Vừa dạy vừa tập huấn kín mít tuần, thầy cô giáo than ‘không còn sức’

Theo dõi VGT trên

‘Chúng tôi hiểu khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa bắt buộc giáo viên phải đi tập huấn. Tuy nhiên, cách thức tập huấn ồ ạt và vội vàng như hiện nay sẽ không hiệu quả’ – thầy T., giáo viên môn hóa ở TP.HCM, tâm sự.

Vừa dạy vừa tập huấn kín mít tuần, thầy cô giáo than không còn sức - Hình 1

Giáo viên các trường THCS Q.4, TP.HCM tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới – Ảnh: NHƯ HÙNG

Thời điểm này, các sở GD-ĐT gấp rút tập huấn giáo viên tiểu họctrung học. Cùng với đó là triển khai những chỉ đạo mới tiệm cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều này tạo áp lực lớn cho giáo viên.

“Các lớp tập huấn, bồi dưỡng nên tổ chức trong dịp hè để giảm bớt gánh nặng cho giáo viên.”

Một giáo viên ở TP.HCM

Cả buổi tối và cuối tuần

“Chúng tôi nhận lịch bồi dưỡng về phương pháp, nội dung để giảng dạy liên môn mà choáng váng vì phải đi học vào tối thứ hai, tư, sáu từ 17h30 – 21h và nguyên ngày chủ nhật. Đây là lớp tập huấn dành cho giáo viên dạy môn lịch sử và địa lý, môn khoa học tự nhiên của chương trình mới. Vì vậy, những giáo viên môn sử, địa, lý, hóa, sinh ngoài việc tập huấn chương trình mới theo modul thì phải học thêm lớp tập huấn dạy học liên môn này trong bốn tháng…” – một giáo viên ở Q.3, TP.HCM than thở.

Ngoài ra, giáo viên này nói thêm: “Chúng tôi không đồng tình với lịch học nên lớp học vẫn chưa diễn ra. Tôi hi vọng lớp học dời đến hè năm 2021 vì hiện tại giáo viên tập huấn theo chương trình mới đã đến modul 2, mệt mỏi lắm rồi!”.

Trong khi đó, nhiều giáo viên bậc THCS ở Q.7, Nhà Bè (TP.HCM) bức xúc cho biết họ đã đi bồi dưỡng được hơn hai tháng. “Lịch học là một ngày trong tuần và một ngày chủ nhật. Ban tổ chức lớp học bắt chúng tôi phải đi học vào ngày nghỉ. Chủ nhật đáng lẽ phải để cho chúng tôi tái tạo sức lao động, sum họp bên gia đình, dạy dỗ con cái… thì nay phải đi học.

Chúng tôi cũng không thể toàn tâm toàn ý cho việc học khi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên ở trường như giảng dạy, soạn giáo án, ra đề kiểm tra, chấm bài…” – cô Th., giáo viên môn sử ở TP.HCM, phân tích.

Tạo thêm áp lực

Video đang HOT

Tương tự, một giáo viên ở Hải Phòng cho biết quá oải với “các kiểu đổi mới liên tục” của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, một giáo viên trung học phải đảm nhận rất nhiều việc ở trường như dạy đủ số tiết, bồi dưỡng học sinh giỏi, chuẩn bị kế hoạch ôn tập cho học sinh cuối cấp, giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

“Cả ngày ở trường, về nhà còn chấm bài, chuẩn bị cho bài dạy, viết báo cáo, trao đổi với phụ huynh… Giáo viên không còn sức để tiếp cận với những đổi mới quá nhiều” – giáo viên này nói.

“Nói một cách khách quan thì phương pháp tập huấn của Bộ GD-ĐT cũng có nhiều điểm mới tích cực, yêu cầu người được tập huấn phải học thật, thi thật. Ví dụ như các bài tập huấn online có nhiều chỗ khô khan nhưng người học không được “tua” qua cho nhanh mà phải xem cho kỹ. Vì nếu giáo viên làm bài tập sai sẽ phải làm lại.

