Khiếp sợ lợn tai xanh chết, “hô biến” thành ruốc
Lợn chết do mắc bệnh tai xanh ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), được bí mật thu mua, giết mổ, tích trữ, qua các khâu trung gian rồi “hô biến” thành đặc sản.
Từ tháng 5-2012 đến nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội), có hiện tượng lợn chết hàng loạt do mắc bệnh tai xanh. Chớp lấy thời cơ này, anh Nguyễn Bá Trọng (SN 1982), ở thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn – hành nghề giết mổ, bán thịt lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, bàn tính với gia đình đầu tư tiền mua máy móc, xây dựng kho đông lạnh, thu mua lợn chết bệnh với giá rẻ.
Lợn chết do dịch tại xanh được thả nổi đi tiêu thụ
Một trong những người chuyên mua lợn của chủ cơ sở này là anh Nguyễn Văn Hải (SN 1988), ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội. Lợn chết mua về sẽ được anh Hải bóc tách lấy xương sườn, xương cục, chân giò… đem bán lẻ tại các chợ trên địa bàn. Riêng thịt nạc, anh này bán cho một cơ sở chế biến thực phẩm trên đường Nguyễn Khoái, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, với số lượng khoảng 200kg/ngày.
Một phần thịt lợn trong kho đông lạnh nhà anh Trọng
22h ngày 12-6, trinh sát Đội 3 – Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường – CATP Hà Nội, phát hiện “đại lý” này thuê xe tải BKS 29C-053.60 đến nhận hàng tại kho đông lạnh nhà anh Trọng, đã bí mật theo dõi. Trên đường vận chuyển vào nội thành, qua Trạm Kiểm dịch động vật Ba La, quận Hà Đông, xe bị lực lượng công an, phối hợp với Đội QLTT số 26… dừng xe kiểm tra.
Trên xe, 4 con lợn mắc bệnh tai xanh đã giết mổ, trọng lượng khoảng 420kg đang vận chuyển bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu kín. Theo chủ hàng, anh mua số thịt lợn trên với giá 10.000 đồng/kg, vận chuyển về tách xương, lọc thịt bán cho cơ sở chế biến thực phẩm ở 209 đường Nguyễn Khoái. Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ lực lượng chức năng đồng loạt kiểm tra việc chấp hành quy định về ATVSTP ở cả 2 điểm.
Tại kho đông lạnh do anh Nguyễn Bá Trọng làm chủ, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang lưu giữ từ 3-4 tấn thịt lợn các loại. Số lợn này được anh Trọng xác nhận là lợn chết do bệnh tai xanh, mua gom trên địa bàn nhiều ngày qua.
Kho thịt lợn chết “khủng” được phát hiện
Kiểm tra tại cơ sở chế biến thực phẩm ở 209 Nguyễn Khoái, lực lượng chức năng ghi nhận nơi đây tồn chứa một lượng lớn thịt lợn sống, chờ sao tẩm làm ruốc, chết biến món thịt chưng mắn tép. Ông Đào Quang Bình – chủ cơ sở thừa nhận: mua lợn chết của “đại lý” Nguyễn Văn Hải gần chục ngày nay, với lượng trung bình 200 kg/ngày.
Ruốc, thịt chưng được làm từ lợn chết bệnh
Video đang HOT
Ruốc thành phẩm từ lợn chết được chào bán với giá 100.000-120.000 đồng/kg; mắn tép bán từ 10.000 – 30.000 đồng/lọ. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
Theo ANTD
Bán xôi kiếm 60 triệu đồng ngày?
Doanh số mỗi ngày của một cửa hàng xôi ở Hà Nội lên tới 60 triệu đồng (chưa kể đồ uống). Theo đó, doanh thu mỗi tháng vào khoảng 1,8 tỷ đồng (!).
Không ai biết xôi xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết, trong bàn tiệc cưới, trong lễ giỗ ông bà từ khi nào. Xôi còn là món quà sáng bình dân mà dường như ai cũng đã có đôi lần thưởng thức.
Ở Hà Nội, hiếm thấy hàng xôi nào tấp nập khách xếp hàng, nhân viên phục vụ luôn tay từ sáng sớm đến quá nửa đêm như Xôi Yến. Cũng hiếm thấy cửa hàng xôi thứ hai nào "được" dành trọn bộ 3 tầng quý giá, ra cả ngoài vỉa hè, ở khu phố cổ chật hẹp chỉ để bán... xôi.
Người Hà Nội và khách phương xa tìm đến đây bởi món ăn này không đơn thuần là "món quà lót dạ" nữa.
Cảnh tấp nập ở cửa hàng nhìn từ bên ngoài...
Người tiên phongTheo cô Lương Thị Hồng Yến - bà chủ cửa hàng Xôi Yến (35B Nguyễn Hữu Huân), cửa hàng được mở ra vào năm 1997, cũng là lần đầu tiên ở Hà Nội có người bán xôi với đủ món các món trên đời như gà, thịt, trứng, chả, giò, patê, lạp xưởng.... có chăng chỉ không ăn cùng với cá hay hải sản.
