Xanh hóa trường học
Nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, những năm qua, các trường học trong tỉnh đã chú trọng tạo cảnh quan, khuôn viên xanh, sạch, đẹp.
Nhiều trường còn tích cực chăm sóc và trồng mới nhiều loại cây xanh, rau xanh, vườn hoa, vừa tạo bóng râm, vừa giúp học sinh rèn kỹ năng sống, có ý thức bảo vệ môi trường và thêm yêu mến mái trường.
Vườn rau xanh của Trường Mầm non Edukids, TX Đông Triều.
Tới Trường THCS Suối Khoáng, TP Cẩm Phả hôm nay, điều mà chúng tôi ấn tượng đầu tiên chính là khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp, tạo ra một môi trường học tập thân thiện. Trong các lớp học, trường đều bố trí cây hoa đan xen, giúp mỗi học sinh hình thành thói quen chăm sóc cây, giữ gìn và bảo vệ môi trường, từ đó thêm yêu quý trường lớp.
Cô Nguyễn Thị Bích, Hiệu trưởng Trường THCS Suối Khoáng chia sẻ: Tất cả các lớp học của Trường đều đủ ánh sáng, thoáng đãng và được quyét dọn hàng ngày sạch sẽ. Trong khuôn viên nhà trường, chủ yếu trồng các cây tạo nhiều bóng râm như cây bàng, cây phượng. Nhờ tích cực trồng cây, đến nay, trường có hàng trăm cây xanh. Trong đó, có 59 cây bóng râm, 50 cây hồng, 20 cây mai vạn phúc và nhiều cây tiểu cảnh khác. Để rèn kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời giúp các em ý thức hơn về môi trường sống, hàng tháng, nhà trường đều tổ chức cho các em dọn vệ sinh, chăm sóc cây, hoa.
Em Nguyễn Phương Thảo, lớp 9A1, Trường THCS Suối Khoáng cho biết: “Em rất thích được chăm sóc, trồng cây xanh. Hoạt động này giúp chúng em có thêm nhiều trải nghiệm, từ đó có ý thức tích cực, tham gia vào hoạt động tập thể của lớp, của trường”.
Phụ huynh, giáo viên Trường THCS Suối Khoáng trồng mới cây xanh.
Video đang HOT
Còn tại Trường Mầm non Edukids, Đông Triều, để trẻ có thêm những trải nghiệm thú vị, đồng thời cung cấp thực phẩm sạch cho bữa ăn của trẻ, nhà trường đã tận dụng tối đa không gian bên ngoài để bố trí trồng rau xanh cho trẻ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Edukids, Đông Triều chia sẻ: Vườn rau xanh của nhà trường rộng khoảng 400 m2. Trường trồng các loại rau theo mùa. Mỗi tuần một lần, trẻ được các cô cho thăm quan, học cách chăm sóc, tưới cây, nếu thời tiết ấm áp, thuận lợi.
Bà Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng Phòng GD&ĐT TX Đông Triều cho hay: Việc xây dựng trường học xanh là một trong những nội dung mà ngành Giáo dục thị xã đang rất chú trọng. Riêng với các trường mầm non, ngành Giáo dục thị xã chỉ đạo tích cực cải tạo đất để làm vườn rau, vườn hoa, trồng cây ăn quả để tạo nguồn thực phẩm sạch, thêm vào khẩu phần ăn cho trẻ.
Xây dựng trường học xanh là một trong những tiêu chí, nhiệm vụ thường xuyên của các trường học trong tỉnh những năm học qua. Hoạt động này được tổ chức khá linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng trường, từng cấp học, được lồng ghép thực hiện, duy trì nền nếp trong chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hay thông qua các dịp trồng cây đầu năm mới, Tết âm lịch, trước thềm năm học mới, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, giáo dục STEM…
Bà Lê Thị Lan, Phó Phòng GD&ĐT TP Cẩm Phả cho biết: Hằng năm, vào dịp Tết trồng cây, Phòng GD&ĐT thành phố lại phát động các trường trồng cây xanh, tạo bóng râm. Mỗi năm, các trường học của thành phố đã trồng được hàng nghìn cây xanh.
Đặc biệt, triển khai Chương trình “Toyota chung tay xanh hóa học đường” do Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với tỉnh Quảng Ninh và Công ty Toyota Việt Nam phát động từ năm 2017, Quảng Ninh cũng được trồng 400 cây tại 3 trường tiểu học, THCS. Từ đó, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp cho các trường học.
Chương trình nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, đặc biệt là thanh, thiếu niên, học sinh trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, từ đó, tạo phong trào trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.
Đến với nhiều trường học ở Quảng Ninh hôm nay, ai nấy cũng đều nhận thấy rõ sự đổi thay về diện mạo, môi trường học tập. Chắc chắn, khuôn viên xanh, sạch, đẹp trong các nhà trường sẽ giúp các em học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong học tập, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
Đông Triều: "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" Trẻ có thêm nhiều cơ hội phát triển
Một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục mầm non (MN) TX Đông Triều trong 5 năm qua (2016-2020) là thực hiện thành công chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT).
Qua 5 năm thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường MN LTLTT", các trường MN trên địa bàn Đông Triều đã tranh thủ nguồn lực cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi; tổ chức các hoạt động trong lớp, ngoài trời khoa học, sáng tạo... góp phần nâng cao chất lượng dạy-học, giúp trẻ phát triển theo hướng toàn diện.
Đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2019, năm học 2020-2021 Trường MN Edukids là năm học thứ 2 của nhà trường với 12 nhóm lớp, 224 cháu (tăng 3 nhóm lớp, 53 cháu so năm học trước). Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành, cơ sở vật chất khang trang, môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Phụ huynh học sinh đã quan tâm hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ và ý thức trách nhiệm cao...
Tiết học tìm hiểu khai thác than của cô trò Trường MN Edukids.
Trong quá trình giảng dạy, nhà trường luôn thực hiện tốt chương trình GDMN, tập trung chỉ đạo đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực GV đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động CSGD trẻ, quan tâm đến chất lượng chương trình mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Triển khai thực hiện chuyên đề "Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non", đặc biệt thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường MN LTLTT" nhà trường đã quyết tâm cải tạo, xây dựng môi trường vật chất xã hội bên ngoài lớp học tạo điều kiện để trẻ phát huy năng lực, hình thành thói quen và hành vi tốt. Môi trường bên ngoài lớp học vừa làm đẹp nhà trường, vừa tạo điều kiện cho trẻ cùng nhau vui chơi, khám phá, từ đó tự tin, mạnh dạn, phát triển các kỹ năng, phẩm chất tích cực...
Trong 5 năm qua, ngành giáo dục Đông Triều đã tham mưu cho TX chính sách đầu tư lâu dài, ưu tiên dành quỹ đất, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường MN nhằm đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường MN LTLTT và tiêu chí xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia. Như: xây mới trường MN Hoa Lan; đầu tư xây thêm phòng học (MN Kim Sơn, Hưng Đạo, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây...); mở rộng diện tích sân, vườn đối với các trường có khuôn viên hẹp (MN Hưng Đạo, Sao Mai, Hoa Mai...); tu sửa, quy hoạch lại khu sân vườn trường (MN Họa Mi, Tràng Lương, Đức Chính...).
Các trường mầm non huy động các nguồn lực từ tiết kiệm chi tiêu ngân sách đến xã hội hóa kinh phí, nhân công nhằm đầu tư cải tạo, xây mới, tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện: Chương trình điều hòa cho em; sân chơi có mái che; thiết bị đồ dùng đồ chơi...
Kết quả huy động: 100% các trường mầm non đã có điều hòa trong các phòng học, 58/58 điểm trường sân có mái che, 100% các nhà trường đều có thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời, trong lớp đảm bảo yêu cầu. Trong 5 năm, tổng kinh phí đầu tư cho thực hiện chuyên đề trên 124 tỷ đồng.
Các trường đã tận dụng được tối đa không gian bên ngoài để bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động, tạo được hình ảnh và ấn tượng riêng của trường. Mô hình trồng rau xanh cung cấp rau sạch cho bữa ăn hàng ngày, cũng như cho trẻ trải nghiệm thực tế ở Trường MN Edukids.
Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, không có cách học nào tốt hơn là thông qua các trò chơi. Với việc trang bị nhiều đồ chơi, khu vui chơi, các trường mầm non trên địa bàn TX Đông Triều đã tạo mọi điều kiện để trẻ "học bằng chơi, chơi bằng học" trong môi trường an toàn.
Các trường đã tận dụng được tối đa không gian bên ngoài để bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động, tạo được hình ảnh và ấn tượng riêng của trường; các trường đã quan tâm đến việc đầu tư thiết kế các góc; khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch gọn, hợp lý, đảm bảo tính an toàn, thân thiện, phù hợp với diện tích và đặc điểm của từng trường và với đặc thù vùng miền của từng xã, phường trên địa bàn thị xã.
Các góc, khu vực hoạt động ngoài trời được xác định rõ ràng (khu vận động, cửa hàng rau quả, vườn cổ tích; góc chơi cát, nước, góc thiên nhiên, khu vực sân chơi một số trò chơi nhóm, chơi đồ chơi dân gian, có khu vực vườn hoa, vườn cây, vườn rau, thảm cỏ,...) bố trí phù hợp và mới lạ.
Nhiều khu trải nghiệm đẹp mắt, ấn tượng được phụ huynh đồng thuận chia sẻ và giúp đỡ, hỗ trợ nguyên liệu cho cô và trẻ hoạt động như; Khu trải nghiệm về các làng nghề phổ biến của địa phương như làm Gốm sứ; Trồng lúa nước; chăn nuôi cá;
Khu vui chơi với cát, nước đầy sáng tạo và có tính năng sử dụng cao đó là khám phá sự chuyển động của nước... nhiều trường tuy không gian diện tích chật hẹp nhưng đã có những ý tưởng độc đáo đầy tính sáng tạo làm khu vườn rau thổ canh, thủy canh và khí canh tự tạo vừa đẹp, vừa phù hợp với điều kiện không gian, trẻ được tham gia trải nghiệm thuận tiện, hứng thú khi chơi...
Cũng từ việc thực hiện chuyên đề, CBGV MN được bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được thực hiện thường xuyên hơn... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy, giúp trẻ phát triển theo hướng toàn diện.
Cô giáo khuyết tật giàu nghị lực Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2001, cô giáo trẻ Vũ Bình Yên nhận công tác về dạy học tại Trường THPT Bình Liêu, một ngôi trường vùng cao của tỉnh. Từ năm 2007 đến nay, cô chuyển sang công tác tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám, TX Đông Triều. Cô Vũ Bình Yên, SN 1978, giáo viên dạy môn...