nay để thấy rõ cần tập trung giải quyết vấn đề gì vừa trước mắt, vừa cơ bản, lâu dài. Phải chăng cần quán triệt sâu sắc hơn lời căn dặn của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Dạy và học là nội dung cơ bản trong suốt quá trình giáo dục, đào tạo để hình thành nhân cách con người. Dạy và học như thế nào để phù hợp với truyền thống dân tộc và sự phát triển tư duy của thời đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện.
Như vậy, cần phải quan tâm đến mục tiêu, nội dung, chất lượng, phương pháp dạy và học ; đến chương trình học và nội dung sách giáo khoa ; đến đội ngũ quản lý và giáo viên, đến cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Phải làm sao phát huy được năng lực và tư duy sáng tạo của học sinh, của thế hệ trẻ, định hướng phát triển theo lý tưởng cách mạng và và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn cho dân tộc, đã tiếp tục được cụ thể hóa trong Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII.
Các em học sinh trong giờ thực hành tin học.
Giáo dục không chỉ của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của gia đình và các tổ chức khác tham gia vào hoạt động giáo dục con người toàn diện. Cho nên giáo dục con người toàn diện phải là nhiệm vụ của cả một hệ sinh thái bao quanh người học, bao quanh người được đào tạo.
Cần phải xây dựng từng bước một mô hình “giáo dục mở” trên cơ sở phát triển mô hình giáo dục “gia đình” và “nhà trường” chuyển sang “giáo dục xã hội ”; tức là toàn xã hội có trách nhiệm với giáo dục.
Như vậy, ngoài việc cần đổi mới từ môi trường giáo dục, nhiệm vụ của các nhà trường là xây dựng một môi trường dạy và học “mở” phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, từng loại hình, tạo không khí dân chủ, thân thiện giữa người dạy và người học. Dạy và học là một quá trình mang tính hướng dẫn, gợi mở, phát huy sáng tạo hơn là rập khuôn truyền đạt, áp đặt kiến thức.
Trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, cần có một chương trình đào tạo thích hợp, không máy móc rập khuôn mà cần định hướng phát triển theo năng lực, lứa tuổi, vùng miền.
Cần dựa trên trải nghiệm thực tiễn, sự phát triển của công nghệ để vận dụng vào quá trình đào tạo cũng như đánh giá chất lượng đào tạo thông qua những công cụ và biện pháp phù hợp.
Đánh giá không chỉ dừng lại ở kết quả học tập, mà còn đánh giá cả chính chương trình, để có ý thức theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp; đánh giá chất lượng giáo dục của giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục thông qua việc dạy tốt cả về nội dung, phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục, mang đến cho người học kiến thức toàn diện theo hướng giáo dục mở nhằm đào tạo ra con người XHCN, hòa nhập được với công dân toàn cầu và với thế giới số. Đó chính là nội dung và phương pháp giáo dục con người Việt Nam phát triển theo truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nhịp được với thời đại mà Đảng ta nêu ra trong Đại hội XIII vừa qua.
Vĩnh Phúc: Yên Lạc dẫn đầu kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2020-2021, đội tuyển dự thi học sinh giỏi huyện Yên Lạc đã đạt thành tích xuất sắc với 7 giải Nhất/9 môn thi và là địa phương dẫn đầu tỉnh về chất lượng giải.
Thí sinh làm bài tại Hội đồng thi thành phố Vĩnh Yên.
Thống kê của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2020-2021 cho thấy, 9 Phòng GD&ĐT tham gia với 1269 học sinh dự thi 9 môn thi, trong đó 81 thí sinh dự thi vượt cấp ở tất cả các môn thi. Huyện Vĩnh Tường có số lượng học sinh dự thi nhiều nhất là 168 học sinh, Tam Đảo là địa phương có số lượng học sinh dự thi ít nhất tỉnh, với 81 học sinh.
Kết thúc kỳ thi, Yên Lạc có số lượng giải Nhất đứng đầu tỉnh, đạt 7 giải; tỷ lệ giải/học sinh dự thi đạt 72,3% (đứng thứ 2 toàn tỉnh). Vĩnh Tường có tỷ lệ giải/học sinh dự thi cao nhất tỉnh, đạt 72,6%. Có 4 huyện, thành phố bằng nhau về số giải Nhất (6 giải) là: Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô.
