WP 7.8: Sai lầm hay là mưu đồ của Microsoft?
Cuối cùng thì phiên bản Windows Phone 8 được nhiều người trông đợi đã có màn ra mắt của mình với nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn so với các phiên bản trước đó như hỗ trợ chip đa lõi, hỗ trợ thẻ nhớ trình duyệt IE 10, tích hợp Skype, ví điện tử mới….
Trong khi rất nhiều người vui mừng, háo hức với những tính năng mới thì cũng có một phần lớn người yêu thích nền tảng di động của Microsoft phải cau mày khi mà hãng phần mềm lớn nhất thế giới tuyên bố rằng tất cả các điện thoại đang chạy Windows Phone hiện tại sẽ không thể nâng cấp lên Windows Phone 8.
Theo đó, thay vì cho phép nâng cấp trực tiếp lên Windows Phone 8 thì Microsoft lại giới hạn nâng cấp dành cho người dùng smartphone chạy hệ điều hành của mình lên phiên bản 7.8. Về cơ bản thì Windows Phone 7.8 chì có màn hình khởi động mới cùng như một số tính năng người dùng tương tự như Windows Phone 8. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Lumia, HTC Titan hay Samsung Focus sẽ không thể cập nhật lên được Windows Phone 8. Động thái của Microsoft được coi là đòn giáng mạnh vào người dùng lẫn các nhà sản xuất phần cứng cho nền tảng này. Liệu rằng đây có phải là cách làm đúng hay là một nước đi sai lầm của ông chủ Windows hay còn điều gì ẩn giấu sau đó?
Nguyên do
Không phủ nhận Microsoft có lý do để làm như thế khi mà Windows Phone 8 là cả một sự cách tân lớn đối với những phiên bản trước đó. Nhờ những tính năng mới được thêm vào, Windows Phone 8 như lột xác, gọn gàng nhưng vẫn đầy sức mạnh. Và để có thể chạy được phiên bản hệ điều hành này của Microsoft tất nhiên một phần cứng đủ mạnh là điều cần thiết. Đó chính là lý do rất xuôi tai và hợp lý để cho hãng này đã mạnh tay đoạn tuyệt với tất cả những smartphone Windows Phone hiện tại nhằm đảm bảo trải nghiệm của người dùng trên Windows Phone 8 được tốt hơn.
Cách thực hiện sai lầm
Lý do là điều có thể hiểu được nhưng thật khó để có thể đồng tình với cách làm quá “phũ” của Microsoft trước thực trạng Windows Phone đang phải rất vất vả để tranh giành thị phần với Android, iOS hay thậm chí là cả Symbian. Thay vì tạo ra một phiên bản Windows Phone 8 cắt giảm đi các tính năng ít quan trọng hơn nhằm thỏa mãn người dùng thì công ty của Bill Gates lại chỉ đưa ra phiên bản Windows Phone 7.8 cho các dòng máy cũ. Có thể coi đây là một nước đi sai lầm của Microsoft gây cho người dùng rất nhiều hụt hẫng. Thực ra hai cách làm trên là khá giống nhau về bản chất và mục đích, khác nhau dễ nhận thấy nhất giữa chúng là kết quả.
Xét trên những quan điểm của người dùng thì rõ ràng một phiên bản Windows Phone 8 rút gọn sẽ gây ra ít hiệu ứng hơn hẳn so với Windows Phone 7.8 bởi cho dù Windows Phone 7.8 đã cố gắng mang đến cho người dùng trải nghiệm tương tự như Windows Phone 8 nhưng cách đặt tên của Microsoft lại đem đến khá nhiều rủi ro. Trong suy nghĩ của người dùng cũng như tâm lý chung thì một phiên bản Windows Phone 7.8 hay thậm chí là 7.9 dù có giống Windows Phone 8 đến đâu đi nữa nhưng vẫn không thể tốt bằng được phiên bản 8.0 nhất là khi Windows Phone 8 là cả một sự cách tân lớn so với những phiên bản trước đó. Do vậy mà nếu phải chọn lựa giữa phiên bản 7.8 khá giống với 8.0 và phiên bản 8.0 rút gọn thì phần nhiều chúng ta sẽ thích cái tên 8.0 rút gọn hơn dẫu cho 8.0 rút gọn và 7.8 là hoàn toàn giống nhau.
