Việt Nam tiếp cận các giải pháp quản trị của Microsoft
Sử dụng nền tảng công nghệ trong sản xuất và kinh doanh đem lại một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Tại Việt Nam, vài năm gần đây các doanh nghiệp Việt mới có thể tiếp cận các giải pháp quản trị cao cấp trong các tập đoàn lớn, trong đó có Microsoft.
Từ ngày 19 – 21/6, Tập đoàn công nghệ khổng lồ này cũng với các hãng QD.Tek, Naviworld, Scalablde Data System đã tổ chức Hội nghị giải pháp Microsoft Dynamics Việt Nam, để thông tin chi tiết về các giải pháp quản trị mang tính toàn diện.
Trong sự kiện này, rất nhiều đại diện các doanh nghiệp Việt đến từ các lĩnh vực cơ bản như sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản, in ấn và bao bì cho đến ngành bán lẻ và chuỗi cung ứng… đã tham gia, và nhận được nhiều thông tin về các giải pháp giúp họ giải quyết chi tiết các bài toán thực tế như: tối ưu hóa được hoạt động của các thiết bị vận hành, lập và quản lý đơn giá chào hàng nhanh chóng, phân tích và kiểm soát được lợi nhuận trên từng sản phẩm cũng như công đoạn thực hiện và cuối cùng là giúp quản trị thông tin tài chính và kế toán minh bạch và hiệu quả.
Ông Phùng Phước Linh (Phụ trách sản phẩm Microsoft Dynamics) nhận định: “Microsoft Dynamics đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về công tác vận hành và họach định nguồn lực doanh nghiệp, đưa ra các dịch vụ khách hàng toàn diện kết hợp với công nghệ hiện có và tùy chỉnh theo quy mô của doanh nghiệp một cách linh động. Bằng cách sử dụng phần mềm và dịch vụ trực tuyến theo phương thức quen thuộc với các nhân viên, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra quyết định và phù hợp nhanh với các thay đổi liên tục của thị trường”.
“ Microsoft Dynamics NAV giúp nhân viên làm việc năng suất hơn và các đầu tư của doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề với các hệ thống hiện hành không bị lãng phí, mà vẫn giúp các hoạt động của doanh nghiệp luôn hợp thời đầy tính cạnh tranh với các phản xạ nhanh trong thị trường luôn biến động”, ông Bùi Đăng Quang, giám đốc Naviworld nhận xét.
“Với các tính năng mở rộng về giao dịch hàng hóa thô (Commodity) tích hợp trong giải pháp Microsoft Dynamics AX, chúng tôi mong muốn mang lại cho các doanh nghiệp nông sản Việt Nam một công cụ quản lý tiên tiến, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn nâng cao lợi thế cạnh tranh cũng như quản lý rủi ro trong giao dịch hàng hóa tốt hơn”, ông Nguyễn Thanh Sang, Giám đốc Bộ phận phần mềm doanh nghiệp – QD.Tek nhấn mạnh.
Không chỉ tương thích với những phần mềm quen thuộc của Microsoft, giải pháp Microsoft Dynamics còn có thể nâng cấp, hoạt động tương thích và dễ tùy chỉnh theo cách thức làm việc của mỗi người dùng cuối. Các giải pháp này được thiết kế nhằm giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh chuyên biệt của từng ngành công nghiệp, giúp đưa doanh nghiệp tiệm cận thành công dễ dàng hơn rất nhiều.
Microsoft Dynamics AX 2012: giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho phép người dùng và doanh nghiệp hoạch định và nắm bắt thay đổi để đẩy mạnh việc kinh doanh. Bằng cách kết hợp một giải pháp EPR toàn diện với các chức năng chuyên biệt của từng ngành nghề được tích hợp sẵn, giải pháp đơn giản mạnh mẽ này đem lại giá trị cho toàn doanh nghiệp một cách nhanh chóng, linh hoạt nhờ tận dụng tối đa các cơ hội trong thị trường luôn thay đổi, đơn giản hóa quá trình thúc đẩy cải tiến cho hôm nay và ngày mai.