Theo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, 9 Hội đồng thi được đặt ở 9 trường THCS các huyện, thành phố đều chuẩn bị đủ về cơ sở vật chất, hồ sơ và các điều kiện khác, đảm bảo cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Đề thi phân loại được học sinh và đánh giá được chất lượng công tác bồi dường học sinh giỏi của các nhà trường. Việc xếp giải được thực hiện nghiêm túc, lựa chọn được các học sinh xuất sắc để trao giải.
Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh được tổ chức hàng năm nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn trong các nhà trường; tạo tiền đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cống hiến trí tuệ xây dựng quê hương đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển" Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. GD-ĐT có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược này. Ảnh minh họa/internet Chia sẻ với Báo Giáo dục & Thời đại, bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên...
Tin mới nhất
Nhiều đại học tăng học phí, Bộ GD&ĐT yêu cầu công khai, giải trình mức tăng
16:42:48 17/04/2021
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học.
Nhiều giải pháp giúp học sinh lớp 5 bắt nhịp chương trình GDPT mới
16:42:43 17/04/2021
Để học sinh lớp 5 bắt nhịp với chương trình GDPT mới ở lớp 6, TP Cần Thơ triển khai nhiều giải pháp sáng tạo. Trong đó, chú trọng chuyển giao chất lượng cấp Tiểu học và THCS đảm bảo thực hiện Chương trình mới…
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phương thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển
15:10:55 17/04/2021
Bộ GD&ĐT đã công bố hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2021.
Công nhận kết quả dạy học trực tuyến: Giảm tình trạng “tự bơi”
15:08:55 17/04/2021
Thông tư quy định về dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên được coi là hành lang pháp lý, chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến.
Trường ĐH Mở Hà Nội: Tuyển sinh 17 ngành, với 3400 chỉ tiêu
14:59:30 17/04/2021
Năm 2021, Trường Đại học Mở Hà Nội dự kiến tuyển sinh 17 ngành đào tạo đại học hệ chính quy với 3.400 chỉ tiêu.
Mô hình bồi dưỡng giáo viên mới: Không thể thiếu vai trò giáo viên cốt cán
14:55:24 17/04/2021
Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán theo mô hình bồi dưỡng mới là hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: Kỹ năng để giành điểm cao bài thi môn Toán
14:51:30 17/04/2021
Hướng dẫn về phương pháp ôn tập, làm bài thi môn Toán cho học sinh lớp 12, thầy giáo Nguyễn Minh Đức, Tổ trưởng Tổ Toán - Tin, trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) có những trao đổi đáng chú ý.
Tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội: “Nóng” do chỉ tiêu tuyển sinh ít?
14:50:05 17/04/2021
Thi vào lớp 10 ở Hà Nội, nếu thí sinh chọn 1 nguyện vọng duy nhất thì có thể chọn 1 khu vực tuyển sinh bất kỳ không liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Giáo viên trường chuyên mách nước học, làm tốt bài thi Địa lý
14:47:36 17/04/2021
Cô Trần Thị Hồng Phương, giáo viên Trường THPT Chuyên Quốc học (Thừa Thiên Huế) chia sẻ lưu ý quan trọng khi học, ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý, tập trung vào nội dung địa lý tự nhiên.
ĐH Ngoại thương nói về việc xét tuyển kết hợp chứng chỉ IELTS, TOEFL
14:44:15 17/04/2021
Nhiều ý kiến băn khoăn việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ với điểm thi để xét tuyển đầu vào ở nhiều trường đại học liệu có phải là thiên vị không?
Điểm sáng dạy tốt, học tốt
14:40:12 17/04/2021
Trường tiểu học Xuân Ninh đóng trên địa bàn thôn Xuân Dục, xã Xuân Ninh (huyện Quảng Ninh), bao quanh trường là những cánh đồng lúa, ngô ngút tầm mắt.
Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh
14:36:35 17/04/2021
Gặt hái nhiều mùa vàng trên cánh đồng gieo chữ, cô Phạm Thị Phương Lê - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý - Nhà giáo ưu tú.
Triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến - nguồn lực tối quan trọng
14:25:53 17/04/2021
Tiếp tục triển khai dạy học trực tuyến (DHTT) thế nào, cần điều kiện gì để triển khai hiệu quả DHTT là vấn đề được đặt ra; đặc biệt khi hình thức này được công nhận chính thức từ Thông tư số 09 của Bộ GD&ĐT.