Thế nhưng, việc yêu cầu người thầy giáo phải soạn giáo án một cách chi tiết, tỉ mỉ chỉ tạo thêm áp lực. Nếu làm đúng như những gì được tập huấn thì chúng tôi phải soạn giáo án mỗi bài dạy khoảng bảy trang giấy với rất nhiều mục theo quy định. Điều này không phù hợp với thực tế và khiến cho chúng tôi chỉ làm theo kiểu đối phó” – thầy Kh., giáo viên môn hóa ở TP.HCM, nhận định.

Bộ GD-ĐT nói gì?

Ông Nguyễn Xuân Thành – vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT – khẳng định nội dung giáo viên đang được tập huấn có nhiều cái đã triển khai nhiều năm qua, chính giáo viên cũng đang thực hiện.

Tuy nhiên, theo yêu cầu mới có những căn chỉnh một chút, hoặc thay đổi tên gọi để chuẩn xác hơn. Trong quá trình tập huấn, cách trao đổi hướng dẫn giáo viên khiến họ nhầm tưởng là phải thay đổi, thực hiện những nội dung hoàn toàn mới một cách cứng nhắc nên bị ngợp, thấy khó khăn.

Ông Thành ví dụ có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã từng được đưa vào các nhà trường thực hiện trong nhiều năm qua với các hình thức khác nhau. Chẳng hạn như thí điểm, áp dụng đại trà, khích lệ giáo viên đổi mới sáng tạo. Giáo viên có tâm lý phải áp dụng “đổi mới” nhiều quá. Bây giờ khi tiếp cận modul tập huấn phương pháp dạy học lại mới nên lo lắng. Nhưng tựu trung các phương pháp dạy học tích cực đều có điểm chung là tổ chức cho học sinh hoạt động.

“Trước đây, giáo viên quen với khái niệm “lý thuyết và bài tập” thì bây giờ tên gọi chỉ khác đi là xây dựng kiến thức mới và luyện tập. Luyện tập ở đây không chỉ là làm bài tập mà là hoạt động thực hành, vận dụng vào thực tế, trải nghiệm…

Giáo viên không bị khuôn cứng vào bài dạy lý thuyết và hướng dẫn bài tập như trong sách giáo khoa mà được giao quyền chủ động lựa chọn các phương pháp khác nhau, hình thức luyện tập khác nhau áp dụng cho học sinh.

Trong quá trình đó, giáo viên cũng thực hiện đổi mới kiểm tra thường xuyên, như hỏi – đáp, chấm sản phẩm học tập. Tôi nghĩ việc này nhiều nhà trường làm rồi, nhiều giáo viên làm tốt rồi. Nếu chúng ta trao đổi với giáo viên một cách giản dị, ứng với bài dạy thực tế của từng môn học mà các thầy cô đang làm thì tôi tin giáo viên sẽ không thấy khó khăn, mơ hồ” – ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.

Chỉ để điểm danh

Tại Hà Nội, một số giáo viên cho biết “tập huấn trực tuyến” không hiệu quả vì chỉ nghe một chiều qua màn hình. Vì không thấy thiết thực, không hiểu nên nhiều giáo viên đến dự để điểm danh và làm việc khác.

30.000 giáo viên tập huấn tập trung

Vừa dạy vừa tập huấn kín mít tuần, thầy cô giáo than không còn sức - Hình 2

Giáo viên tập huấn trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông mới – Ảnh: NHƯ HÙNG

Trao đổi về tình trạng “quá tải” của giáo viên khi vừa phải đi dạy, vừa tập huấn chương trình mới, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết Bộ GD-ĐT cũng lường đến việc đó. Trong kế hoạch tập huấn của Bộ GD-ĐT, việc tập huấn tập trung chỉ thực hiện với giáo viên cốt cán.

“Ở bậc trung học có khoảng 30.000 giáo viên cốt cán của 30.000 trường tham dự tập huấn tập trung. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các sở GD-ĐT bố trí mỗi cụm trường tham gia tập huấn có đủ giáo viên của tất cả các môn học. Giáo viên cốt cán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp theo môn học trong cụm trường.

