Vượt lệnh cấm, NASA xin nghiên cứu mẫu đá Mặt trăng do Trung Quốc mang về
Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xin phép nghiên cứu các mẫu đá Mặt trăng của Trung Quốc, trong lần hợp tác đầu tiên của hình thức này giữa các cơ quan vũ trụ hai nước.
Trung Quốc đã bắt đầu mở cấp phép nghiên cứu các mẫu vật từ Mặt trăng cho các nhà nghiên cứu quốc tế. Ảnh minh hoạ: Xinhua
Luật pháp Mỹ đã phân định khoảng cách rõ rệt giữa NASA và đối tác của họ là Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA). Nhưng ở một số trường hợp, họ sẽ được phép làm việc cùng nhau, ít nhất là trong dịp này.
Trong thông báo nội bộ ngày 2/12, cơ quan vũ trụ Mỹ cho biết họ đã xin Quốc hội tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu NASA gửi đơn đăng kí đến CNSA để được tiếp cận các mẫu vật do tàu Hằng Nga 5 của Trung Quốc thu thập vào năm 2020.
Các đơn đăng ký như trên thường là bất hợp pháp theo Tu chính án Wolf – do Quốc hội Mỹ thông qua năm 2011 và được đặt theo tên của thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa lúc đó là Frank Wolf. Tu chính án này cấm NASA hợp tác với Trung Quốc trừ khi được các nhà lập pháp cho phép.
Theo NASA, việc nộp đơn xin nghiên cứu là cần thiết vì các mẫu đá do Trung Quốc thu thập được có “giá trị độc nhất vô nhị”. Gần đây, chúng đã được cung cấp cho cộng đồng khoa học quốc tế vì mục đích nghiên cứu.
Việc Quốc hội Mỹ “bật đèn xanh” cho NASA nộp đơn nghiên cứu đá Mặt trăng là một trường hợp ngoại lệ, chỉ áp dụng với các mẫu đá do tàu Hằng Nga 5 mang về. Các lệnh cấm khác trong hoạt động song phương giữa NASA với Trung Quốc vẫn giữ nguyên.
Những mẫu vật từ vùng tối Mặt trăng – nơi NASA chưa có cơ hội đặt chân đến – sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về lịch sử địa chất của hành tinh này, cũng như hệ thống Trái đất – Mặt trăng và có khả năng giúp NASA thực hiện các kế hoạch khám phá Mặt trăng trong tương lai.
Video đang HOT
Cơ quan này cho biết: “Việc đăng ký nghiên cứu sẽ đảm bảo rằng các nhà nghiên cứu Mỹ có cơ hội giống như các nhà khoa học trên khắp thế giới”.
Đợt tiếp nhận đơn nghiên cứu đầu tiên từ bên ngoài Trung Quốc của CNSA sẽ kết thúc vào ngày 22/12. Người nộp đơn có thể đăng nhập vào hệ thống phát hành mẫu, kiểm tra các đặc tính của mẫu vật, chẳng hạn như trọng lượng và kích thước, đồng thời đặt nghiên cứu tối đa năm mẫu.
Tháng 12/2020, tàu vũ trụ Hằng Nga 5 đã hạ cánh gần Mons Rmker, một ngọn núi lửa ở khu vực phía Tây Bắc của Mặt trăng. Trong sứ mệnh kéo dài 23 ngày, tàu đổ bộ này đã thu thập được 1.731 gram đất, đá Mặt trăng.
Đó là lần thu thập thành công các mẫu vật Mặt trăng đầu tiên trong gần 5 thập kỷ kể từ khi kết thúc sứ mệnh Apollo của NASA
Trong khi một số mẫu của Trung Quốc được niêm phong và lưu trữ tại quê hương của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông ở tỉnh Hồ Nam, số còn lại được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm trưng bày và làm quà tặng ngoại giao. Nga và Pháp đều đã nhận được món quà này.
Kể từ năm 2021, CNSA đã tổ chức sáu đợt đăng kí nghiên cứu, phân phát hơn 250 mẫu vật – nặng tới 77,68 gram – cho các viện và trường đại học Trung Quốc.
Cho đến nay, hơn 70 bài báo về kết quả phân tích mẫu vật đã được xuất bản trên một số tạp chí học thuật hàng đầu thế giới.
Tháng 10/2021, hai nhóm khoa học Trung Quốc đã báo cáo rằng niên đại của mẫu vật do tàu Hằng Nga 5 mang về là khoảng 2 tỷ năm, trẻ hơn nhiều so với dự đoán trước đây.
Tại hội nghị thường niên ở Baku, Azerbaijan vào tháng 10, Học viện Du hành vũ trụ Quốc tế đã trao giải thưởng cao nhất cho đội chuyên gia đứng sau sứ mệnh Hằng Nga 5 vì những đóng góp xuất sắc của họ cho hoạt động thám hiểm Mặt trăng và không gian sâu của nhân loại.
Không rõ liệu Quốc hội Mỹ có đưa ra thêm ngoại lệ nào cho các sứ mệnh thu thập tiếp theo Trung Quốc hay không. Đặc biệt là sứ mệnh Hằng Nga 6 của năm 2024 nhằm lần đầu tiên lấy mẫu từ phía xa của mặt trăng.