"Thời điểm đó, người ta mua xôi chủ yếu để làm quà ăn sáng. Hàng quán, gánh rong bán xôi cũng chỉ bán xôi đơn thuần, chỉ thêm muối vừng, ruốc khá đơn giản. Tinh ý nhận ra điều đơn giản đó, cô học từ một người chị họ giỏi chế biến các món ăn kèm với xôi rất ngon, rồi sáng tạo thêm. Bán hàng ăn uống bỏ vốn ít, mà thu hồi vốn được ngay trong ngày nên cô quyết định kinh doanh. Xôi Yến là cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội làm xôi kết hợp cùng nhiều món phong phú, cầu kỳ hơn, trở thành bữa ăn chính, đủ chất và ngon miệng ".
Ngày mới bán, Xôi Yến chỉ là một hàng xôi nhỏ, biển hiệu khiêm tốn, bán từ chiều tối đến khuya với ba nhân viên. Bà chủ kiêm luôn đầu bếp chính, lượng bán ít nhưng các món cũng phong phú gần bằng bây giờ, từ gà, thịt, giò chả, lạp xưởng, pa tê... "Hồi mới làm, khách chưa có, nên làm gì cũng cầm chừng, mỗi ngày chỉ dám thổi mười cân gạo nếp, bán hết là mừng. Khách thấy ngon đến đông dần, cửa hàng phát triển theo thời gian rồi trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến như ngày nay".
Quy mô xứng danh "đệ nhất"
Người Hà Nội khá sành sỏi và tinh tường trong ẩm thực. Bởi thế mà không khó để bắt gặp hình ảnh xếp hàng mua phở, mua cơm... ở một quán ngon có tiếng nào đó trên mảnh đất này. Ở cửa hàng Xôi Yến cũng vậy.
Xôi Yến mở cửa từ 5 giờ sáng đến 1 giờ đêm hàng ngày. Ví trí tọa lạc ở trung tâm của Hà Nội ba sáu phố phường, chính diện ngã tư ở con phố khá lớn. Diện tích rộng với nguyên 3 tầng, thậm chí cả vỉa hè để phục vụ khách ăn tại chỗ. Vị trí đắc địa, rộng rãi có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cửa hàng ăn nên làm ra đến vậy.
Với cường độ và tần suất khá khủng khiếp vào giờ cao điểm (giờ ăn trưa và giờ ăn tối), cửa hàng này cần đến ba người thay phiên quản lý cùng đội ngũ nhân viên hùng hậu hơn 50 người, phân tổ khá chuyên nghiệp từ bán hàng (ăn tại chỗ, gói mang về), chạy bàn, nấu bếp, trông xe, bán đồ uống, ghi hóa đơn...
So với quy mô ban đầu cách đây 15 năm, cửa hàng này đã trở thành một "người khổng lồ" thực sự: Mở 20/24 tiếng mỗi ngày, diện tích bán tại chỗ tăng gấp 3 lần, chưa kể lượng lớn mua mang về (theo cô Yến lượng khách mua mang về tương đương với khách ăn tại chỗ), nhân viên tăng từ 3 người lên hơn 50 nhân viên, lượng gạo nếp sử dụng mỗi ngày là 2 tạ (200 kg, gấp 20 lần những ngày đầu), phục vụ 17 món đi kèm với 3 loại xôi, chưa kể đồ uống (như sữa đậu nành, trà đá và đồ uống đóng chai thông thường khác).
Nguyên liệu chuẩn bị cho thực đơn được bà chủ tính toán và chọn lựa kỹ càng: gạo nếp cái hoa vàng Từ Sơn (Bắc Ninh), giò chả Ước Lễ, lạp xưởng Bà Chị, trứng Hà Tây, đậu xanh quê, gà ở chợ đầu mối Hải Bối (Đông Anh - Hà Nội)....
Theo tính toán của người viết sau khi đã tham khảo một số cửa hàng bán xôi nhỏ khác, với lượng tiêu thụ 200 kg gạo nếp, tức khoảng 280 - 300 kg xôi sau khi nấu chín, cửa hàng Xôi Yến cung cấp cho thị trường khoảng gần 2.000 suất ăn mỗi ngày (khoảng 150 gram xôi/suất ăn).
Làm một phép ước lượng đơn giản (tất nhiên không hoàn toàn chính xác), với giá bán 26.000 đồng/suất xôi thịt/trứng/pate hay 35.000 đồng/suất xôi gà/thịt. Giả định lượng tiêu thụ là ngang nhau, giá bán trung bình vào khoảng 30.000 đồng/suất, vậy doanh số mỗi ngày của cửa hàng này lên tới 60 triệu đồng (chưa kể đồ uống). Theo đó, doanh thu mỗi tháng vào khoảng 1,8 tỷ đồng (!). Khó có thể ước lượng được chi phí của cửa hàng, nhưng với quy mô doanh thu như vậy thì quả xứng danh đệ nhất xôi Hà Thành.
