Microsoft biến bạn thành thù vì tablet Surface
Nếu như máy tính bảng Surface thành công lớn, các đối tác Windows 8 của Microsoft liệu có còn chỗ đứng?
Không bình luận
Sau sự kiện Microsoft công bố dòng máy tính bảng Surface ngày hôm qua, hầu hết các đối tác phần cứng kỳ cựu, lâu năm của Microsoft đều đưa ra những lời khen lịch sự nhưng vô cùng kiệm lời dành cho sản phẩm này.
Họ còn có thể phản ứng thế nào khác được cơ chứ? Với những công ty như HP hay Acer, vốn lệ thuộc nhiều vào Microsoft và hệ điều hành Windows, sự ra đời của Surface chẳng khác gì một đòn giáng trúng mặt.
Ở cấp nhẹ nhất thì Surface giống như một lời bình luận từ phía Microsoft rằng các nhà sản xuất thiết bị chuyên nghiệp (OEM) hoàn toàn bất lực trong việc xâm nhập thị trường máy tính bảng. Còn ở cấp độ nặng nhất thì Microsoft có ý thâu tóm một vị trí thống trị, gần như không chừa lại chỗ trống cho ai khác.
“Nước cờ này giống như một sự phủ quyết niềm tin, và các đối tác của Microsoft cảm thấy họ bị thách thức”, nhà phân tích Jan Dawson của hãng nghiên cứu Ovum bình luận.
Bom tấn hay bom xịt?
Với một lịch sử phần cứng phức tạp của Microsoft với những bom tấn như Xbox 360 xen lẫn bom xịt như Zune, thật khó để đoán định về tương lai cho Surface. Nhưng công bằng mà nói, mẫu máy tính bảng trang bị màn hình góc rộng 10,6 inch, vỏ ma-giê kim loại, có giá đỡ tích hợp và vỏ bảo vệ bàn phím siêu mỏng đi kèm… này đã tạo được sự phấn khích lớn và thích thú từ giới truyền thông, điều mà bình thường chỉ có các sự kiện của Apple mới làm được.
Video đang HOT
Một số chuyên gia cho rằng, có thể Microsoft quyết định tự mình nhảy vào thị trường tablet chỉ xuất phát từ việc cơ hội kinh doanh tại đây là “quá lớn để có thể bỏ qua”, và đại gia phần mềm đã bắt đầu thừa nhận cái gọi là kỷ nguyên hậu PC. Thay vì để cho các hãng khác ăn lẹm vào mảng kinh doanh PC truyền thống của mình, Microsoft cho thấy họ sẵn lòng tự làm việc đó thì hơn.
Những dự báo về tăng trưởng càng củng cố thêm sự nhiệt tình nhập cuộc của đại gia phần mềm. Đến năm 2013, gần một nửa số người dùng Internet tại Mỹ sẽ sở hữu máy tính bảng, so với con số gần 1/3 hiện nay. Dù iPad hiện vẫn là sản phẩm nổi bật nhất nhưng giới phân tích đều tin rằng, bom tấn của Apple sẽ sớm mất thị phần vào tay các tân binh mọc lên như nấm sau mưa.
Vấn đề lớn nhất mà Microsoft gặp phải hiện nay chính là tình thế tiến thoái lưỡng nan của các đối tác phần cứng. Hiện tại, gần như tất cả các tablet đối đầu với iPad trên thị trường đều đang dùng hệ điều hành Android, nhưng cũng từng ấy khuôn mặt chưa có được sự thành công nào đáng kể.
Bạn hay thù?
Motorola Xoom đã xịt hơi một cách thảm hại với tư cách tablet Android 3.0 đầu tiên lên kệ. TouchPad dùng hệ điều hành WebOS của HP cũng bị khai tử ngay trước khi có cơ hội tự đứng trên hai chân của mình. RIM buộc phải đại hạ giá BlackBerry PlayBook để tăng doanh số. Tính năng nổi bật nhất của Amazon Kindle Fire không phải là thiết bị này có thể làm-được-gì, mà là ở mức giá 200 USD của nó. Nhưng ngay cả mức giá này cũng không đủ để duy trì cho đà tiêu thụ Kindle Fire được lâu. Asus Transformer Prime là một mẫu máy tính bảng thú vị, nhưng nó lại thiếu đi sức hấp dẫn đối với số đông.