Giá trị khoa học của các mẫu vật đó có thể còn cao hơn nữa.
Đồng thời, các cơ quan vũ trụ của Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt để lấy mẫu từ Sao Hỏa, có thể diễn ra vào khoảng năm 2030.
Tại cuộc họp ở Baku, một quan chức vũ trụ cấp cao của Trung Quốc đã xác nhận kế hoạch khởi động sứ mệnh mang mẫu vật về sao Hỏa vào năm 2028. Trong khi đó, chương trình của NASA đang đối mặt với nhiều thách thức sau khi một cuộc đánh giá độc lập vào tháng 9 cho biết ngân sách và lịch trình của họ là “không thực tế”.
Theo đánh giá, xác suất gần như bằng 0 rằng hai nhân tố chính của chương trình – tàu đổ bộ lấy mẫu do NASA phát triển và tàu quay trở lại Trái đất do Cơ quan Vũ trụ châu Âu phát triển – sẽ sẵn sàng phóng vào năm 2027 hoặc 2028.
Trung Quốc mời gọi các nước hợp tác trong sứ mệnh Mặt Trăng mới
Trung Quốc, với mục tiêu trở thành một cường quốc không gian vào năm 2030, đã ngỏ lời mời hợp tác quốc tế với sứ mệnh Mặt Trăng mới.
Điều này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tiến gần đến thời hạn của sứ mệnh thiết lập môi trường sống lâu dài trên cực Nam Mặt Trăng.
Tên lửa Trường Chinh-5 mang theo tàu thám hiểm Chang'e-5 (Hằng Nga 5) rời khỏi bệ phóng tại trung tâm vũ trụ Văn Xương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 24/11/2020. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) trong khuôn khổ Hội nghị Du hành vũ trụ Quốc tế lần thứ 74 tại Baku, Azerbaijan ngày 2/10 bày tỏ rằng Bắc Kinh hoan nghênh các nước và tổ chức quốc tế cùng tham gia sứ mệnh Chang'e-8 (Hằng Nga 8). CNSA đồng thời mong muốn có thể cùng thực hiện các dự án "cấp sứ mệnh".
Theo thông tin chi tiết công bố trên trang web của CNSA, dự án ở cấp sứ mệnh đồng nghĩa với Trung Quốc và các đối tác quốc tế có thể phóng và vận hành tàu vũ trụ, tiến hành "tương tác" giữa tàu vũ trụ với tàu vũ trụ và cùng nhau khám phá bề mặt Mặt Trăng. CNSA còn bổ sung rằng các đối tác quốc tế cũng được hoan nghênh tham gia sứ mệnh Hằng Nga-8 và triển khai độc lập các module của riêng họ sau khi tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh.
Các bên quan tâm cần gửi thư bày tỏ ý định cho CNSA trước ngày 31/12. Việc lựa chọn đề xuất cuối cùng sẽ diễn ra vào tháng 9/2024. Sứ mệnh Hằng Nga-8 sẽ tiếp nối Hằng Nga-7 vào năm 2026, cũng nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên trên cực Nam của Mặt Trăng. Hai sứ mệnh này sẽ đặt nền móng cho việc xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) do Bắc Kinh dẫn đầu vào những năm 2030.
Trung Quốc đã đưa tàu thăm dò không người lái lên Mặt Trăng trong sứ mệnh Hằng Nga-5 vào năm 2020. Nước này còn có kế hoạch phóng tàu thăm dò Hằng Nga-6 tới phần bị che khuất của Mặt Trăng vào nửa đầu năm 2024 để lấy mẫu đất. Trung Quốc đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Tên lửa Artemis 1 tại bệ phóng 39B ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 3/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Lộ trình này của Trung Quốc trùng hợp với chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Artemis hướng tới mục tiêu đưa các phi hành gia Mỹ quay trở lại về mặt Mặt Trăng vào tháng 12/2025. Dự kiến khi đó, sứ mệnh Artemis 3 sẽ đưa hai phi hành gia Mỹ hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng. NASA còn lên kế hoạch cho sứ mệnh Artemis 4 và 5 lần lượt cho 2027 và 2029. Lần gần đây nhất con người đặt chân lên Mặt Trăng là vào năm 1972 trong chương trình Apollo của Mỹ.
Luật pháp Mỹ cấm NASA hợp tác với Trung Quốc, dù trực tiếp hoặc gián tiếp. Tính đến 29/9, có 29 quốc gia - bao gồm Ấn Độ vốn đưa tàu thăm đến dò gần cực Nam của Mặt Trăng vào tháng 8 - đã ký Hiệp ước Artemis. NASA và Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo hiệp ước này nhằm thiết lập các chuẩn mực ứng xử trong không gian và trên bề mặt Mặt Trăng. Trung Quốc và Nga không tham gia vào hiệp ước.
Chinh phục Mặt Trăng giá rẻ kiểu Ấn Độ Từ những năm 1960 khi con người khám phá không gian, các sứ mệnh lên Mặt Trăng đã thu hút được sự chú ý đáng kể trên toàn cầu. Việc tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ lần đầu tiên hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng ngày 23/8 vừa mang tính lịch sử, vừa thân thiện với ngân sách và thêm...