WHO tiết lộ thời điểm thử nghiệm vaccine phòng ngừa virus corona
WHO vừa chính thức đưa ra những thông tin mới về dịch do virus corona chủng mới gây ra. Đồng thời, tiết lộ thời điểm thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng ngừa virus corona.
Ngày 30/1, Tổng Giám đốc WHO tuyên bố dịch do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19) là sự kiện y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu (PHEIC). Các ca bệnh Covid-19 xuất hiện ở tất cả năm khu vực của WHO và việc lây truyền từ người sang người xảy ra cả ở trong và ngoài Trung Quốc đại lục. Hiện nay, WHO cho biết đang tiếp tục làm việc với các quốc gia và các chuyên gia để tìm hiểu về loại virus mới này và thông báo các hành động tiếp theo. Trong khi vẫn còn nhiều điều chưa biết về Covid-19, WHO vừa chính thức cung cấp thêm những thông tin mới nhất về dịch bệnh này.
Virus corona (CoV) là một họ virus lớn gây ra các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh cảnh nghiêm trọng hơn như MERS-CoV và SARS-CoV. Virus Covid-19 là một chủng mới trước đây chưa được xác định ở người. Một số loại virus corona là có nguồn gốc từ động vật, tức chúng có thể lây truyền giữa động vật và con người. Các nghiên cứu trước đây nghi ngờ rằng SARS-CoV được truyền từ dơi sang cầy hương rồi sang người, và MERS-CoV được truyền từ lạc đà sang người. Một số loại vi rút corona đã được biết hiện đang có ở động vật nhưng chưa gây bệnh cho người.
Đường lây truyền của virus corona
Dựa trên những thông tin nhận được đến nay và dựa trên kinh nghiệm đối với các virus corona khác (như MERS-CoV và SARS-CoV), nhiều khả năng loại virus mới này lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần giữa người với người, qua đường hô hấp, trong trường hợp này là giọt bắn (ví dụ nó được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc trong một số quy trình chăm sóc y tế) và qua tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus (ví dụ khi một người bị nhiễm bệnh và một người khác dùng chung cốc/ly). Đây là lý do tại sao WHO khuyến cáo người dân nên duy trì vệ sinh tay và đường hô hấp đúng cách.
Ước tính sơ bộ của chính quyền Trung Quốc cho thấy vi rút có thể truyền từ một người sang hai hoặc nhiều người khác. Khi các điều tra viên thu thập dữ liệu và khi các biện pháp chống dịch có hiệu lực, con số này sẽ thay đổi.
Các triệu chứng khi nhiễm covid-19
Virus corona chủng mới có thể gây ra các triệu chứng nhẹ giống như cúm nhưng cũng có thể gây bệnh nặng. Bệnh nhân bị nhiễm virus sẽ xuất hiện một loạt triệu chứng. Mặc dù bệnh này có thể gây bệnh nặng ở một số người, nhưng hầu hết chỉ mắc bệnh nhẹ. Vì vậy, những gì chúng ta thấy hiện nay không giống như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hoặc hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Những người bị nhiễm virus Covid-19, bị cảm cúm hay cảm lạnh thường đều có những triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng chúng lại do các loại virus khác nhau gây ra. Chính do sự giống nhau này nên rất khó để có thể chẩn đoán bệnh nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Vì vậy, để xác định các ca nhiễm virus Covid-19, phải cần đến các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
WHO luôn khuyến cáo những người bị ho dai dẳng, sốt và cảm thấy khó thở nên đi khám sớm. Bạn cũng nên kể cho nhân viên y tế biết nếu bạn có đi tới Hồ Bắc trong vòng 14 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện, hoặc nếu bạn đã có tiếp xúc gần với một người bị ốm và có những triệu chứng hô hấp.
Thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine ngừa virus corona có thể được thực hiện trong 3-4 tháng tới. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus corona
Trường hợp người dân ở khu vực có dịch ở Trung Quốc hay trở về từ vùng dịch, cần lưu ý những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh và giữ gìn sức khỏe bằng những cách sau:
Duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1 – 2 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt; tránh sờ vào mắt, mũi và miệng; Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng và nước; nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy đi khám sớm và kể cho nhân viên y tế biết chi tiết trước đó bạn đã đi những đâu
Nếu người dân không sống hoặc không đến các vùng dịch bệnh ở Trung Quốc và không tiếp xúc với những người bị ảnh hưởng, chỉ cần và giữ gìn sức khỏe bằng cách: Bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm thông thường; tránh sờ vào mắt, mũi và miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
Có nên đeo khẩu trang không?
Đeo khẩu trang y tế có thể hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang thì không ngăn chặn được việc lây nhiễm, mà phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như vệ sinh tay và đường hô hấp và tránh tiếp xúc gần – giữ khoảng cách ít nhất 1m giữa với những người khác (người bệnh, người có dấu hiệu nghi vấn).
