Điện thoại giá cao vẫn bán chạy tại Việt Nam
Máy di động cao cấp xuất hiện cùng các gói khuyến mại “khủng” đang thu hút người dùng. Các nhà bán lẻ cho rằng, nhóm hàng này là điểm sáng trong tình hình kinh doanh điện thoại đìu hiu.
Làng smartphone chứng kiến cuộc đổ bộ của hầu hết các nhà sản xuất lớn trong mùa hè. Nhóm hàng trên 10 triệu có các sản phẩm gây chú ý đầu tiên từ tháng 4. HTC mở đầu bằng chiếc One X, đây là model có lượng đặt hàng kỷ lục từ trước tới nay của hãng tại Việt Nam. Máy xuất hiện với các chương trình marketing rầm rộ từ cửa hàng ra đường phố.
One X, chiếc smartphone cao cấp sớm bán ra tại Việt Nam. Ảnh: Quốc Huy.
Ngay sau đó, Sony cũng thông báo sự xuất hiện thương hiệu mới bằng Xperia S. Nokia đồng loạt đánh mạnh vào dòng Windows Phone, trong đó có bản Lumia 800 và sắp tới là 900.
Galaxy S III của Samsung xuất hiện cuối tháng 5 là tâm điểm của làng điện thoại mùa hè này. Sau thành công của Galaxy S II, Samsung tiếp tục gây sự chú ý bằng các sự kiện đặt hàng, xếp hàng chờ mua và các chương trình cho người dùng trải nghiệm khắp cả nước.
Ông Mai Triều Nguyên, chủ hệ thống Mai Nguyên, cho rằng các thiết bị mới đã tạo được cú hích mạnh mẽ: “Đây là làn gió mới, kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng. HTC, Samsung và Nokia là những đại diện tiêu biểu việc tấn công vào thị trường smartphone cao cấp và thành công trong mùa hè năm nay”.
Nhiều hệ thống lớn tại TP HCM cho biết, thị phần dòng máy cao cấp không thể bằng nhóm giá rẻ, tuy nhiên, mức giá cao và các dịch vụ gia tăng kèm theo đã “cứu” thị trường điện thoại. Từ sau Tết, nhiều hệ thống đã phải giảm bớt số cửa hàng. Kinh doanh điện thoại di động được xem là khó khăn nhất trong nhiều năm qua khi sức mua giảm.
Ông Ngô Tiến Đạt, chủ cửa hàng Hằng Đạt (đường 3/2, quận 11, TP HCM), cho biết mức chiết khấu lớn từ kinh doanh di động cao cấp đã bù đắp phần nào chi phí thuê mặt bằng, nhân viên. Theo ông Đạt, các chương trình makerting mạnh mẽ từ Samsung, HTC, Nokia… đã lôi kéo được người dùng đến cửa hàng.
Đây là năm mà người dùng chứng kiến các nhà sản xuất thi nhau đưa ra các gói khuyến mãi “khủng” cho điện thoại. Samsung với mức cước 3G đi kèm cho Galaxy S III lên tới 13 triệu, One X có tai nghe Beats Audio cao cấp. Tương tự, Nokia cũng giới thiệu mức cước từ nhà mạng trừ dần tương đương giá điện thoại. Ngoài ra, nhiều cửa hàng lớn cũng đua nhau giới thiệu các chương trình riêng từ tặng quà đến bốc thăm trúng thưởng khi mua smartphone cao cấp.
Samsung Galaxy S III là tâm điểm của làng di động mùa hè. Ảnh: Quốc Huy.
Android là hệ điều hành phủ sóng mạnh nhất trong mùa hè, khi iPhone thế hệ mới từ Apple phải tới mùa thu mới xuất hiện. Tuy nhiên, Windows Phone cũng đã có cú trở lại ấn tượng so với lần đầu xuất hiện năm ngoái. Theo cửa hàng Mai Nguyên, dòng Windows Phone từ Nokia đã được chào đón tốt hơn so với kỳ vọng. “Nokia đang tạo ra được một làn gió mới cho hệ điều hành Windows Phone tại Việt Nam, nơi đã mất rất nhiều lòng tin từ khách hàng”, ông Nguyên nói.
Trong khi đó, việc One X bán ra sớm đã hút một lượng khách hàng lớn trước khi các siêu phẩm khác xuất hiện. Một đại diện từ HTC cho biết, One X là model thành công nhất từ trước tới nay. Dù không tiết lộ doanh số, nhưng vị này cho rằng, One X đã làm mới hình ảnh của hãng.