Video đang HOT
Microsoft Dynamics CRM 2011: giải pháp quản trị mối quan hệ khách hàng toàn diện, có tính linh hoạt cao, dễ thích nghi và điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu thay đổi trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Microsoft Dynamics CRM cho phép triển khai tại máy chủ của nhà cung cấp (on-demand) hoặc tại máy chủ doanh nghiệp (on-premise) hay kết hợp hài hòa cả hai cách, nhờ đó nhanh chóng thu lại lợi nhuận đầu tư và tiết kiệm chi phí. Cung cấp cho nhân viên công cụ và lượng thông tin cần thiết, Microsoft Dynamics CRM tạo ra tầm nhìn bao quát để quản lý toàn bộ khách hàng doanh nghiệp. Mô hình này giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng về quy mô kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Microsoft Dynamics NAV 2009 R2 cung cấp giải pháp ERP cho doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ (SME) với số lượng nhân viên từ 5 cho đến 500. Phần mềm này phù hợp với yêu cầu của Doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, phân phối, bán lẻ…. Kể từ thời điểm ra mắt vào năm 1984, trong gần 30 năm qua, Microsoft Dynamics NAV đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp và tổ chức đang tìm kiếm một giải pháp quản trị hoàn chỉnh, triển khai nhanh chóng, cấu hình dễ dàng và sử dụng đơn giản nhằm đơn giản và hợp lý hóa các quy trình kinh doanh được chuyên môn hóa cao của các doanh nghiệp. Hiện nay giải pháp này đã có hơn 42 phiên bản nội địa hóa.
Theo vietbao
Microsoft đang có ý định gì khi tung ra Surface?
Surface không chỉ là một chiếc máy tính bảng để giải trí. Nó là một chiếc máy tính với khả năng làm việc gần như laptop.
Sau nhiều đồn đoán về một chiếc tablet "được tích hợp Xbox", cuối cùng, Microsoft lại gây ngạc nhiên cho mọi người với chiếc Surface. Tuy nhiên, đây là một sự ngạc nhiên tích cực, với nhiều phản hồi tốt về thiết bị này. Kiểu dáng hấp dẫn, khả năng sử dụng như một chiếc máy tính xách tay, bàn phím tích hợp, phiên bản dùng Windows 8 RT có giá tương đương với các tablet khác. Những thông tin ban đầu rất hấp dẫn, nhưng không ít người phải đặt ra câu hỏi, Microsoft có ý định gì khi tung ra Surface.
Cần nhớ lại rằng Microsoft nổi danh như một công ty phần mềm. Hệ điều hành Windows của họ vẫn là hệ điều hành thông dụng nhất thế giới, với hơn 90% máy tính sử dụng Windows. Những phần mềm quan trọng khác như Microsoft Office hay các ứng dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp và điện toán đám mây của hãng đều được đánh giá cao.
Ngược lại, ở khía cạnh phần cứng, Microsoft khó có thể tự hào. Ngoại trừ trường hợp của Xbox 360, máy chơi game thành công nhất tại sân nhà Mỹ, các thiết bị do Microsoft sản xuất đều không có được thành công, thậm chí là chết yểu. Zune, máy nghe nhạc được làm ra để cạnh tranh với iPod, bị khai tử sau 5 năm và chỉ với 4 thế hệ. Kin, dòng điện thoại dành cho giới trẻ của hãng thậm chí không tồn tại nổi 3 tháng. Những thiết bị gần nhất lấy thương hiệu Microsoft đều thất bại, khiến người ta dần lãng quên và mất niềm tin vào khả năng sản xuất phần cứng của Microsoft.
Chính vì vậy Microsoft rất cần những đối tác sản xuất phần cứng, mà quan trọng nhất là những nhà sản xuất máy tính. Trong số 600 triệu bản quyền Windows 7 đã được bán, phần lớn đến từ những chiếc máy tính được cài sẵn Windows do những công ty như HP, Dell, ASUS hay Toshiba bán ra. Tại Computex diễn ra vào đầu tháng, nhiều đối tác của Microsoft như Asus hay Acer đã công bố hàng loạt máy tính bảng và máy tính xách tay sử dụng hệ điều hành Windows 8. Động thái ưu tiên phần mềm diệt virus của các hãng thứ ba nhằm tăng lợi nhuận cho các hãng máy tính giống như sự đền đáp của Microsoft.
Nhưng sẽ chẳng có hãng máy tính nào hạnh phúc với việc ra mắt Surface của Microsoft.
Surface của Microsoft ra mắt sáng nay.
Động thái ra mắt chiếc Surface của Microsoft - với kiểu dáng đẹp và nhiều tính năng độc đáo hơn cả thiết bị của những đối tác - chẳng khác nào cách Microsoft nói "các anh cần phải làm như tôi đây này". Có thể yếu tố giá cả sẽ khiến người dùng lựa chọn sản phẩm từ những đối tác chứ không phải Microsoft, nhưng sự sốt sắng của hãng không thể nào khiến đối tác hài lòng.
Surface không chỉ là một chiếc máy tính bảng để giải trí. Nó là một chiếc máy tính với khả năng làm việc gần như laptop. Với kiểu dáng và tính năng như vậy, không có gì ngạc nhiên nếu Surface sẽ cạnh tranh trực tiếp với những chiếc ultrabook từ các công ty sản xuất máy tính. Mà tất cả những ultrabook từ trước tới nay đều được cài sẵn hệ điều hành Windows 7. Lại là một chiêu "tự mình đánh mình" của Microsoft?