Trong bối cảnh ấy, nhiều hãng đã từng đặt trọn hy vọng vào Windows 8. Nhưng giờ đây, khi chứng kiến Surface ngấp nghé lên kệ, liệu sự nhiệt tình đó còn được bao nhiêu?
Một số tin đồn cho hay LG đã hoãn mọi nỗ lực tablet của mình để dồn sức cho mảng smartphone. Acer, HP từ chối bình luận, Samsung và HTC chưa đưa ra bất cứ ý kiến nào, chỉ có Lenovo và Dell là tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Windows 8 mà thôi.
Có vẻ như các hãng sẽ giữ thái độ im lặng chừng nào họ chưa “tiêu hóa” nổi thông tin về Surface.
Một lập luận khả thi mà các đối tác phần cứng có thể đưa ra là việc Microsoft chưa có uy tín hay chứng tỏ được mình trong lĩnh vực phần cứng. Vì vậy, người dùng và doanh nghiệp vẫn nên mua phần cứng từ các nhà sản xuất chuyên nghiệp và sử dụng phần mềm do Microsoft phát triển, một chuyên gia bình luận.
Theo vietbao
Cần xử lý nghiêm những "biến thịt lợn tai xanh thành thực phẩm"
Mấy ngày qua dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước thông tin lực lượng chức năng Hà Nội vừa triệt phá đường dây tiêu thụ lợn bị bệnh tai xanh tại thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, Chương Mỹ. Tại sao việc tồn tại lò mổ này, cũng như việc hơn 10 ngày nay chủ hộ Nguyễn Bá Trọng thu gom lợn bị dịch bệnh tai xanh bán kiếm lời mà không ai hay biết?
Vào ngày 1/6, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đã có công điện gửi đến một số cơ quan chức năng liên quan trong đó có Công an TP Hà Nội. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo dịch bệnh tai xanh ở lợn đã bùng phát tại 5 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hòa Bình. Trong đó, trên địa bàn TP Hà Nội, dịch tai xanh đã xuất hiện tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Sơn Tây.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này, phải tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành, nghiêm cấm việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn từ những nơi có dịch, không rõ nguồn gốc, nghi bị dịch, ra vào thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cơ sở sản xuất mắm tép, ruốc... 209 Nguyễn Khoái.
Được sự chỉ đạo của Công an thành phố, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Trung tá Nguyễn Văn Hiển, Đội trưởng Đội 3 đã chỉ đạo anh em phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường giám sát 24/24 tại các trạm kiểm dịch, cũng như nắm tình hình ở một số địa bàn "nóng" và đã phát hiện mối nghi vấn về việc xuất hiện đường dây tiêu thụ lợn mắc bệnh tai xanh từ đầu mối là chủ hộ Nguyễn Bá Trọng (30 tuổi), trú tại thôn Thanh Trì (Đông Sơn).
Trong quá trình theo dõi, đêm 12/6, lực lượng chức năng đã phát hiện xe tải BKS 29C-053.60 chở 4 con lợn (nặng 400kg) đã giết mổ nhưng không có chứng nhận kiểm dịch và nguồn gốc xuất xứ, đang bốc mùi hôi thối. Chủ hàng là Nguyễn Văn Hải (24 tuổi), trú tại thôn Đan Nhiễm, Khánh Hà, Thường Tín (Hà Nội) khai với cơ quan điều tra số hàng trên mua của Nguyễn Bá Trọng. Dù biết việc sơ chế, bán thịt lợn đã chết do bệnh dịch là rất nguy hiểm cho bản thân và những người tiêu dùng nhưng do lãi lớn nên Hải đã nhắm mắt làm liều.
Thịt lợn mắc bệnh tai xanh đang trong quá trình chế biến thành ruốc, mắm tép...