Video đang HOT
Tương tự, Galaxy S III đã có đợt đặt hàng tốt hơn so với kỳ vọng. Ông Nguyễn Quang Hiền Huy, Giám đốc kinh doanh mảng điện thoại của Samsung Vina, cho biết ban đầu đã có đợt thiếu hàng ngoài dự kiến. Tuy nhiên, lợi thế từ nhà máy ở Bắc Ninh làm cho số máy nhanh chóng bù đắp đủ.
Các nhà sản xuất lớn đang tiếp tục công bố nhiều sản phẩm từ nay tới cuối năm. Nokia chuẩn bị bán Lumia 900, chiếc Windows Phone cao cấp nhất của mình ở mức 12,5 triệu. HTC mang mẫu One S siêu mỏng về bán giá rẻ hơn One X khoảng 2 triệu. Tương tự, LG sẽ bắt đầu đưa lên kệ các model được kỳ vọng trong hè này như Optimus 3D Max, Optimus 4X HD hay bản Vu kích thước lớn. Cuối tháng này, Sony sẽ công bố bản Xperia Ion, mẫu smartphone màn hình lớn nhất của họ ở mức giá cao.
Theo ông Mai Triều Nguyên, smartphone cao cấp chỉ dành cho một nhóm khách hàng nhất định, thích công nghệ, thời trang và có khả năng tài chính. Do vậy, khi có sản phẩm mới, họ có khao khát nhanh chóng sở hữu. Nhóm sản phẩm này tại Việt Nam rất được quan tâm, đặc biệt tại những thành phố lớn, tiêu thụ tốt, bất chấp các khó khăn của kinh tế.
Theo vietbao
5 sai lầm "chết người" của Nokia
CEO Stephen Elop đang đối mặt với rất nhiều áp lực và chỉ trích vì tình hình kinh doanh "bết bát" của Nokia nhưng điều đáng nói là hàng loạt vấn đề đang diễn ra tại hãng sản xuất điện thoại Phần Lan đã có từ trước khi Elop gia nhập công ty này.
Sau khi tiếp tục đưa ra những dự báo về tình hình tài chính đáng thất vọng của mình, Nokia dường như đang tiếp tục tiến sát hơn đến bên bờ vực thẳm. Mới đây, Nokia cho biết sẽ đóng cửa một loạt các nhà máy của mình tại Phần Lan, Đức và Canada đồng thời sa thải trên 10 ngàn công nhân (khoảng 10% lực lượng lao động) làm việc tại đây cùng nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của hãng vào cuối năm 2013.
Công bằng mà nói, nếu Nokia trì trệ và đánh mất vị thế của mình trên thị trường, đó chắc chắn không phải là lỗi của giám đốc điều hành Elop. Mặc dù vậy, ông Stephen Elop vẫn còn có cơ hội để kéo công ty thoát khỏi tình cảnh bi đát như hiện nay. Nhưng trước hết, có lẽ cả Nokia và vị lãnh đạo của mình cần phải thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm của chính họ mới có cơ may "đổi vận".
Trang công nghệ Cnet vừa đăng tải một bài viết chỉ ra 5 sai lầm "chết người" của Nokia:
1. Không bao giờ nhảy vào xu hướng điện thoại gập:
Nokia đã không thể tận dụng được xu hướng điện thoại gập vốn rất được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng
Một trong những sai lầm đầu tiên và lớn nhất của Nokia là không tận dụng được xu hướng điện thoại gập vốn rất được người tiêu dùng ở Mỹ ưa chuộng từ đầu những năm 2000. Trước đó Nokia đã từng có một vị trí cao trên thị trường Mỹ và gần như tất cả mọi người đều từng có một chiếc điện thoại phong cách dạng thanh từ Nokia.
Tình thế bắt đầu thay đổi khi một loạt mẫu điện thoại cao cấp từ các hãng đối thủ bắt đầu đặt chân đến Mỹ và hướng người tiêu dùng nước này tìm đến với dạng điện thoại nắp gập. Tất nhiên, đáng chú nhất là mẫu điện thoại Motorola Razr phiên bản đầu tiên. Motorola Razr đã nhanh chóng gặt hái được thành công ngoài mong đợi và với sản phẩm này, Motorola đã thực sự đe dọa một phần "miếng bánh" thị trường của Nokia.