WHO khuyến cáo mọi người sử dụng khẩu trang y tế một cách hợp lý, để tránh lãng phí những tài nguyên quý giá và tránh sử dụng khẩu trang không đúng cách. Điều này có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi), nghi ngờ nhiễm Covid-19 với các triệu chứng nhẹ hoặc đang chăm sóc cho người bị nghi ngờ nhiễm Covid-19. Một ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 là trường hợp người bị nghi nhiễm có lịch sử đi lại khu vực báo cáo có dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc, hoặc tiếp xúc gần với một người đến từ Trung Quốc và có các triệu chứng hô hấp.
Đã có vaccine ngừa virus corona chưa?
WHO cho biết, cho đến nay, chưa có một loại thuốc nào được khuyến nghị sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị virus corona chủng mới. Tuy nhiên, những người nhiễm Covid-19 sẽ được điều trị triệu chứng, và những trường hợp nặng sẽ được điều trị hỗ trợ tối ưu. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu hiện đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm trên lâm sàng. WHO đang điều phối những nỗ lực phát triển thuốc điều trị đặc hiệu nCoV cùng với một số đối tác.
Hiện không có vaccine phòng bệnh Covid-19, nhưng việc sản xuất vaccine đang được tiến hành để các thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu sau 3-4 tháng. WHO sẽ công bố danh sách ban đầu các loại vaccine hiện đang được nghiên cứu và có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng này.
WHO lưu ý, kháng sinh không có tác dụng đối với virus mà chỉ hiệu quả với các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Vi rút corona chủng mới là một loại virus và vì thế, không thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị loại virus này.
Ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh rất tốt
WHO đánh giá, năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi – bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ – theo như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) (2005).
“Chúng tôi gọi đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp, và năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam, và bây giờ là Covid-19. WHO ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt. Chính phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch – tăng cường giám sát, bảo đảm phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành”, WHO đánh giá.
WHO cũng cho rằng, dự kiến sẽ có thêm các trường hợp nhiễm virus corona mới trong những ngày tới. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh. Cần phát hiện sớm, cách ly và xử trí các trường hợp mắc bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp, tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin minh bạch và kịp thời với WHO như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (2005).
Bảo Lâm
Theo Time/WHO/vietQ
Dịch nCoV, bổ sung nội tiết tố nữ đúng cách giúp tăng sức đề kháng cho phụ nữ
Nghiên cứu khoa học mới nhất về virus nCoV cho thấy phụ nữ ít nguy cơ nhiễm virus corona hơn nam giới, nguyên nhân là do nội tiết tố nữ giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn, chống virus tốt hơn. Vậy bổ sung nội tiết tố nữ như thế nào mới đúng cách để giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch mùa đại dịch nCoV, hãy lắng nghe ý kiến từ các các chuyên gia.
Nội tiết tố nữ giúp phụ nữ tăng sức đề kháng
Thế giới đã có hơn 37 ngàn người nhiễm virus nCoV và con số vẫn tăng lên từng ngày. WHO đã phải công bố tình trạng khẩn cấp trước mức độ nguy hiểm và lây lan quá nhanh của virus nCoV trong khi chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu. Ngoài các biện pháp chung như hạn chế tới chỗ đông người, đeo khẩu trang, dùng nước rửa tay thường xuyên, các chuyên gia khuyến cáo mọi đối tượng đều phải tăng cường sức đề kháng để nâng cao sức khoẻ phòng dịch nCoV.
Điểm đáng lưu ý là Tạp chí y khoa The Lancet (Tạp chí y khoa lâu đời tại Mỹ) công bố nghiên cứu của Trung Quốc ngày 30/1 cho thấy nam giới mắc nCoV nhiều gấp đôi so với nữ giới. Sự chênh lệch giới tính này cũng tương đồng với các quan sát trước đó trong đại dịch MERS-cov và SARS-cov (2 đại dịch cũng gây ra bởi virus corona nhưng chủng khác).
Lý giải tình trạng này, nhóm nghiên cứu cho biết: "Do phụ nữ có nhiễm sắc thể X và hormon giới tính (Nội tiết tố nữ) ảnh hưởng đến miễn dịch bẩm sinh và thích nghi".
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học Ý tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu và Khoa thấp khớp, Đại học Genova, cũng chỉ ra rằng nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng tăng cường miễn dịch và hormone này cũng được coi là chất tăng cường tăng sinh tế bào và đáp ứng miễn dịch cơ thể
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Vương Tiến Hòa, Chuyên gia cao cấp Bộ Y tế, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ sản Việt Nam cũng cho biết, những năm gần đây, đặc biệt khi những virus nổi lên, người ta nghiên cứu nhiều về khả năng miễn dịch của estrogen (Tên khoa học của Nội tiết tố nữ). Estrogen đã tác động lên cơ thể của người phụ nữ, làm tăng những cytokine chống viêm, cản trở xâm nhiễm của virus, tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, nó có vai trò tốt hơn đối với cơ chế miễn dịch với virus
Những phụ nữ nào cần bổ sung nội tiết tố nữ để tăng cường đề kháng?
Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Genova cũng cho thấy tác dụng kháng virus này sẽ thấp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hay những phụ nữ có nồng độ estrogen thấp. Các nhà khoa học đã so sánh phản ứng đề kháng của các nhóm phụ nữ trẻ, phụ nữ mãn kinh có bổ sung nội tiết và phụ nữ mãn kinh không bổ sung nội tiết. Kết quả là nhóm phụ nữ trẻ tạo ra các phản ứng kháng thể mạnh hơn hẳn so với cả hai nhóm mãn kinh; Giữa 2 nhóm mãn kinh thì nhóm có bổ sung nội tiết có phản ứng kháng thể cao gấp đôi nhóm phụ nữ không bổ sung nội tiết.
GS.TS Vương Tiến Hòa cũng lưu ý: "Chúng ta không thể chủ quan. Người phụ nữ nào cũng có estrogen (nội tiết tố nữ) nhưng mức độ nhiều hay ít. Khi người phụ nữ ở độ tuổi 20 estrogen cao. Nhưng khi phụ nữ ở độ tuổi 35, nồng độ estrogen giảm đi. Đặc biệt tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì lượng estrogen còn rất ít...
Đối với dịch nCoV, phụ nữ bổ sung, tăng cường nội tiết tố nữ sẽ tốt hơn. Bởi vì những phụ nữ ngoài 35 tuổi trở đi lượng estrogen giảm nhiều. Đặc biệt với phụ nữ mãn kinh gần như estrogen không còn. Điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch kém hơn, dễ bị bệnh hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi hơn."
Đồng quan điểm PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhấn mạnh: "Đúng là nội tiết tố nữ estrogen giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn nam giới nhưng quan trọng là hàm lượng nội tiết tố nữ ở phụ nữ không phải luôn luôn dồi dào. Chỉ những phụ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh sản, có nồng độ estrogen cân bằng thì mới có miễn dịch cao như vậy.
Còn từ sau tuổi 30, đặc biệt là 35 thì nội tiết tố nữ sẽ suy giảm mạnh mẽ, lúc này phụ nữ thiếu hụt nội tiết tố nữ và đề kháng cũng theo đó mà giảm đi. Ở những đối tượng này thì để tăng cường đề kháng, các bạn nên chủ động bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố nữ của mình."
Ngoài liên quan tới độ tuổi thì nhiều phụ nữ tuy tuổi còn trẻ nhưng cũng đã bị suy giảm nội tiết tố. Chính vì vậy, ngoài lưu ý đến các dấu hiệu tuổi tác thì chúng ta cần biết tới các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ, nếu gặp một trong các triệu chứng sau thì có thể cũng đang thiếu hụt nội tiết: kinh nguyệt không đều, da khô,da nám sạm, âm đạo khô hạn, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ-khó ngủ sâu, hay cáu gắt vô cớ, cảm thấy các cơn bốc nóng mặt, ...
Bổ sung nội tiết tố nữ như thế nào mới đúng cách?
PGS Lâm cũng cảnh báo thêm: "Nói đến nội tiết tố nữ, có thể nhiều chị em sẽ nhầm lần vì hiện nay, có hai phương pháp bổ sung estrogen:
- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) từ tây y: Phương pháp này hiệu quả rất nhanh và rõ ràng nhưng không được phép tự ý sử dụng mà phải được chỉ định bởi bác sỹ chuyên khoa, vì nếu dùng không đúng, sẽ có tác dụng phụ, còn có cả đối tượng chống chỉ định
- Bổ sung nội tiết tố nữ thảo dược: Nếu muốn bổ sung nội tiết tố nữ đơn giản hơn, không cần qua thăm khám và chỉ định của bác sỹ thì có thể bổ sung nội tiết tố nữ thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành. Nhiều nghiên cứu khoa học tại Mỹ và các nước tiên tiến chỉ ra rằng: Trong mầm đậu nành chứa hoạt chất Isoflavone (estrogen thảo dược), có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố nữ của cơ thể, nhưng an toàn và rất dễ sử dụng, lại có khả năng tự đào thải khi dư thừa. Nên phụ nữ có thể chủ động sử dụng mà không cần theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên đậu nành dùng để bổ sung nội tiết không phải đậu nành mà chị em mua ngoài chợ, đó là đậu nành thực phẩm, hàm lượng nội tiết không cao. Trong y dược học thì chúng tôi có khái niệm là "đậu nành dược liệu" tức là mầm đậu nành có hàm lượng nội tiết cao để bổ sung nội tiết thì mọi người nên tham khảo kỹ càng.
Nguyễn Trần
Theo SK&ĐS
Phòng dịch nCoV: Chỉ đeo khẩu trang khi cần thiết WHO chính thức công bố tình hình nhiễm nCoV ở tình trạng đáp ứng khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyeus - Tổng Giám đốc WHO, đây không phải thời điểm để lo sợ, gây hoang mang, mà là thời gian để nhìn lại những dữ kiện một cách khoa học giúp chúng ta bình tĩnh hơn khi đối...