Hãng phần mềm này hoàn toàn có thể chỉnh sửa giao diện Windows Phone 7.8 sao cho giống với Windows Phone 8 đồng thời thêm vào một vài tính năng không quan trọng sau đó gọi chúng bằng một cái tên dễ nghe hơn là “Windows Phone 8 rút gọn” để khiến người dùng cảm thấy dễ chịu hơn ít nhất là về cảm giác. Cách làm này không phải là mới nhưng chỉ có điều là Microsoft đã quá bảo thủ hoặc cố tình không nhận ra để rồi phải đối mặt với vô số rắc rối.
Những hiệu ứng
Cách làm của Microsoft hiển nhiên đem đến rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Hiệu ứng đầu tiên đó là niềm tin người dùng sẽ bị ảnh hưởng. Chắc hẳn sẽ khó có một người dùng nào đang sử dụng một chiếc điện điện thoại Windows Phone vẫn có thể mỉm cười sau sự chào đời của phiên bản Windows Phone 8.0. Chiếc điện thoại Lumia họ mới mua không lâu nay lại trở nên lỗi thời khi không được nâng cấp lên Windows Phone 8.
Video đang HOT
Việc mất niềm tin đối với người dùng có thể coi là một điều cấm kị đối với mọi nền tảng không riêng gì với Windows Phone bởi ngay cả những hệ điều hành lớn khác đang ở chiếu trên so với Windows Phone cũng không dám làm như vậy: Apple luôn cố gắng làm tốt trong việc đảm bảo những smartphone cũ cả mình có thể cập nhật được iOS mới nhất dù cho kết quả không phải là quá hoàn hảo trong khi việc cập nhật Android dù chậm tới mức khó chịu những cũng không đến nỗi bị dội một gáo nước lạnh như người dùng Windows Phone.
Từ việc mất niềm tin đối với Microsoft, người dùng sẽ do dự hơn trong việc sắm sửa một smartphone chạy Windows Phone sau này khi mà chẳng có gì có thể đảm bảo được rằng Microsoft sẽ không “đem con bỏ chợ” lần thứ hai. Nói không ngoa thì Microsoft đã làm Windows Phone trở nên kém hấp dẫn hơn sau tuyên bố này.
Mặt khác, thông tin các dòng máy cũ sẽ không thể chạy được Windows Phone 8 cũng sẽ ảnh hưởng tới những người đang có ý định mua điện thoại chạy nền tảng di động của Microsoft. Nhiều khả năng, phần lớn trong số họ sẽ trì hoãn việc mua điện thoại mới để chờ đến khi những sản phẩm smartphone Windows Phone 8 mới được ra mắt. Đó sẽ là một khoảng thời gian khá lâu để cho iOS và Android lại tiếp tục bỏ xa Windows Phone. Trong trường hợp không đợi được thì rất có thể họ sẽ chuyển sang một nền tảng khác, điều mà Microsoft hoàn toàn không hề muốn xảy ra một chút nào. Đặc biệt là khi iPhone 5 đang rục rịch ra mắt người dùng còn Galaxy S III thì đang làm mưa làm gió trên thị trường. Kết quả thì chắc hẳn bạn đọc cũng sẽ đoán ra được phần nào: Cuộc chạy đua giành thị phần của Windows Phone sẽ trở nên cam go và khó khăn hơn rất nhiều bởi ít nhất là trong thời gian này bởi doanh số và thị phần của Windows Phone sẽ chững lại trong một khoảng thời gian.
Thời điểm này Galaxy S III đang mặc sức tung hoành còn iPhone 5 cũng đang gấp rút để ra mắt.
Từ việc làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng, Microsoft cũng đang gián tiếp đâm một nhát dao sau lưng Nokia, đối tác thân thiết của hãng này. Công ty điện thoại Phần Lan đã gần như đặt cược tất cả vào nền tảng của Microsoft để rồi nhận lại là trái đắng. Cho đến khi thế hệ smartphone Windows Phone mới của Nokia ra mắt thì dòng Lumia hiện tại đã không còn nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng nữa. Chúng ta nên nhớ rằng lượng tiền mặt của Nokia là không nhiều và để có thể trụ được cho tới khi ra mắt smartphone Windows Phone 8 mới là một điều rất khó khi mà Lumia đã không còn hút hàng như trước nữa do không thể nâng cấp lên Windows Phone 8. Điều này có thể dẫn đến doanh số sụt giảm của Nokia và nhiều khả năng là công ty này sẽ bị mua lại. Tình cảnh của Nokia hiện giờ vốn đã khó khăn nay lại càng trở nên khó khăn hơn, đáng buồn hơn cả là khó khăn không phải đến từ bên ngoài mà lại được gây ra từ chính đối tác của mình.