Phản ứng của Nokia trước động thái mới của các đối thủ là sản xuất thêm nhiều mẫu điện thoại dạng thanh hơn. Ở địa vị thống trị của mình (có thời điểm Nokia đã kiểm soát tới 2/3 thị trường điện thoại), Nokia có thể đủ khả năng để bán những chiếc điện thoại giống hệt nhau trên khắp thế giới thay vì điều chỉnh chúng cho những thị trường cụ thể. Việc Nokia miễn cưỡng sốt sắng sản xuất những chiếc điện thoại nắp gập đã gây tổn thất cho hãng ở thị trường Mỹ, nơi mà hãng sản xuất điện thoại Phần Lan không hề có một sự hiện diện lớn hơn trong hơn một thập kỷ.
2. Tiếp tục bỏ qua thị trường Mỹ:
Nokia không có khả năng sản xuất những chiếc điện thoại tùy biến cho thị trường Mỹ cũng như không thể "kết thân" với các nhà mạng nước này. Chính điều đó lại càng khiến cho thị phần thị trường của Nokia tại Mỹ sụt giảm mạnh. Chiến lược "đường của tôi hoặc đường thẳng" của Nokia về lĩnh vực điện thoại di động đã khiến hãng không thể ngồi cùng bàn với các hãng viễn thông, vốn rất thích những công ty nhanh nhẹn hơn như Motorola.
Ngoài ra, Samsung và LG cũng đang ngày càng được hưởng lợi khi dành được nhiều thiện cảm từ phía các nhà mạng Mỹ. Chính vì thế, không có gì phải ngạc nhiên khi ảnh hưởng của hai hãng này trong ngành công nghiệp đã tăng mạnh trong thập kỷ qua.
Thay vì thế, Nokia lại tự làm lu mờ mình đi và chỉ bằng lòng là một thương hiệu phù hợp với những người hâm mộ trung thành. Nokia đã đặt những cửa hàng riêng của họ tại các thành phố lớn như New York, trực tiếp bán điện thoại cho khách hàng mà không đi kèm hợp đồng sử dụng dịch vụ mạng, điều đó có nghĩa là hãng phải bán các sản phẩm điện thoại của mình với mức giá cao vì không được các nhà mạng trợ giá. Tất nhiên sẽ chỉ có một nhóm nhỏ người tiêu dùng sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn như vậy để mua điện thoại Nokia.
Quan trọng hơn, sự hiện diện tối thiểu của Nokia tại Mỹ cũng đồng nghĩa với việc hãng không được khai thác vào thị trường này khi chuyển sang sản xuất smartphone theo mốt.
3. Không nhận ra mối đe dọa từ điện thoại iPhone của Apple:
Nokia không hề nhận ra mối đe dọa số 1 từ phía iPhone
Chiếc iPhone thế hệ đầu tiên của Apple đã làm chấn động thị trường và thay đổi sự mong đợi về những gì mà mọi người có thể làm với một chiếc điện thoại thông minh. Chỉ có điều, iPhone không thể ngay lập tức được tất cả người tiêu dùng đón nhận bởi nhiều người trong số họ vẫn cảm thấy thoải mái với những nền tảng cũ kỹ và rườm rà hơn như Windows Mobile, Palm OS và cả hệ điều hành Symbian của Nokia.
Đặc biệt, Nokia không hề cảm nhận được mối đe dọa từ phía iPhone. Hãng sản xuất điện thoại Phần Lan vẫn tự tin với ngôi vị số 1 trong lĩnh vực smartphone và khi được hỏi về iPhone, ban lãnh đạo của công ty này sẽ vẫn thường xuyên tâng bốc chiếc điện thoại của đối thủ.
iPhone thế hệ đầu có mức giá khá cao, điều đó khiến cho chiếc điện thoại này trở thành một thứ xa xỉ đối với những người đam mê các món đồ công nghệ. Tuy nhiên, khi Apple kí kết hợp đồng với hãng viễn thông AT&T để giảm giá bán iPhone xuống còn 200 USD, chiếc điện thoại này nhanh chóng trở thành một sản phẩm chủ đạo và là một mối đe dọa đáng sợ đối với tất cả các nhà sản xuất điện thoại di động lớn khác. Sự có mặt của iPhone cũng thúc đẩy Apple trình làng App Store và kho ứng dụng này đã gắn kết người tiêu dùng vào một thế giới ứng dụng chỉ hoạt động trên hệ điều hành iOS.