Kiểm tra kho đông lạnh của Nguyễn Bá Trọng, lực lượng chức năng thu giữ gần 2,2 tấn thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trọng cho biết anh ta hành nghề giết mổ từ rất lâu, còn việc thu gom lợn bệnh, ốm cũng hơn 10 ngày nay. Theo anh ta khai với cơ quan điều tra, số lợn trên thu mua từ địa bàn huyện Chương Mỹ với gần 8 tấn lợn ốm, bệnh giá rẻ, sau đó, mang bán cho một trang trại cá sấu và bán cho Hải để kiếm lời.
Khi chúng tôi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ về vấn đề trên, được sự ủy quyền của đồng chí Mai Ngọc Thích, Chánh văn phòng huyện Chương Mỹ, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngữ, Trạm trưởng Trạm thú y đã tiếp chúng tôi và cho biết, từ 30/4 đến 6/5 trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã xảy ra ổ dịch tai xanh ở lợn tại thôn Đồi Miễu, xã Nam Phương Tiến. Trong đó, có 8 hộ có lợn bị dịch tai xanh. Trạm thú y đã xác minh, lấy mẫu và có kết quả dương tính, đã tiêu hủy 10 con và chữa khỏi 83 con.
Hơn 1 tháng nay địa bàn không có lợn bị mắc bệnh tai xanh. Nhưng khi chúng tôi hỏi về việc có hay không cán bộ của Trạm thú y không làm nắm rõ về tình hình địa bàn, Thạc sĩ Ngữ cho biết thêm, vừa họp ngày 11/6, các xã không báo cáo có tình hình dịch bệnh ở lợn.
Xe tải chở lợn bệnh được phát hiện vào đêm 15/6.
Tại Ủy ban nhân dân xã Thanh Trì, đồng chí Hoàng Văn Thi, Phó Chủ tịch xã, phụ trách kinh tế đã nhìn nhận: Chúng tôi đã giao trực tiếp cho Ban chăn nuôi thú y của xã theo dõi, quản lý. Hiện xã chỉ có 6 hộ đăng kí kinh doanh giết mổ hàng ngày từ 1 đến 2 con lợn bán ở chợ. Còn hộ nhà anh Trọng là hộ phát sinh, sau khi cơ quan Công an và các ngành vào cuộc xã mới biết. Bố anh Trọng trước đây còn sống thì có giết mổ trâu, bò. Anh này kinh doanh cây cảnh. Việc anh ấy làm nghề giết mổ từ lâu nhưng lại không đăng ký, hoạt động lén lút... Thực ra là chúng tôi đã không nắm được tình hình hộ anh Trọng và sẽ phải rút kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với anh Trọng để có hướng giải quyết theo thẩm quyền.
Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Bá Trọng với số tiền là 25.800.000 đồng vì đã kinh doanh động vật mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch (lợn mắc bệnh tai xanh); Nguyễn Văn Hải cũng đã bị xử phạt 25 triệu đồng.
Đến chiều 15/6, Đội 3 vẫn đang phối hợp với cơ quan chức năng chờ kết quả kiểm định số ruốc, mắm tép (thịt chưng) của ông Đào Quang Bình, 209 Nguyễn Khoái (quận Hai Bà Trưng) mua từ thịt lợn bệnh của Hải để có hướng xử lý.
Nếu như cơ quan chức năng không vào cuộc và kịp thời ngăn chặn thì không biết sự việc sẽ đi đến đâu. Nhưng đằng sau đó, vẫn là câu trả lời bỏ ngỏ về sự quản lý, giám sát đến từng hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm của chính quyền địa phương
Theo CAND
Điện thoại giá cao vẫn bán chạy tại Việt Nam Máy di động cao cấp xuất hiện cùng các gói khuyến mại "khủng" đang thu hút người dùng. Các nhà bán lẻ cho rằng, nhóm hàng này là điểm sáng trong tình hình kinh doanh điện thoại đìu hiu. Làng smartphone chứng kiến cuộc đổ bộ của hầu hết các nhà sản xuất lớn trong mùa hè. Nhóm hàng trên 10 triệu có...