Nokia và Microsoft đang là đối tác thân thiết của nhau trong việc phát triển nền tảng Windows Phone.
Lùi lại một bước để nhìn nhận rõ hơn vấn đề, chúng ta có thể mường tượng được mưu đồ muốn thâu tóm Nokia của Microsoft khi chỉ bằng tuyên bố với Windows Phone 7.8 thôi hãng phần mềm lớn nhất thế giới đang đẩy đối tác của mình xuống sâu hơn nữa trong đáy tăm tối cũng như gần hơn một bước tới bờ vực của sự phá sản. Khi đó Microsoft sẽ có thể vung lượng tiền khổng lồ của mình ra để mua lại Nokia với cái giá rất rẻ qua đó củng cố thêm tham vọng lấn sân sang lĩnh vực di động hay cao hơn nữa là trở thành một Apple thứ hai. Tuy vị thế của hãng điện thoại Phần Lan đã không còn được như xưa nhưng tên tuổi mà Nokia đã tạo dựng được trong lĩnh vực di động vẫn là thứ mà Microsoft đang vô cùng thèm muốn. Có được Nokia với cái giá rẻ như cho có thể đang là điều mà Microsoft luôn khao khát bởi lĩnh vực di động còn quá mới đối với công ty này và khả năng sản xuất phần cứng của họ chắc chắn là không thể mạnh bằng Nokia để tự sản xuất thiết bị của riêng mình.
Phải chăng Microsoft đang âm mưu thâu tóm Nokia?
Xa hơn nữa từ những gì Microsoft đối xử với Nokia, ta cũng có thể nhận thấy việc các nhà sản xuất điện thoại còn đang khá e dè với Microsoft. Mới đây thông tin về những nhà sản xuất điện thoại Windows Phone 8 đã được công bố mà chúng ta chỉ thấy 4 cái tên bao gồm Nokia, Samsung, HTC và Huawei. Điều này khiến chúng ta đặt ra suy nghĩ rằng Microsoft đang nhận được sự hắt hủi từ phần lớn các nhà sản xuất còn lại khi mà động thái đoạn tuyệt với nền tảng cũ đã và đang gây ra khá nhiều hậu quả.
Kết
Thật khó để có thể biết được Miccrosoft đang thực sự muốn gì và làm gì nhưng điểu rõ nhất chúng ta có thể thấy đó là tham vọng bành trướng của hãng phần mềm này trong thế giới di động, lĩnh vực mà Microsoft đang mới chỉ chập chững bước những bước đi đầu tiên. Rõ ràng là với tiềm lực tài chính rất mạnh cũng như kinh nghiệm phát triển phần mềm, không khó để ông lớn này có thể hiện thực hóa tham vọng của mình. Tuy nhiên kịch hay còn chờ ở phía sau và hãy cùng chờ đợi…
Theo vietbao
Những thành công và thất bại đáng nhớ của Microsoft
Máy tính bảng Surface không phải là nỗ lực đầu tiên của Microsoft trong lĩnh vực phần cứng. Trước đó hãng phần mềm này cũng đạt được một số thành công và gặp không ít thất bại trong mảng kinh doanh này.
Thành công:thiết bị cảm ứng chuyển động Kinect (2010)
Thiết bị cảm ứng chuyển động dùng cho máy chơi game Xbox 360 cho phép người dùng điều khiển và tương tác với game mà không dùng đến bộ điều khiển. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng thực tế của thiết bị đã vượt khỏi phạm vi trò chơi. Người dùng có thể sử dụng Kinect để tìm chìa khóa hay điện thoại thất lạc, nơi đậu xe.
Thành công: Máy chơi game Xbox 360 (2005)
Xbox 360 là máy chơi game bán chạy nhất trên thế giới vào năm 2012. Sự thành công của nó có phần đóng góp của thương hiệu game độc quyền Halo, thiết bị cảm ứng chuyển động Kinect, và khả năng truy cập vào dịch vụ đa phương tiện.
Thành công: bàn phím Microsoft Natural Ergonomic 4000 (2005)
Microsoft đã đạt được thành công rực rỡ với bàn phím có thiết kế vô cùng thoải mái này, được giới thiệu vào năm 2005. Kiểu thiết kế các phím trung tâm to, hai bên dãy phím lõm, cách bố trí các phím tạo cảm giác thoải mái cho người dùng, giảm các chuyển động lặp lại. Bàn phím cũng gồm các phím chức năng chuyên biệt như khởi chạy ứng dụng, phóng to thu nhỏ...