Họ sẽ có tài khoản để truy cập, tương tác, trao đổi với giáo viên, trả lời các câu hỏi, hướng dẫn giáo viên khác tháo gỡ vướng mắc. Những vấn đề giáo viên cốt cán cũng vướng thì các giảng viên sư phạm chịu trách nhiệm về tập huấn phải giải đáp. Giáo viên cốt cán sẽ được tính thù lao tăng giờ dạy khi đảm nhiệm công việc này” – ông Thành cho biết.

Theo đó, ngoài giáo viên cốt cán, các giáo viên diện đại trà chủ yếu thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên qua quá trình tự tìm hiểu, tự bồi dưỡng và qua sinh hoạt chuyên môn trong các tổ bộ môn của trường/cụm trường. Mỗi giáo viên có một tài khoản để truy cập vào nguồn tài liệu tập huấn. Trong đó có các video giới thiệu các modul để giáo viên tự nghiên cứu, trao đổi trong tổ chuyên môn. Tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật đủ cho các môn học.

“Việc tập huấn sẽ mang đến tận từng trường bằng ứng dụng CNTT cũng là để tạo điều kiện cho mọi giáo viên được tiếp cận, nắm được tinh thần của chương trình mới với những yêu cầu, hướng dẫn cụ thể chứ không phải qua các đợt tập huấn các cấp, do người đi tập huấn trước đó truyền đạt lại cho người sau dẫn tới “tam sao thất bản”.

Cách thức này cũng khích lệ giáo viên tự học, tự nghiên cứu ngay trong quá trình dạy học, là động lực để các tổ chuyên môn trong mỗi nhà trường thay đổi nội dung sinh hoạt thiết thực hơn” – ông Thành chia sẻ.

Việc “tự bồi dưỡng” đều có thể giám sát qua ứng dụng công nghệ thông tin cũng như phát huy ưu điểm của việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng: “Nếu sở GD-ĐT nào chỉ tập trung giáo viên dự tập huấn online một đợt hay vài buổi là không đúng tinh thần. Cho tới thời điểm này, giáo viên nào chưa truy cập vào tài khoản cá nhân được cấp để tự tìm hiểu tài liệu, video tập huấn thì nên thực hiện và tăng cường tương tác, tăng cường trao đổi trong tổ chuyên môn thay vì chỉ trông chờ vào các đợt tập trung để tập huấn trực tiếp hoặc online”.

Được chọn môn học cấp THPT: Học sinh hào hứng, giáo viên băn khoăn

Sắp tới, học sinh THPT sẽ được lựa chọn môn học theo sở thích, sở trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ được linh hoạt trong việc bố trí sắp xếp kế hoạch môn học, thời khóa biểu để học liên tục sớm kết thúc môn học.

Được chọn môn học cấp THPT: Học sinh hào hứng, giáo viên băn khoăn - Hình 1

Theo dự kiến, năm học 2022 - 2023, học sinh THPT sẽ được chọn môn học theo sở thích, sở trường. Ảnh minh họa: Q.Anh

Giảm bớt môn học

Điểm thay đổi lớn là việc cho phép học sinh được tự chọn môn học và phân hóa hướng nghiệp sớm đối với bậc học THPT. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12. Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn, gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn. 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Điểm mới nữa đó là học sinh bắt buộc phải lựa chọn 5 trong 3 nhóm môn học, nghĩa là sẽ có nhóm môn học sinh chọn tới 2 - 3 môn tùy theo năng lực, sở thích của mình. Cụ thể, học sinh còn phải bắt buộc chọn 5 môn từ 3 nhóm môn học cùng việc chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. 3 nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Việc học sinh được lựa chọn môn học trong khi nhiều học sinh vui mừng vì sắp tới thay vì phải "cõng" tất cả các môn là chỉ phải học nhóm môn theo năng lực, sở trường và có dự định để thi vào đại học... Tuy nhiên, học sinh được chọn môn học cũng tạo ra nhiều băn khoăn rằng khi học sinh tự chọn môn học liệu có ảnh hưởng đến công việc của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên ở các môn mà học sinh ít lựa chọn như môn Lịch sử chẳng hạn. Đại diện Bộ GD&ĐT giải thích, để đảm bảo nhóm môn thuộc các lĩnh vực khác nhau đều có học sinh lựa chọn, chương trình quy định mỗi nhóm học sinh phải chọn tối thiểu một môn chứ không thể chọn 5 môn trong 2 nhóm, còn một nhóm không có môn nào được chọn.