Cùng nhau nói tiếng Anh
14:21:12 17/04/2021
Together English Club (TEC - CLB cùng nhau nói tiếng Anh) vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 6. Đây là môi trường rèn luyện kỹ năng nghe - nói tiếng Anh lý tưởng cho các bạn trẻ ở TP Cần Thơ.
Khuyên học sinh cân nhắc việc thi vào cấp 3: Nói phải, củ cải cũng nghe!
14:18:57 17/04/2021
Học sinh (HS) học xong lớp 9 có nhiều hướng đi khác nhau, không phải tất cả đều thi và chen chân vào trường THPT công lập.
Ôn thi tốt nghiệp THPT cho HS dân tộc thiểu số: Giáo viên dày công "hổng" đâu lấp đó
14:15:55 17/04/2021
Việc giữ ổn định Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đã tạo tâm lý yên tâm cho thí sinh và nhà trường. Công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức kỳ thi cũng không có nhiều xáo trộn.
"Đưa trường học đến thí sinh": Có được đổi trường, đổi ngành học nếu không phù hợp?
14:14:39 17/04/2021
Chương trình Đưa trường học đến thí sinh đã diễn ra tại Trường THPT Vũng Tàu (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ 7 giờ 30 hôm nay (17-4).
Thầy cô "mách" cách ôn thi và làm bài đạt điểm cao môn Sử khi thi vào lớp 10
14:04:56 17/04/2021
Nếu không nắm chắc kiến thức cơ bản và khả năng loại trừ những phương án nhiễu các em dễ mất điểm oan, đặc biệt ở những câu hỏi chọn mốc thời gian và sự kiện.
Cô giáo trẻ ra đảo rèn bản lĩnh
13:59:26 17/04/2021
Năm 1991, cô Thắm theo gia đình đi làm kinh tế mới ở huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh).
Thầy cô "nhặt sạn" sách giáo khoa Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
13:57:30 17/04/2021
Chọn lựa văn bản đưa vào làm ngữ liệu giảng dạy trong trường học vô cùng khó khăn, đòi hỏi tâm sức của tác giả và thầy cô giáo.
Kết nối hợp tác quốc tế trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
13:47:54 17/04/2021
Kết nối hợp tác quốc tế trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) mở ra cơ hội lớn hơn cho người học trong việc lựa chọn hình thức du học tại chỗ với chi phí vừa phải.
Không dạy - học bậc trung học phổ thông theo tín chỉ, đổi mới còn nửa vời
13:45:19 17/04/2021
Nên chăng, Bộ sẽ thí điểm cho học sinh phổ thông ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông học theo tín chỉ giống như sinh viên các trường đại học, cao đẳng...
Tuyển sinh lớp 6: Thông tin mới nhất về các trường “hot” ở Hà Nội
13:39:15 17/04/2021
Một số trường ở Hà Nội đã đưa ra phương án tuyển sinh, chỉ tiêu năm học 2021-2022.
Dạy học STEM, thầy trò thiết kế mô hình nhà nổi
13:37:51 17/04/2021
Chiều 16/4, trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) tổ chức sinh hoạt chuyên đề Dạy học STEM cho tổ bộ môn Toán - Tin.
Ảnh hưởng dịch Covid-19, ít thí sinh quan tâm đến ngành học Du lịch
13:32:42 17/04/2021
Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua lĩnh vực nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cũng bởi vậy trong mùa tư vấn tuyển sinh năm nay rất ít thí sinh quan tâm tới những ngành ng...
Học trực tuyến mang lại ''lợi ích kép''
13:29:53 17/04/2021
Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên có nhiều điểm mới.
Vĩnh Phúc lùi thời gian thi tuyển sinh vào lớp 10
13:24:44 17/04/2021
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết định lùi thời gian tổ chức kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022.
Chú trọng giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh
13:18:05 17/04/2021
Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh, Công an tỉnh và Sở GD-ĐT vừa phối hợp tổ chức thành công hội thao giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) các trường THPT năm 2021.
2 học sinh tiểu học đảo Bình Ba: Nhặt được 12 triệu đồng trả người đánh mất
11:22:09 17/04/2021
Ngày 19-4, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học - THCS Bình Ba, xã Cam Bình, TP. Cam Ranh sẽ tuyên dương dưới cờ 2 học sinh: Nguyễn Văn Hưng (lớp 2/2) và Trần Minh Hiếu (lớp 3/1) về hành động đẹp nhặt được của rơi trả người đánh mất.
Thủ tướng ra Chỉ thị về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
11:20:40 17/04/2021
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021 diễn an toàn, nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi.