Xây dựng, phát hành và sử dụng sách giáo khoa từ kinh nghiệm quốc tế
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã chứng minh việc xây dựng, phát hành và sử dụng sách giáo khoa từ kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.
Sách giáo khoa ở Việt Nam được đánh giá là đã có hình thức, nội dung tiệm cận với quốc tế.
Theo GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam và nhóm nghiên cứu của Viện, sách giáo khoa chất lượng có thể hướng dẫn và thúc đẩy phương pháp giáo dục tích cực, giúp quá trình học tập hiệu quả hơn.
Thực tế nước ngoài
Yêu cầu xây dựng nguồn sách giáo khoa chất lượng của bất kì một nền giáo dục nào. Nghiên cứu của nhóm đã chỉ ra những nền giáo dục nổi tiếng về giáo dục như Phần Lan, Thượng Hải và Singapore là những nền giáo dục đầu tư nhiều vào việc phát triển sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc phát triển sách giáo khoa đỏi hỏi một quy trình phức tạp với rất nhiều bước từ việc xây dựng, sản xuất, phân phối sách cho đến cách sử dụng sách giáo khoa trong các lớp học.
Từ thực tế việc phát triển sách giáo khoa ở Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mĩ và một số nước đang phát triển, có điều kiện kinh tế xã hội gần với Việt Nam. Cho thấy, nền tảng của hầu hết các sách giáo khoa chất lượng là khung chương trình được tổ chức chặt chẽ, bao gồm nội dung về những gì học sinh được học và cách giảng dạy. Tầm nhìn và cách tiếp cận sư phạm cho mỗi sách giáo khoa ở mỗi môn học phải mạch lạc và nhất quán trong toàn bộ chương trình môn học đó.
Các mục tiêu giáo dục, việc thiết kế chương trình tổng thể hoặc chương trình môn học, và nội dung sách giáo khoa phải được cùng phát triển phù hợp, tương ứng với mức độ hiểu biết thực tế của học sinh tại mỗi giai đoạn. Sách giáo khoa quá tải về khái niệm và ngôn ngữ dễ dẫn đến những kết quả kém trong hoạt động của giáo viên và học sinh. Chương trình và sách giáo khoa quá tải với lối diễn đạt vượt quá khả năng tiếp thu và suy luận của học sinh sẽ khiến giáo viên khó có thể áp dụng được các hình thức dạy học tích cực.
Huy động sự tham gia của giáo viên có kinh nghiệm giúp cho người xây dựng chương trình và sách giáo khoa đảm bảo nội dung, cấp độ và thời gian phù hợp, để sách giáo khoa không trở nên quá tải. Từ việc soạn thảo các khung chương trình tổng thể và chương trình môn học, đến việc soạn sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy khác, cũng như việc phát triển chương trình giảng dạy nên có sự tham gia của nhiều chuyên gia và những người trực tiếp thực hiện việc giảng dạy sách giáo khoa mới.
Ảnh minh họa/ INT.
Video đang HOT
Một số trường hợp điển hình
Một trong những đặc điểm của sách giáo khoa Toán của Singapore là việc xây dựng hệ thống chủ đề giảng dạy ngắn gọn, tập trung, không dàn trải. Các sách giáo khoa cung cấp nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phần bài học và khối lượng kiến thức vừa đủ cho thời gian quy định cho việc học. Sách giáo khoa tại Singapore được công nhận là công cụ giúp đạt được các thành tựu về giáo dục và học thuật của đất nước này. Điều này một phần là do nền tảng chương trình tốt, trong đó có Chương trình môn Toán cấp tiểu học của Singapore. Chương trình môn Toán bao gồm các mô tả về các hoạt động dạy và học dự kiến.
Tương tự, tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phương pháp giảng dạy toán học “Mô hình – Chiến lược – Ứng dụng” được giới thiệu vào cuối những năm 1990 và được đưa vào trong chương trình tổng thể môn Toán để viết sách giáo khoa đã cho thấy kết quả học tập khác biệt đáng kể giữa các học sinh sử dụng sách giáo khoa mới và những học sinh học theo sách giáo khoa cũ (Wu, 2012). Những nội dung trong chương trình môn học này cũng giúp chỉ ra cho các nhà viết sách giáo khoa và nhà xuất bản sách giáo khoa lượng thời gian giới hạn cho phép cho hoạt động dạy và học với mỗi chủ đề/bài học.
Ở nhiều nước, quy trình thẩm định và phê duyệt được thực hiện dưới hình thức ẩn danh nhà xuất bản để đảm bảo công bằng khách quan. Tại Hong Kong, Trung Quốc, tất cả các bản in của sách giáo khoa được gửi không được chứa bất kỳ tên sách hoặc thông tin nào về nhà xuất bản, tác giả, cố vấn, v.v., để nâng cao tính khách quan và công bằng trong đánh giá sách giáo khoa (Cục giáo dục, Hồng Kông, Trung Quốc 2018). Việc duy trì bảo mật thông tin những bộ sách giáo khoa đề xuất sẽ giúp thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch giữa các bên.
Chi phí để có được sách giáo khoa không đơn giản được phản ánh qua chi phí đơn vị được tính toán cho 1 học sinh hoặc qua giá sách được niêm yết. Sách giáo khoa và cả các tài liệu học tập khác có chi phí sản xuất tương đối lớn và lặp lại định kỳ cho tất cả các hệ thống giáo dục. Hệ thống tổng thể về chi phí cho sách giáo khoa cần tính đến các yếu tố quan trọng bao gồm: Tuổi thọ của sách giáo khoa: sách càng tồn tại lâu, chi phí hàng năm đối với hệ thống giáo dục càng thấp; Số lượng sách giáo khoa cần thiết cho mỗi khối lớp; Sự cân bằng giữa số lượng sách giáo khoa có thể sử dụng lại và số lượng sách dùng một lần.
Trên thế giới, không có một mô hình cụ thể nào về mối liên quan giữa mức thu nhập quốc dân và chính sách của chính phủ liên quan đến giáo dục miễn phí. Mặc dù ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Châu Âu, và Bắc Mỹ, hầu hết các hệ thống cung cấp sách giáo khoa miễn phí cho tất cả học sinh ở các bậc học cơ bản, ở các nền kinh tế có thu nhập cao ở Châu Á như Hồng Kông – Trung Quốc và Singapore, chi phí sách luôn do cha mẹ chi trả. Dù theo hệ thống nào, hầu hết tất cả các quốc gia đều có thêm chính sách đảm bảo rằng các gia đình có thu nhập thấp nhất sẽ được hỗ trợ và cung cấp sách giáo khoa miễn phí. – GS Lê Anh Vinh
Mỗi bộ sách giáo khoa đều cụ thể hóa mục tiêu giáo dục toàn diện
Theo các giáo viên, mỗi bộ sách giáo khoa (SGK) đều mang thông điệp, bản sắc riêng và cụ thể hóa mục tiêu giáo dục toàn diện.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Trường tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong giờ lên lớp. Ảnh: NVCC.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới
Là giáo viên dạy lớp 1 nên đây là năm thứ 3 cô Bùi Thị Khuê - giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học An Lương (Văn Chấn, Yên Bái) dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Trong quá trình dạy học, cô nhận thấy các bộ SGK mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, trong đó có bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được thiết kế, trình bày khá hiện đại. Sách có nhiều hình ảnh sinh động, đẹp mắt, nội dung bài dạy hay và gắn với thực tiễn. "Tôi thấy học sinh biết đọc nhanh hơn so với trước" - cô Khuê nhìn nhận.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Trường tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) - cho hay: năm học này, nhà trường sử dụng bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, được biên soạn bởi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Bộ sách đã đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Đặc biệt giúp học sinh liên hệ tốt nội dung bài học với cuộc sống hàng ngày. Từ đó phát triển năng lực và các kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Bộ sách khơi gợi hứng thú cho học sinh qua những ngữ liệu đặc sắc, hình ảnh sắc nét, sinh động, phù hợp với cuộc sống hiện nay. Sách cũng lồng ghép rất nhiều hoạt động, trò chơi giúp học sinh hứng thú học hơn.