Làm dâu trăm họ, khen chê đủ cả
Cửa hàng lớn, khách nườm nượp, doanh thu đáng nể, nhưng khi dạo qua nhiều diễn đàn trên mạng, cùng tham khảo ý kiến một số khách hàng từng thưởng thức Xôi Yến, mới thấy nhiều ý kiến trái chiều.
Không ai phủ nhận Xôi Yến có thực đơn phong phú, phục vụ nhanh, chuyên nghiệp, không gian rộng rãi. Ở Xôi Yến, được khen nhiều hơn cả có lẽ là món Xôi xéo gà. Một số thành viên các diễn đàn đã bình luận như sau về món ăn này:
Diễn đàn thodia.vn: "Quán Xôi này nổi tiếng bao đời nay. Người dân Hà Nội đã quá quen thuộc với những lần đi chơi đêm và ghé qua Xôi Yến nhâm nhi bát xôi gà và li sữa đậu nành... Hạt gạo trắng, tròn, bóng nhẫy, thơm vị mỡ gà. Thịt gà được xé nhỏ, có dưới nước sốt rất thơm ngon"(nickname Maruko0702).
Diễn đàn didau.org: "Xôi rất dẻo và thơm. Dù là pate, thịt kho hay ruốc... tất cả đều hoàn hảo" (nickname duh).
Mô tả trên trang tapchimonngon.com: "Được coi là "đại gia xôi", ở đây loại xôi nào cũng có. Từ xôi trắng, đến xôi ngô, xôi dừa... Những món đi kèm với xôi cũng nhiều vô kể tha hồ cho bạn lựa chọn. Nào thịt gà luộc, gà xào nầm, thịt kho tàu, trứng, giò... Hành phi rất giòn, thơm ngon hơn hẳn các hàng xôi bình thường. Thịt gà xào nấm cũng thơm lừng".
Vậy nhưng không phải không có những lời phàn nàn của thực khách về thương hiệu đệ nhất Xôi nổi tiếng nhất Hà Nội này.
Cô Yến chia sẻ, trước kia, yếu tố vệ sinh và thái độ phục vụ thường bị phàn nàn nhiều nhất. Cô trăn trở rất nhiều về vấn đề vệ sinh và đã tìm cách khắc phục như yêu cầu nhân viên đeo găng tay, vệ sinh thường xuyên khu ăn uống, niềm nở hơn với khách hàng... Hiện nay, những phàn nàn kiểu đó cũng đã giảm đi nhiều và nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn.
Tuy nhiên bà chủ cũng phân trần, "Cô tự nhận mình không phải là người hoàn hảo. Cửa hàng cũng chỉ ở quy mô bình dân nên khi khách hàng quá đông, khó tránh khỏi những thiếu sót của nhân viên phục vụ, nhưng lại chưa thể khắc phục ngày một ngày hai được. Làm dâu trăm họ thì khen chê là khó tránh khỏi. Mình chỉ cố gắng hết sức để phục vụ thôi".
Sẽ chỉ bán bình dân
Có lẽ với quy mô và tốc độ phát triển hiện tại của cửa hàng này, người ta sẽ nghĩ rằng bà chủ sẽ tính đến việc mở rộng mặt bằng và nâng cấp cơ sở kinh doanh. Vậy mà, chủ nhân của thương hiệu này lại để ngỏ khả năng này.
Cô Yến kể đã từng có rất nhiều cá nhân, cơ sở khác muốn liên kết để "mượn" thương hiệu Xôi Yến để kinh doanh nhưng cô đều từ chối. "Có những điều như là tâm linh. Mình kinh doanh mười mấy năm nay, ăn nên làm ra nhờ lộc trời, ham quá trời sẽ lấy đi. Hơn nữa, xôi là món ăn đậm tính cổ truyền dân tộc, cô muốn duy trì cửa hàng này ở cấp bình dân, phục vụ khách hàng bình dân như một nét văn hóa của người Hà Nội".
Cửa hàng sát cạnh (hình phải) do một người chị dâu của bà chủ Xôi Yến mượn thương hiệu, nhưng trở nên quá vắng vẻ so với cảnh tấp nập bao lâu nay của cửa hàng cô em (hình trái).
Quá nổi tiếng, đến mức trở thành thói quen của nhiều người Hà Nội khi thèm một bữa xôi ngon miệng, ấm lòng nên cửa hàng ở ngã tư Nguyễn Hữu Huân này lúc nào cũng nườm nượp khách vào ra, trái ngược hoàn toàn với các hàng quán bên cạnh, dù cũng trưng biển bán xôi (thậm chí cửa hàng bên cạnh mang luôn biển hiệu... "Xôi Yến").
Theo Giáo dục VN
Xử lý hình sự vụ vận chuyển gỗ quý không rõ nguồn gốc Gần 9m3 gỗ gụ quý hiếm "đi đêm" từ Quảng Bình về Hà Nội. Đầu tháng 5-2012, trinh sát Đội 4 - Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội, nhận được thông tin về một đường dây khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ quý trái phép từ Quảng Bình ra khu vực phía Bắc tiêu thụ. Xe chở gỗ...