Vượt lên hoàn cảnh, cậu học trò người dân tộc Jrai thành thủ khoa trường Sỹ quan
Khi biết được kết quả mình đạt Thủ khoa của Trường Sỹ quan Thông tin khu vực phía Nam, R’ Ô Nhí rất vui mừng và vinh dự.
Thầy Nguyễn Chí Trung – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Phan Chu Trinh, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, năm học 2020-2021 trường có 1 thủ khoa duy nhất khối A00 của Trường Sỹ quan Thông tin tại khu vực phía Nam với tổng số điểm 27,90 (Toán – 8.40; Vật lý: 8.50; Hóa học: 8.25, Ưu tiên: 2.0, Khu vực: 0,75).
Đó là em R’ Ô Nhí- học sinh người dân tộc thiểu số Jrai. Em sinh ra và lớn lên tại một buôn làng nghèo thuộc xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, trong một gia đình thuần nông có hoàn cảnh khó khăn, nguồn thu nhập chính của gia đình em chủ yếu từ củ mì, cái bắp.
Vì vậy, ngoài giờ học ở lớp em còn phải lên rẫy phụ bố mẹ để cuốc đất, rải bắp, nhằm kiếm thêm thu nhập để Nhí và em được đến trường.
Em R’ Ô Nhí – thủ khoa khối A00 của Trường Sỹ quan Thông tin tại khu vực phía Nam
Do vậy, với em con đường bước tới giảng đường đại học không dễ dàng chút nào. Thế nhưng, không vì thế mà em an phận để về với cái nương, cái rẫy như những người bạn ở Bôn mà trong em luôn nung nấu ước mơ được đi học và học ở một trường Quân đội – vì em nhận thức được rằng nơi đó môi trường đào tạo tốt, lại được nhà nước hỗ trợ nhiều khoản, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình em… đặc biệt hơn thế nữa em mong muốn sau khi tốt nghệp sẽ trở thành Sỹ quan quân đội góp phần mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để sớm biến ước mơ của mình thành hiện thực, em đã phải cố gắng quyết tâm rất nhiều. Không được như các bạn cùng trang lứa, ngoài giờ học trên lớp thì được đi học thêm, học kèm để thầy cô bổ sung thêm kiến thức, được vui chơi, giải trí…. Với em, điều đó thật xa xỉ.
Ngoài việc nắm vững kiến thức mà thầy cô truyền đạt ở trên lớp, Nhí chủ yếu tự học, tự nghiên cứu và tìm hiểu các dạng bài tập, kiến thức về môn học từ sách tham khảo em mượn thư viện, trên các trang mạng vào mỗi tối sau khi lên nương về.
Mỗi chương trình, bài tập khó được hoàn thành thì niềm vui và hi vọng trong em được nhân lên, tạo động lực cho em trong quá trình tìm tòi, khám phá để đến gần hơn với ước mơ của mình.
Video đang HOT
Danh sách trúng tuyển của Trường Sỹ quan Thông tin tại khu vực phía Nam.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn là động lực để em phấn đấu vươn lên học học thật giỏi. Và rồi bằng ý chí, nghị lực của bản thân, không đầu hàng và an phận với những khó khăn, cuối cùng ước mơ của em cũng trở thành hiện thực. Khi biết được kết quả mình đạt Thủ khoa của trường sỹ quan Thông tin khu vực phía Nam, em rất vui mừng và vinh dự.
Khâm phục hoàn cảnh khó khăn và tinh thần vượt vươn lên đạt thành tích cao trong học tập của em R’ Ô Nhí nên thầy Hiệu trưởng đã kịp thời thưởng nóng một phần quà nhằm khích lệ tinh thần nghị lực vươn của em, đồng thời biểu dương để các em học sinh thế hệ kế cận của trường học tập và noi theo.
Em cũng được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai khen tặng danh hiệu “Học sinh người dân tộc thiểu số đạt thành tích cao trong học tập năm học 2020-2021″.
Đây là nguồn động viên to lớn để bản thân em không ngừng nỗ lực cố gắng, học tập tốt, trang bị những kiến thức, phẩm chất và kỹ năng cần thiết cho con đường binh nghiệp sau này mà em đã chọn.
Em R’ Ô Nhí cũng được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai khen tặng danh hiệu “Học sinh người dân tộc thiểu số đạt thành tích cao trong học tập năm học 2020-2021
Kết quả học tập đó, với những học sinh khác, trong những vùng miền khác có thể là không cao. Nhưng với một học sinh dân tộc thiểu số ở một địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và tại một ngôi trường còn nhiều khó khăn, có học sinh đạt điểm thủ khoa là chuyện xưa nay hiếm và là món quà vô giá gửi tới quý thầy cô đã và đang công tác tại mái trường Trung học phổ thông Phan Chu Trinh, là niềm vui, niềm động lực để thầy cô bước vài năm học mới đầy hứng khởi và hi vọng.
Với những thành tích đã đạt được trong học tập và nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách em R’ Ô Nhí đã chạm tay tới ước mơ và xứng đáng là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó học giỏi để các bạn cùng trang lứa noi theo.