Nokia cũng có cửa hàng ứng dụng riêng của hãng này nhưng nó không đủ hấp dẫn như những gì mà các nhà phát triển có thể làm với iOS. Tại thời điểm đó, rõ ràng Nokia đã mất rất nhiều thứ vốn đã góp phần duy trì thương hiệu của hãng. Kết quả là Nokia bắt đầu phải chứng kiến sự sụt giảm thị phần ngày càng mạnh mẽ của mình.
4. "Chung tình" với Symbian quá lâu
Nokia tụt hậu vì quá "chung tình" với hệ điều hành Symbia già cỗi
Symbian đã trở nên vô cùng già cỗi khi iPhone xuất hiện nhưng những đổ vỡ mới thực sự bắt đầu xuất hiện khi hệ điều hành Android của Google trở thành nền tảng di động số 1 trên thị trường. Android đã mang đến cho các nhà sản xuất điện thoại khác một hệ điều hành di động thời thượng mà họ có thể sử dụng để cạnh tranh với iPhone và nhiều hãng sản xuất đã nhanh chóng nhảy vào cuộc chơi này.
Motorola, vốn phải đối mặt với những khó khăn của riêng mình sau khi ánh hào quang của điện thoại Razr đã bị lu mờ, đã "se duyên" với Android và ngay lập tức nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ phía hãng viễn thông Verizon Wireless. HTC thì nhanh chóng sử dụng Android và cũng ngay lập tức hưởng lợi từ hệ điều hành này. Samsung, LG theo sau chậm hơn trong cuộc chơi này nhưng hơn ai hết, họ đang tiến những bước tiến lớn nhờ Android.
Tuy nhiên, Nokia lại tỏ ra quá "cứng đầu" khi vẫn bấu víu vào Symbian. Thậm chí công ty này còn đầu tư gấp đôi vào nền tảng già cỗi của họ. Ban đầu Nokia thâu tóm Symbian với mục đích phân phối hệ điều hành này như một giấy phép mã nguồn mở. Trong năm 2008, Nokia đã phát hành Symbian như một phần của liên minh phần mềm Symbian Foundation do Nokia khởi xướng. Liên minh này là tập hợp các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Symbian. Tuy nhiên, Symbia không hoạt động và Nokia buộc phải giải tán liên minh này 2 năm sau đó. Đó cũng là lúc ông Elop cảm thấy rằng Nokia đã có đủ sự can đảm để từ bỏ Symbian như nền tảng chính của hãng này.
5. Lựa chọn sai nền tảng thế hệ kế tiếp
MeeGo, thêm một sai lầm đáng tiếc của Nokia
Nokia có thể đã cố bám víu lấy Symbia bởi những nỗ lực riêng của hãng này nhằm tạo ra một hệ điều hành smartphone mới. Nokia có thể không còn muốn nhớ đến Maemo. Maemo được cho là hệ điều hành smartphone kế tiếp của Nokia dựa trên Linux.
Còn nhớ Intel đã từng muốn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh smartphone và đã phát triển một hệ điều hành dựa trên Linux riêng của hãng có tên là Moblin. Trong năm 2010, Intel đã kết hợp nền tảng Linux của mình và nền tảng Maemo của Nokia để tạo thành MeeGo. Tuy nhiên, hệ điều hành MeeGo mới này chỉ khiến gây ra thêm nhiều sự chậm trễ hơn nữa mà thôi.
Đó là điều hiển nhiên bởi MeeGo chưa sẵn sàng cho thời gian đầu sau khi Elop chuyển trọng tâm của Nokia sang Microsoft và Windows Phone như là nền tảng chính của nhà sản xuất điện thoại Phần Lan.
Năm ngoái, Nokia đã ra mắt mẫu điện thoại N9 hoạt động trên hệ điều hành MeeGo nhưng sau đó, Nokia đã nghĩ lại và biến N9 thành một chiếc điện thoại khác thường bằng cách sử dụng một hệ điều hành "đã chết". Tuy nhiên, dù sao N9 cũng đã trở thành cơ sở cho dòng điện thoại thông minh Lumia ít nhiều đình đám sau này của Nokia
Theo vietbao
Điện thoại One S mỏng nhất của HTC dùng chip đời cũ Do bị thiếu hụt lượng cung vi xử lý Qualcomm Snapdragon S4 nên HTC buộc phải dùng loại cũ S3 cho smartphone cao cấp mỏng 7,8 mm của họ ở Đài Loan. Để cân băng về hiệu năng với máy dùng chip S4, HTC phải nâng xung nhip S3 lên 1,7 GHz. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, model bán ở Đài Loan...