Vậy tại sao Microsoft lại phải vội vàng đưa ra Surface đến như vậy, đưa ra một dòng sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các đối tác của mình, khi mà những đối tác vừa vui vẻ trưng bày máy tính dùng Windows 8 chỉ hai tuần trước, khi mà hãng đang cần sự ủng hộ lớn nhất từ đối tác để ra mắt Windows 8 vào cuối năm nay? Điều gì khiến Microsoft bất chấp cả hậu quả khi làm mếch lòng đối tác, để rồi có thể ảnh hưởng tới doanh thu của chính họ?
Có lẽ là vì thị phần thiết bị di động là miếng bánh quá hấp dẫn mà hãng này không muốn bỏ qua.
Microsoft từng có một hệ điều hành cho điện thoại nổi bật, đó là Windows Mobile. Nhưng từ khi iOS và Android tạo nên cuộc cách mạng cho điện thoại di động, Windows Mobile đã lui vào dĩ vãng. Hai hệ điều hành này hiện chiếm khoảng hơn 80% thị phần thiết bị di động, trong khi những cố gắng và đầu tư của Microsoft cho Windows Phone chỉ đem lại cho họ không đầy 5% thị phần. Số người dùng Internet trên thiết bị di động được dự báo sẽ vượt qua người dùng trên máy tính vào năm 2014, và điều đó khiến Microsoft không thể chậm trễ việc nhập cuộc thêm nữa.
Máy tính bảng cũng là một thiết bị đang phát triển rất nhanh mà Microsoft chưa hề có thành công. Trong khi iPad chiếm gần hết miếng bánh, máy tính bảng dùng Android có một phần nho nhỏ, thì những tablet dùng Windows 7 của Microsoft khó có thể nói là đáp ứng được những gì người ta trông chờ ở máy tính bảng. Tất nhiên máy tính bảng dùng Windows 7 có lợi thế về khả năng chạy phần mềm và làm việc, nhưng cồng kềnh, chậm và kém hấp dẫn là tất cả những gì người ta có thể nói về sản phẩm của những Acer, MSI, Gigabyte, Dell hay HP. Microsoft chỉ có thể hi vọng vào Windows 8 cho sản phẩm này.
Một lý do khác cho sự vội vã của Microsoft, đó chính là chiếc Google Tablet được dự báo sẽ ra mắt vào cuối tháng này, tức là chỉ khoảng một tuần nữa. Có lẽ Microsoft muốn tranh thủ ra mắt sản phẩm của mình để vừa tạo ấn tượng sớm hơn, vừa tránh được một đối thủ cạnh tranh.
Người ta có thể lấy một ví dụ tương tự cho Microsoft Surface: Google và hệ điều hành Android. Google đang là đối tác với hàng loạt công ty sản xuất điện thoại, nhưng tự hãng này cũng có một dòng điện thoại Nexus mang thương hiệu của mình (dù Nexus được sản xuất bởi chính các đối tác). Hơn thế, Google còn sở hữu một trong những đối tác cũ: Motorola. Tuy nhiên, nên nhớ Google không hề bán Android, họ chỉ thu lợi từ quảng cáo thông qua việc kiểm soát Android. Dòng điện thoại Nexus của hãng cũng chỉ có tác dụng quảng bá cho Android là chính chứ không đe dọa thị phần của các đối tác, và đến giờ vẫn chưa có gì cho thấy Motorola được ưu tiên nhiều hơn những đối tác khác của Google. Trong khi đó phần lớn doanh thu của Microsoft lại đến từ những bản quyền Windows, khác rất nhiều so với Google và Android.
Cũng có thể Surface sẽ chỉ đóng vai trò như một sản phẩm tiên phong và Microsoft sẽ lấy lòng lại đối tác bằng cách hợp tác để tạo ra những sản phẩm có chất lượng như Surface. Rất khó để nói trước được điều gì, khi mà Windows 8 đến cuối năm mới ra mắt, và những chiếc Surface cũng thế. Nhưng Microsoft sẽ phải tính toán rất kĩ khi muốn nhảy sang chiến đấu ở một thị trường họ không có ưu thế, đặc biệt là khi phải mạo hiểm với thị trường hái ra tiền của mình.
Theo vietbao
Microsoft biến bạn thành thù vì tablet Surface Nếu như máy tính bảng Surface thành công lớn, các đối tác Windows 8 của Microsoft liệu có còn chỗ đứng? Không bình luận Sau sự kiện Microsoft công bố dòng máy tính bảng Surface ngày hôm qua, hầu hết các đối tác phần cứng kỳ cựu, lâu năm của Microsoft đều đưa ra những lời khen lịch sự nhưng vô cùng kiệm...