Dư luận nhiều ngày qua xôn xao xung quanh chương trình lớp 1 mới , trong đó nhiều ý kiến cho rằng chương trình nặng khiến giáo viên và học sinh rất vất vả, thậm chí không ít học sinh đã phải học thêm mới theo kịp chương trình.
Học sinh lớp 1 tại Đà Nẵng – Ảnh: Đ.C.
Dư luận như vậy nhưng Bộ GD-ĐT vẫn nói rằng chưa thể nói được nặng hay nhẹ qua một số bài học, mà phải chờ hết một năm học rồi mới đánh giá.
Trong khi đó, hàng loạt câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này rất cần sự vào cuộc quyết liệt của bộ, chẳng hạn: Ở đâu, vùng nào, địa phương nào, trường nào mà thầy cô, học sinh thấy chương trình nặng? Giáo viên dạy chương trình đó là ai?
Việc tập huấn thực hiện chương trình mới như thế nào?
Tại sao có giáo viên không cảm thấy khó khăn trong việc dạy chương trình mới? Họ là ai? Giả sử chương trình được thiết kế tốt nhưng thực hiện chương trình có tốt hay không?…
Thông tin báo chí cho thấy các nhà thiết kế chương trình có mang đi thử nghiệm, nhưng sau các tiết dạy thử nghiệm thì không hiểu do chuyên môn hạn chế hay do thời gian gấp rút mà không làm các bài kiểm tra thực nghiệm mức độ tiếp thu bài dạy của giáo viên.
Vì thế, dư luận nói chương trình nặng mà bộ lại không có chứng minh bằng các chứng cứ thực nghiệm là các bài kiểm tra lớp thực nghiệm chương trình. Giá mà làm bài bản thì dư luận sẽ hiểu rõ hơn tính chuyên nghiệp của các nhà thiết kế và thử nghiệm chương trình.
Trước mắt, rất cần bộ cử chuyên gia môn học tìm hiểu thực tế dạy chương trình mới, luôn và ngay, không nên để chậm trễ, tránh dư luận hoang mang.
Mặt khác, phụ huynh cũng phải rất bình tĩnh, tránh bức xúc thái quá ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Quá trình nhận thức có quy luật của nó, mà đôi khi sự vội vã sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt.
Cuối cùng, rất mong bộ sớm có băng ghi hình ở nơi nào đó có giáo viên dạy mẫu chương trình mới lớp 1 hiệu quả để phổ biến cho các giáo viên khác học hỏi và cùng chia sẻ kinh nghiệm. Làm được như vậy là cách nhanh nhất để giúp chương trình mới thành công không chỉ ở lớp 1 mà còn các lớp sau này.
Không tạo áp lực cho học sinh
Bà Lê Thị Bích Thuận – giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng – cho biết ưu tiên là đảm bảo cho học sinh lớp 1 tâm lý nhẹ nhàng. Các cháu chuyển từ mầm non sang lớp 1 nên sẽ khó khăn, lại đúng thời điểm TP đang chống dịch nên sẽ chậm trễ hơn các địa phương khác. Vì thế, những tuần đầu tiên sẽ cố gắng để cho trẻ làm quen.
“Việc dạy chương trình cũng không thể làm nhanh, vội vàng được, mà phải theo dõi lực học của các em để có sự điều chỉnh, quan tâm hơn. Giáo viên phối hợp với phụ huynh để luôn cố gắng không tạo áp lực cho học sinh, để các em có tâm lý thoải mái nhất” – bà Thuận nói.
ĐOÀN CƯỜNG
Giáo viên lớp 1 được tập huấn chưa sâu?
Theo ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), việc tập huấn giáo viên vẫn nặng về lý thuyết. Mặc dù hướng dẫn 'dạy phát triển năng lực' nhưng người hướng dẫn vẫn chủ yếu hướng dẫn về kiến thức.
Một tiết học môn tiếng Việt của học sinh lớp 1/1 Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), cho rằng mục tiêu của chương trình mới là dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh nhưng nhiều giáo viên vẫn quen dạy theo nội dung kiến thức và chưa linh hoạt để có thể quan sát, kèm cặp được các đối tượng học sinh khác nhau trong một lớp nên giáo viên cũng gặp khó mà nhiều học sinh lại khó tiếp thu.
Phụ huynh thấy con tiếp thu chưa được lại sốt ruột.
Ông Vũ nhận định việc tập huấn giáo viên vẫn nặng về lý thuyết. Mặc dù hướng dẫn "dạy phát triển năng lực" nhưng người hướng dẫn vẫn chủ yếu hướng dẫn về kiến thức.
"Có buổi tập huấn mời các giáo sư, chuyên gia, tác giả sách giáo khoa nhưng họ cũng chủ yếu nói về những ưu điểm của sách, của chương trình. Trong khi giáo viên cần thực hành, cần cụ thể" - ông Vũ nói thêm.
Theo ông Vũ, quận Tây Hồ đã làm quen với dạy chương trình lớp 1 sớm hơn, tuy nhiên hiện vẫn có những trường, những giáo viên bỡ ngỡ. Thế nào là "dạy phát triển năng lực học sinh", khác với cách dạy trước như thế nào, nhiều giáo viên còn mơ hồ không chắc chắn.
Bên cạnh khó khăn đó, giáo viên lớp 1 tại Hà Nội cũng đang phải gánh những khó khăn đặc thù: sĩ số học sinh/lớp quá đông, trẻ chưa quen với môi trường học tập nên phải rèn, dỗ khiến giáo viên lớp 1 chịu áp lực lớn.
"Việc đầu tiên cần xem xét là không thực hiện chương trình cứng nhắc mà để giáo viên chủ động, linh hoạt tùy theo đối tượng học sinh điều chỉnh cách dạy nhanh, chậm khác nhau" - ông Vũ nêu giải pháp.
Ông Phạm Ngọc Anh, trưởng Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy (Hà Nội), cũng cho biết trong tháng 9, tuần nào quận cũng phải tổ chức các chuyên đề trực tuyến cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1.
Trong các chuyên đề này, những bài khó sẽ được mang dạy thử để giáo viên dạy lớp 1 tham khảo, cùng thảo luận rút kinh nghiệm. Đây là một cách "vừa dạy, vừa tập huấn, vừa điều chỉnh".
Không khó nếu hướng học sinh vào thực tế
Chương trình mới rất hay, điểm nổi bật nhất là các em tự đánh giá được mình, tự liên hệ thực tế ngay. Mà tự liên hệ, tự thấy có mối liên quan với thực tế cuộc sống thì hỗ trợ phần ghi nhớ, phần thuộc vần, thanh đôi, từ ghép...
Cái khó của chương trình là nhiều nội dung, nhiều vần trong bài nhưng quan trọng hướng các em đến thực tế ngoài đời, từ đó tự các em sẽ "bộc phát" ra năng lực ghi nhớ lâu.
Tuy nhiên, sách có nhiều hình ảnh minh họa na ná nhau. Học sinh lớp 1 không biết viết, biết chữ nên khi học các bộ môn khác nhau, các em hay lẫn lộn, giáo viên phải hướng dẫn và mất khá nhiều thời gian.
Cô Lê Minh Thanh Thảo (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM)
Bình Thủy sẵn sàng cho năm học mới Năm học 2020-2021, năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thủy đã tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện công tác này, song song với sẵn sàng nguồn lực phục vụ cho năm học mới. Các phòng chức năng ở Trường...
Tin mới nhất
Xét tuyển đại học dựa vào kết quả thi THPT có gì mới?
11:06:18 02/03/2021
Một trong vài thay đổi quan trọng là dự kiến cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần nếu thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Cô giáo trẻ đơn độc giữa rừng, bám bản gieo chữ, nhiều đêm khóc vì nhớ con
10:41:17 02/03/2021
Vượt qua nhiều khó khăn của cuộc sống, cô giáo Nguyễn Thị Vân tình nguyện lên vùng cao dạy chữ cho học sinh dân tộc thiểu số và nguyện theo nghề giáo trọn đời.
Trường học tổ chức chào cờ trong lớp, ra chơi lệch giờ để phòng dịch
10:36:29 02/03/2021
Hôm nay (2/3), học sinh trên toàn thành phố Hà Nội trở lại trường học tập trung sau thời gian ngừng đến trường để phòng chống dịch bệnh, đến nay các trường đã chuẩn bị sẵn sàng để đón học sinh quay lại.
Để không còn 'rào cản' với dạy học online ở Việt Nam
10:33:13 02/03/2021
Trong trường hợp hội tụ đủ các yếu tố: bố mẹ có điều kiện hỗ trợ, thầy cô đủ năng lực chuyển đổi hình thức học và học sinh đã được làm quen với sự tương tác thì hoàn toàn có thể học online.
Dạy trực tuyến bằng phần mềm miễn phí hiệu quả đâu ra, Bộ Giáo dục cần hỗ trợ
09:19:52 02/03/2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên hỗ trợ các trường về phần mềm công nghệ, xây dựng kho học liệu cũng như tổ chức các khóa đào tạo giáo viên về dạy học trực tuyến.
Hàn Quốc: "Đói" sinh viên do già hóa dân số
09:17:37 02/03/2021
Trong thời gian gần đây, các trường đại học tại Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng chỉ tiêu tuyển sinh giảm do số người trong độ tuổi học đại học giảm mạnh.
Nghỉ học phòng dịch quá lâu, học sinh TP.HCM lo lắng trước kỳ thi vào lớp 10
09:13:02 02/03/2021
Mặc dù chưa phải bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022, song nhiều học sinh TP.HCM tỏ ra khá lo lắng do nghỉ học nhiều vì COVID-19.
Hơn 300.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đi học trở lại
06:03:28 02/03/2021
Ngày 1/3, hơn 300.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đi học trở lại sau đúng 1 tháng nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ học phòng dịch Covid-19.
Hòa Bình: Phụ huynh yên tâm khi con trở lại trường học
06:01:55 02/03/2021
Ngày 1/3, học sinh tỉnh Hòa Bình đã đi học lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và 2 tuần tạm nghỉ để phòng chống dịch Covid-19.
Thái Nguyên: Hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang trong lớp học
05:57:12 02/03/2021
Sáng ngày 1/3, các em học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết và thời gian tạm nghỉ tại nhà để phòng, chống dịch Covid-19.
ĐH Đà Nẵng siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid để đảm bảo mục tiêu kép
05:55:51 02/03/2021
Ngày 1/3, toàn bộ SV ĐH Đà Nẵng trở lại trường học tập trung và bắt buộc phải khai báo y tế. Danh sách CB, GV, SV trở về từ các địa phương có dịch được thống kê để tổ chức xét nghiệm Covid - 19 ngẫu nhiên.
Dạy học trực tuyến mùa dịch: Bồi đắp kỹ năng tự học cho trò
22:41:40 01/03/2021
Trong bối cảnh dịch bệnh, dạy học trực tuyến là giải pháp tốt nhất giúp học trò tiếp thu kiến thức. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để học trò rèn tính tự giác, kỹ năng tự học của mình.
Trường mầm non Việt Vinh: Tích cực đổi mới công tác dạy và học
22:38:54 01/03/2021
Trường mầm non Việt Vinh được thành lập năm 2001, trường nằm trên địa bàn xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang.
Trường khối ngành sức khỏe đầu tiên đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA
22:35:35 01/03/2021
Sáng 1/3, Trường Đại học Y - Dược (Đại học Thái Nguyên) đã khai mạc Đánh giá chương trình đào tạo theo chuẩn AUN - QA, theo hình thức trực tuyến.
Cần Thơ: Bài học đầu tiên sau kỳ nghỉ dài là phòng dịch
22:33:23 01/03/2021
TP Cần Thơ có hơn 95% trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và thời gian tạm nghỉ phòng dịch.
Thái Bình: Tạm thời không tổ chức tập trung HS toàn trường khi học trở lại
22:26:05 01/03/2021
Những quy định nghiêm ngặt được Sở GD&ĐT Thái Bình gửi đến cơ sở giáo dục, thực hiện từ 1/3/2021 khi học sinh đi học trở lại.
HS Gia Lai trở lại trường, huy động tất cả giáo viên dạy tăng tiết
22:16:08 01/03/2021
Ngày 1/3, hơn 400.000 nghìn học sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai quay trở lại trường học sau thời gian dài tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng Nai: Đảm bảo an toàn phòng dịch khi đón học sinh trở lại trường
22:12:28 01/03/2021
Sáng ngày 1/3, cùng với nhiều tỉnh thành trên cả nước, học sinh tại tỉnh Đồng Nai đã trở lại trường học tập trung.
Quảng Ninh: Giáo viên đón, hướng dẫn HS từ cổng trường trong ngày đầu đi học lại
22:07:08 01/03/2021
:Hôm nay (1/3), HS trên toàn tỉnh Quảng Ninh đến trường sau đợt nghỉ phòng dịch, nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Thầy cô cùng học trò phấn khởi trong điều kiện an toàn phòng dịch.
Học cách phòng dịch Covid-19 trong ngày trở lại trường
22:01:58 01/03/2021
Sáng 1/3, hơn 300.000 học sinh ở Quảng Ninh trở lại trường. Buổi học đầu tiên, các em được hướng dẫn cách phòng chống dịch Covid-19.
GV hóa thân thành nhân vật hoạt hình, lì xì đón HS đi học lại
21:54:55 01/03/2021
Để đón học sinh trở lại trường, thầy cô Trường Tiểu học Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM đã hóa thân thành các nhân vật hoạt hình và lì xì cho các em.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân bao giờ mở cửa trường trở lại?
21:45:31 01/03/2021
Từ ngày 8/3, sinh viên, học viên toàn trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ quay trở lại học tập trung theo hình thức Blended Leanring (học kết hợp trực tiếp và trực tuyến).
Góc nhìn đa chiều về chương trình quốc tế học tại Việt Nam
21:40:21 01/03/2021
Nhiều năm ghi dấu yếu tố quốc tế hóa đa đạng, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã triển khai chương trình hợp tác quốc tế với hai trường đại học tại Anh Quốc là Đại học Gloucestershire và Đại học Leeds Trinity. Hai đại họ...
Bại não nhưng không bại chí
21:38:23 01/03/2021
Dịp Tết Tân Sửu, khi tin tức về dịch Covid-19 khiến nhiều khu vực các tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách đang nóng lên từng giờ, không thể trực tiếp đến Bắc Ninh, tôi xếp lại mọi chuyện và nhấc điện thoại gọi cho chị San.
Hà Tĩnh chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6
21:35:18 01/03/2021
Hơn 370 trường Tiểu học và THCS ở Hà Tĩnh đã hoàn tất công tác lựa chọn đội ngũ và hiện đang khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6.
Cần Thơ đón HS trở lại trường, phòng dịch nghiêm ngặt
21:32:42 01/03/2021
Sáng 1/3, học sinh trên địa bàn TP Cần Thơ háo hức trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và thời gian tạm nghỉ phòng dịch.