Thành công: cần gạtMicrosoft SideWinder (1999)
Quay trở lại năm 1999, cần gạt Microsoft SideWinder đã giúp tạo ra những trải nghiệm game thú vị với giá hợp lý. SideWinder được phát hành nhằm cạnh tranh với những loại cần gạt đắt tiền của Saitek, Thrustmaster và Logitech.
Thất bại: Kin Phone (2010)
Kin Phone được đánh giá là một trong những sản phẩm có kiểu thiết kế tồi nhất mọi thời đại. Microsoft Kin o­ne và Kin Two mạnh hơn so với các điện thoại thông thường nhưng không thể sánh với các điện thoại thông minh. Tuy nhiên, Kin Phone lại có giá ngang ngửa các mẫu điện thoại thông minh có trên thị trường thời điểm đó. Sau 2 tháng ra mắt, với kết quả kinh doanh quá thấp, Microsoft quyết định khai tử Kin Phone.
Thất bại: Windows Slate With Windows 7 (2010)
HP, Fujitsu, Dell, Motion, Samsung, ViewSonic đã không thành công khi phát hành máy tính bảng chạy Windows 7. Howard Locker, Giám đốc công nghệ Lenovo, cho biết Windows 7 được xây dựng trên mô hình tương tự năm 1985, giao diện hệ điều hành này chỉ phù hợp với việc sử dụng chuột và bàn phím. Lenovo đã hủy bỏ kế hoạch phát triển tablet Windows 7 năm 2010.
Thất bại: Tablet PC (2002) UMPC (2006)
Máy tính bảng được xem là lĩnh vực khá xa vời đối với Microsoft. Vào năm 2002, công ty này đã công bố máy tính bảng Tablet PC (hình) cho phép người dùng viết, vẽ với cây bút số. Năm 2006, hãng công bố mẫu máy tính cá nhân siêu di động (UMPC). Tuy nhiên cả hai mẫu sản phẩm này không để lại nhiều dấu ấn trên thị trường.
Thất bại: máy nghe nhạc Zune (2006)
Microsoft đã trình làng máy nghe nhạc Zune và Marketplace nhằm cạnh tranh với iPod và iTunes của Apple. Tuy nhiên, vài tháng sau đó, Apple tung ra iPhone, iPod trang bị màn ảnh rộng có khả năng gọi điện và lướt web.
Mặc dù máy nghe nhạc Zune và người tiền nhiệm ( Zune HD) được các chuyên gia đánh giá cao, nhưng vào năm 2011 Microsoft vẫn quyết định kết liễu Zune để tập trung phát triển Windows Phone.
Thất bại: đồng hồ MSN Direct(2003)
Bill Gates đã ra mắt những đồng hồ này tại Triển lãm điện tử tiêu dùng. Mẫu đồng hồ do Tissot, Suunto và Fossil chế tạo, chúng có khả năng hiển thị thông tin như tin tức, giá cổ phiếu, thời tiết, trình trạng giao thông.
Tuy nhiên, do thiết kế cồng kềnh, không như đồng hồ đeo tay truyền thống, và các thông tin hiển thị mà người dùng có thể dễ dàng tìm thấy bằng các thiết bị khác, nên vào năm 2009 Microsoft thông báo ngừng bán mẫu đồng hồ này và các dịch vụ cung cấp thông tin.
Thất bại: WebTV
Giữa những năm 1990, WebTV đưa Internet đến TV người dùng thông qua các hộp giải mã, bộ điều khiển từ xa và bàn phím. Sản phẩm này được đánh giá là đi trước thời đại. Năm 1997, Microsoft mua WebTV, sau đó đổi tên dịch vụ thành MSN TV, nhưng không thu hút được khách hàng. Hãng không còn bán thiết bị nữa nhưng vẫn duy trì hỗ trợ các khách hàng thuê bao dịch vụ.
Theo vietbao
Microsoft "hất cẳng" Nokia với Windows Phone 8 Mới đây, Microsft đã chính thức giới thiêu hê điêu hành Windows Phone 8. Đông thái này như môt hành đông bỏ rơi Nokia và các nhà sản xuât Windows Phone hiên nay, khi những sản phâm này không thê nâng câp lên hê điêu hành mới. Tìm vận may mới Nhiêu chuyên gia cho rằng, Microsoft môt lân nữa lại muốn thử...