Xin viết tiếp giấc mơ cho nam sinh nghèo hiếu thảo
Mẹ bỏ đi biệt xứ, bố mất vì căn bệnh ung thư, chỗ dựa tinh thần lớn nhất của em Tuấn bây giờ là ông bà nội bệnh tật, già yếu và sự đùm bọc của bà con xóm giềng.
Em Trần Văn Tuấn (SN 2003), trú thôn Tân Hải, xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) hiện đang ở cùng với ông bà nội bệnh tật, già yếu. Mọi sinh hoạt trong gia đình chỉ dựa vào hơn 1 triệu đồng trợ cấp cho người tàn tật của bà.
Mặc dù sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng Tuấn luôn cố gắng vươn lên trong học tập và đạt thành tích cao. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua em đạt 26,5 điểm khối A (Toán 9 điểm, Lý 8,5 và Hóa 9 điểm). Không những thế em còn đạt giải Ba cấp tỉnh môn Hóa năm học 2020 - 2021.
Tuấn chia sẻ, vì hoàn cảnh gia đình nên ước mơ của em là được học một trường quân đội cho đỡ chi phí học tập, nhưng khi đi khám sơ tuyển em bị viêm gan B nên không đủ điều kiện.
Tuấn lo tới đây đi học ai sẽ chăm sóc bà
Nhớ lại lời bố dặn trước khi mất rằng phải cố gắng học thật giỏi, sau này mới có thể giúp đỡ, chăm sóc được cho ông bà. Chính vì lẽ đó, em đã đăng ký nguyện vọng vào khoa Điện tử Viễn thông của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, mặc dù biết thời gian tới em phải cố gắng hơn rất nhiều.
"Dự định của em khi bước chân vào trường Đại học sẽ nỗ lực học tập, ngoài thời gian trên lớp tranh thủ đi làm thêm kiếm tiền trang trải học hành, vì ông bà già yếu, đau ốm không thể có tiền lo cho em được" , Tuấn tâm sự.
Bữa cơm của gia đình chỉ có rau luộc và trứng
Hai ngày nay khi biết cháu đậu đại học, bà Nguyễn Thị Hiển (67 tuổi, bà nội Tuấn) vui lắm, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi buồn sâu lắng, bởi ông bà đã già yếu, không đủ sức lo cho cháu.
Bà Hiển kể, những năm trước do nghèo túng, bố mẹ Tuấn đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng và người quen để đầu tư nuôi ngao, tuy nhiên may mắn không đến khi làm ăn thua lỗ, gia đình rơi vào chuỗi ngày túng quẫn, nợ nần.
Buồn chán, mẹ em bỏ nhà đi. Bố Tuấn phải lặn lội ra các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng làm thuê kiếm tiền nuôi con ăn học không quản vất vả, không may cũng đổ bệnh mà mất.
Trước ngày nhập học Tuấn tranh thủ xem lại sách vở
"Tôi bị bệnh viêm đa rễ dây thần kinh nên phải ngồi xe lăn nhiều năm nay. Còn chồng tôi là ông Trần Văn Đảm (71 tuổi) cũng bệnh tật phải thuốc men thường xuyên, cả gia đình chỉ trông chờ vào hơn 1 triệu đồng tiền trợ cấp tàn tật của tôi" , bà Hiển buồn bã.
Cô Hoàng Ánh Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3, trường THPT Hậu Lộc 1 chia sẻ, mặc dù hoàn cảnh như vậy nhưng chưa bao giờ thấy em Tuấn than vãn điều gì.
" Biết Tuấn là một học sinh nhà nghèo, ngoan ngoãn, chăm chỉ, Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo cũng thường xuyên động viên để em thêm động lực. Giờ Tuấn đậu đại học, mọi chi phí sẽ tăng thêm rất nhiều, một mình em khó lòng kham nổi. Tôi chỉ mong các nhà hảo tâm có thể hỗ trợ để em thực hiện được ước mơ hoàn thành đại học của mình ", cô Vân Anh nói.
Ngôi nhà nơi Tuấn đang ở cùng với ông bà nội già yếu
Ông Nguyễn Văn Chư, Trưởng thôn Tân Hải cho biết, gia đình cháu Tuấn thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn. Trước hoàn cảnh đó, nhiều năm qua chính quyền địa phương cùng bà con trong xóm thường xuyên thăm hỏi, động viên, người giúp bò gạo, mớ rau, con cá hỗ trợ gia đình phần nào. Giờ đây con đường học tập của cháu là cả một chặng đường dài, rất mong được sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân.
Lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng vào các trường quân đội Thí sinh xét tuyển vào các trường quân đội điều chỉnh nguyện vọng 3 lần nhưng kèm theo những quy định đặc thù. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hệ quân sự các trường Quân đội phải qua sơ tuyển, đã nộp hồ sơ sơ tuyển về trường đăng ký dự tuyển và được trường thông báo đủ tiêu chuẩn dự...