Trước mối lo của giả thuyết học sinh học dồn ở một số môn được yêu thích và quay lưng với các môn khó học, ít được lựa chọn xét tuyển vào đại học... GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: "Học sinh được lựa chọn môn học là điều cần thiết, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đã cho phép. Việc giáo viên dạy ít hay nhiều, cái đó đã có nhà trường sắp xếp, bố trí. Giả sử, một giáo viên có thể dạy lớp ít học sinh, cái đó cũng là bình thường, bởi ngay cả nước ngoài, như bên Pháp chẳng hạn, cũng có nhiều ngôi trường chỉ dạy rất ít học sinh, nhưng họ vẫn làm tốt và đảm bảo chất lượng giáo dục".

Học liền mạch, kết thúc sớm

Cũng theo Bộ GD&ĐT, bên cạnh việc cho phép học sinh lựa chọn môn học, lần đầu tiên chương trình mới chỉ quy định thời lượng dạy học mỗi môn học trong năm, không quy định thời lượng đến từng tuần, để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học. Đồng nghĩa với việc, các trường có thể sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt; đặc biệt là cấp THPT (có nhiều môn tự chọn), các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập để đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Ở một số môn học, có thể bố trí học liền mạch để kết thúc sớm...

Từ góc độ quản lý nhà trường, thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) cho biết, rất tán thành việc Bộ GD&ĐT cho phép thời khóa biểu thay đổi để cho học sinh có thể học một môn liên tục thời gian dài để kết thúc. Có thể thấy cách đổi mới này ở cấp THPT là phù hợp. Cách làm này giúp học sinh được đào sâu kiến thức, với quỹ thời gian dài giúp cho quá trình nghiên cứu khoa học tập trung không ảnh hưởng đến các môn khác. Là nền tảng, là cầu nối để các em theo học tín chỉ ở bậc đại học. Quản lý nhà trường cũng tập trung hơn, tinh gọn hơn. Nhà trường rất thuận lợi trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.

Đối với giáo viên, theo thầy Huỳnh Thanh Phú, giúp giáo viên đầu tư chuyên môn sâu hơn và sử dụng quỹ thời gian tốt nhất. Cải tạo đời sống giáo viên vì có nhiều thời gian để dạy trường tư, dạy trung tâm hoặc làm việc khác. Việc xếp thời khóa biểu dễ dàng hơn và khi đó việc sử dụng công năng của hội trường nhiều hơn khi mà 2 hay 3 lớp có thể ghép chung, ập trung thời gian giúp giáo viên phải thay đổi liên tục phương pháp giảng dạy, thỏa sức sáng tạo: Học nhóm, thuyết trình, học dự án, dạy tích hợp, nghiên cứu khoa học, sân khấu hóa, làm phim... Phát huy được thế mạnh của giáo viên nếu biết cách phối hợp mỗi giáo viên có thể chia ra dạy theo chuyên đề.

"Cũng sẽ có những giáo viên lo lắng nếu dạy xong môn giáo viên nghỉ thì tính sao? Theo tôi, việc này đâu có gì phải suy tư do đã dạy đủ thời lượng quy đinh là hợp pháp, hợp lý. Trường hợp học sinh quên kiến thức khi chuyển sang môn khác, việc này là lẽ thường đa phần học sinh thi xong là quên ngay, chỉ những môn phục vụ cho việc thi đại học thì phải nhớ để làm bài tốt nhưng thi xong là quên. Về việc sắp xếp môn nào sẽ dạy trước phải đặt quyền lợi của học sinh trên hết, chẳng hạn sau khi hoàn tất các môn không chính ban tập trung giải quyết các môn còn lại", thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ thêm.

Thầy giáo Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) cho biết: "Tôi ủng hộ với đề xuất của Bộ GD&ĐT trong học sinh được lựa chọn môn học, đặc biệt là "cởi trói" ràng buộc ưu tiên xếp thời khóa biểu và định lượng thời gian làm cho mọi thành viên trong nhà trường hình thành phản xạ có điều kiện đều này trở nên nhàm chán, theo kiểu tư duy duy ý chí. Chính sự thay đổi môn liên tục làm cho người lãnh đạo phải "trend" theo và khi đó khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý cũng là động lực truyền cảm hứng cho nhà trường".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngân 98 hé lộ người đứng sau giật dây tạo drama, mối quan hệ với gia đình hiện ra sao?Ngân 98 hé lộ người đứng sau giật dây tạo drama, mối quan hệ với gia đình hiện ra sao?
20:08:10 13/01/2025
Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương tiếp tục gây xôn xao, sẽ đăng hình ảnh bằng chứng nếu không dừng 1 việcCon gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương tiếp tục gây xôn xao, sẽ đăng hình ảnh bằng chứng nếu không dừng 1 việc
21:19:50 13/01/2025
Hoa hậu Phương Lê giao quyền điều hành công ty cho nghệ sĩ Vũ LuânHoa hậu Phương Lê giao quyền điều hành công ty cho nghệ sĩ Vũ Luân
22:09:00 13/01/2025
Cặp đôi nghi "phim giả tình thật" sánh đôi tại WeChoice Awards 2024: Đàng gái có hành động đánh dấu chủ quyềnCặp đôi nghi "phim giả tình thật" sánh đôi tại WeChoice Awards 2024: Đàng gái có hành động đánh dấu chủ quyền
19:47:01 13/01/2025
Vụ ô tô Mercedes lao xuống biển Nha Trang, xác định danh tính 4 cô gái đi cùngVụ ô tô Mercedes lao xuống biển Nha Trang, xác định danh tính 4 cô gái đi cùng
22:48:22 13/01/2025
Bài phát biểu gây bão của Trường Giang tại WeChoice Awards 2024, nói gì mà ai cũng gật gù dành "cơn mưa lời khen"?Bài phát biểu gây bão của Trường Giang tại WeChoice Awards 2024, nói gì mà ai cũng gật gù dành "cơn mưa lời khen"?
20:11:25 13/01/2025
Ngôi sao Việt kiều "đặt vé" trở lại tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đối mặt "cơn đau đầu dễ chịu"Ngôi sao Việt kiều "đặt vé" trở lại tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đối mặt "cơn đau đầu dễ chịu"
22:22:10 13/01/2025
MC Anh Tuấn đang dẫn chương trình bỗng dưng rời khỏi vị trí, Hoa hậu gen Z xử lý bằng 1 câu cực khéo!MC Anh Tuấn đang dẫn chương trình bỗng dưng rời khỏi vị trí, Hoa hậu gen Z xử lý bằng 1 câu cực khéo!
19:57:03 13/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vitamin và khoáng chất nào tốt cho mắt cận thị?

Vitamin và khoáng chất nào tốt cho mắt cận thị?

Sức khỏe

05:22:05 14/01/2025
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A và beta-carotene vào chế độ ăn sẽ giúp tăng cường thị lực, bảo vệ niêm mạc và giác mạc, tránh quáng gà, khô mắt... từ đó ngăn chặn tình trạng cận thị tiến triển nặng hơn.
Giới trẻ 'săn' ảnh Tết, metro số 1 'chiếm sóng'

Giới trẻ 'săn' ảnh Tết, metro số 1 'chiếm sóng'

Du lịch

05:16:42 14/01/2025
Chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này nhiều bạn trẻ tại TPHCM đã diện áo dài để chụp các bộ ảnh.
3 cách dùng củ cải giảm cân, ngăn ngừa béo phì