Học sinh Trường tiểu học Vĩnh Tuy hào hứng với SGK mới. Ảnh: NVCC.
"Ví dụ cuốn SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 được chia thành 6 chủ đề chính: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khỏe, Trái đất và bầu trời. Nội dung hoạt động học tập đa dạng, năng động, gắn liền với các vấn đề thực tế xung quanh, đặc biệt có các dự án học tập" - cô Ánh nhận xét.
Theo cô Ánh, với các chủ đề trên, học sinh được tham gia hoạt động học tập một cách tích cực và chủ động. Các em trải nghiệm thực tế, bước đầu làm quen với các kĩ năng nghiên cứu khoa học và phát triển năng lực toàn diện.
Bản sắc riêng
Lớp học của cô Bùi Thị Khuê - giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học An Lương và các học trò. Ảnh: NVCC.
Qua tập huấn, tự tìm hiểu, nghiên cứu và thực tế giảng dạy, cô giáo Lại Thị Trang - Tổ trưởng chuyên môn khối 2, Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng, Nam Định) nhận thấy, mỗi bộ SGK theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đều mang thông điệp và bản sắc riêng.
Các bộ sách đều cụ thể hóa mục tiêu giáo dục toàn diện, tuân thủ định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, gắn với chú trọng chuyển từ truyền thụ kiến thức, thành giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.
Qua đó, giúp các em kết nối kiến thức với cuộc sống, dẫn dắt học sinh khám phá cái mới. Giáo viên, tổ chức dạy học theo cách sáng tạo để gợi hứng thú cho người học; phù hợp với học sinh trên mọi vùng miền trong cả nước.
Về hình thức, sách được minh họa với hình ảnh đẹp, hấp dẫn với nhiều bối cảnh, màu sắc gần gũi, sinh động, kênh hình, kênh chữ rõ ràng để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Cô giáo Lại Thị Trang - giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông trong giờ lên lớp. Ảnh: NVCC.
Theo cô Trang, điểm khác biệt của SGK mới so với SGK hiện hành là, một số môn học như: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội,... các bài học được xây dựng các tuyến nhân vật xuyên suốt từ lớp 1 lên các lớp trên, giúp học sinh cảm thấy trang sách sống động, gần gũi, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập.
Hay như SGK Toán tiểu học có tuyến nhân vật xuyên suốt, gồm 4 bạn nhỏ là: Mai, Nam, Việt, Mi và một robot. Những nhân vật này sẽ cùng tham gia các hoạt động với học sinh và cùng "lên lớp" với các em.
"Cùng dạy về chủ đề: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, nhưng có sách cho học sinh khởi động bằng bài hát "Đi đường em nhớ", nhạc và lời Hoàng Văn Yến. Có sách lựa chọn chơi trò chơi "Đi theo đường tín hiệu an toàn giao thông". Có sách chọn trò chơi "Tham gia cuộc thi tìm hiểu các quy tắc an toàn giao thông"... Những câu chuyện để học sinh kể theo tranh minh họa và trả lời câu hỏi cũng đa dạng" - cô Trang bày tỏ, đồng thời chốt lại: Mỗi bộ SGK có những sáng tạo và nét độc đáo riêng.
Về cấu trúc và nội dung, cô Trang trao đổi, sách có một số điểm mới căn bản khi thiết kế các nội dung theo chủ đề thay vì tiết học. Cách tiếp cận này sẽ giúp giáo viên linh hoạt hơn trong giảng dạy tùy theo thực tế của lớp học.
Lợi thế từ sách giáo khoa mới Lợi thế từ sách giáo khoa mới được nhiều thầy cô khẳng định với sự đổi mới cả về hình thức và nội dung. Cô trong Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) trong giờ dạy học. Sách giáo khoa mới hấp dẫn học sinh hơn Theo cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn, huyện Hưng Hà...