3 cách dùng củ cải giảm cân, ngăn ngừa béo phì

Làm đẹp

04:59:55 14/01/2025
Đối với trường hợp béo phì do Tỳ thất kiện vận, thường xuyên ăn củ cải có tác dụng hỗ trợ thẩm thấp lợi thủy, xúc tiến quá trình chuyển hóa chất béo, nên có thể phòng ngừa tăng cân và hỗ trợ chữa trị bệnh béo phì tương đối hiệu quả.
Bức ảnh giúp 1 người đàn ông bình thường vụt nổi tiếng

Bức ảnh giúp 1 người đàn ông bình thường vụt nổi tiếng

Sáng tạo

00:50:14 14/01/2025
Tại Trung Quốc, một người đàn ông trung niên làm nghề nông vụt nổi tiếng chỉ sau một đêm nhờ chia sẻ bức ảnh khoe thành quả tự tay trồng bắp cải.
Việc Neymar tái hợp với Messi là không thể

Việc Neymar tái hợp với Messi là không thể

Sao thể thao

00:49:48 14/01/2025
Mọi đồn đoán về việc đưa Neymar đến Inter Miami để tái hợp với Lionel Messi và Luis Súarez đã việt vị khi tiền đạo người Brazil được cho là đã đồng ý gia nhập CLB thời thơ ấu Santos theo dạng chuyển nhượng tự do, sau khi chấm dứt hợp đồ...
Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

Lạ vui

00:42:34 14/01/2025
Vì tin đồn chữa được bệnh ung thư mà loại gỗ quý hiếm này suýt bị đẩy đến mức tuyệt chủng. Đó là gỗ thủy tùng hay còn gọi là cây thông nước, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyp...
Siêu phẩm cực hay đang khuynh đảo phòng vé Việt, áp đảo toàn bộ các phim khác

Siêu phẩm cực hay đang khuynh đảo phòng vé Việt, áp đảo toàn bộ các phim khác

Hậu trường phim

23:45:45 13/01/2025
Bắt đầu khởi chiếu từ 27/12/2024, 404 Chạy Ngay Đi nhanh chóng thu hút đông đảo khán giả ra rạp và sức nóng của phim vẫn duy trì một cách ổn định.
Bắt nhóm cướp "Hội những người vỡ nợ thích làm liều"

Bắt nhóm cướp "Hội những người vỡ nợ thích làm liều"

Pháp luật

23:44:21 13/01/2025
Trước đó, vào ngày 21/12/2024, 4 đối tượng đã xâm nhập nhà bà H.T.K.L ở xã Thanh Phước, cả nhóm dùng khăn bịt miệng, dùng dao khống chế lôi nạn nhân vào nhà vệ sinh, trói tay chân rồi cướp tiền
Mỹ nam Vbiz khoe visual trẻ mãi không già gây sốt WeChoice Awards 2024, "lười" đóng phim vẫn hot rần rần

Mỹ nam Vbiz khoe visual trẻ mãi không già gây sốt WeChoice Awards 2024, "lười" đóng phim vẫn hot rần rần

Sao việt

23:37:34 13/01/2025
Hiện tại, Lương Mạnh Hải đã 44 tuổi, không thường xuyên hoạt động nghệ thuật thế nhưng anh vẫn luôn giữ được dáng vẻ trẻ đẹp trong mỗi lần xuất hiện trước công chúng.
Cái giá phải trả của Triệu Lộ Tư

Cái giá phải trả của Triệu Lộ Tư

Sao châu á

23:35:02 13/01/2025
Có thể thấy vấn đề sức khỏe tâm lý và những bế tắc trong công việc của Triệu Lộ Tư không hề nhỏ khiến cô chưa thể quay lại trong thời gian ngắn.
Lợi dụng cháy rừng ở California để đóng giả lính cứu hỏa hòng trộm cắp

Lợi dụng cháy rừng ở California để đóng giả lính cứu hỏa hòng trộm cắp

Thế giới

23:32:14 13/01/2025
Sở cảnh sátLos Angelesngày 12.1 cho hay đã bắt thêm 29 nghi phạm trong đêm ở gần các đám cháy lớn, với 25 người bị bắt gần đám cháy Eaton và 4 người ở gần đám cháy Palisades.