Vừa đau đầu vừa chảy máu cam là do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Vừa đau đầu vừa chảy máu cam có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng, do đó mọi người không nên chủ quan.
Vừa đau đầu vừa chảy máu cam là tình trạng phổ biến, nguyên nhân có thể rất nhỏ, như dị ứng hoặc thay đổi thời tiết. Nhưng đôi khi, tình trạng này xảy ra có thể do chấn thương nặng hoặc tình trạng bệnh lý gây ra.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu và chảy máu cam
Chảy máu cam là do mạch máu trong mũi bị vỡ. Vì các mạch máu nằm rất gần lối vào mũi nên chúng dễ bị thay đổi nhiệt độ, khô và các tổn thương nhẹ.
Đối với đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm mất nước, dùng thuốc và huyết áp cao.
Các nguyên nhân phổ biến gây đau đầu và chảy máu cam có xu hướng rơi vào 3 nhóm: tình trạng bệnh lý, yếu tố môi trường hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nhiều khi chảy máu mũi và đau đầu cùng lúc là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Bệnh lý, yêu tố môi trường và thuốc là 3 xu hướng nguyên nhân gây đau đầu và chảy máu cam (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân gây đau đầu và chảy máu cam ở người lớn
Một nghiên cứu cho thấy người lớn mắc chứng đau nửa đầu bị chảy máu cam nhiều hơn đáng kể. Một số nguyên nhân có thể gây đau đầu và chảy máu cam, bao gồm:
- Môi trường quá khô
- Huyết áp cao
- Nhiễm trùng mũi
- Lạm dụng cocain
- Vô tình hít phải hóa chất, chẳng hạn như amoniac
- Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như warfarin
- Chấn thương đầu
Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền (HHT) đã báo cáo chảy máu cam cùng lúc với chứng đau nửa đầu. HHT là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra nhiều sự phát triển bất thường trong mạch máu.
Nguyên nhân gây đau đầu và chảy máu cam khi mang thai
Đau đầu và chảy máu cam là hiện tượng thường gặp khi mang thai. Điều này là do niêm mạc mũi và đường mũi nhận được nhiều máu hơn. Lượng máu đến các mạch nhỏ trong mũi tăng lên có thể gây chảy máu cam.
Hơn nữa, phụ nữ mang thai cũng có những thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Điều này cũng có thể gây đau đầu. Điều đáng lưu ý là đau đầu cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, huyết áp cao và tổn thương nội tạng. Do đó, nếu đau đầu và chảy máu cam quá nhiều cũng như triệu chứng không thuyên giảm hoặc biến mất sau 20 phút, bạn nên đên bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng đau đầu và chảy máu cam do thay đổi nội tiết (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân gây đau đầu và chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thường có xu hướng bị chảy máu cam nhiều do ngoáy mũi, chấn thương, thiếu ngủ. Tuy nhiên, khi chảy máu cam đi kèm với đau đầu có thể nguyên nhân do đau nửa đầu.
Đôi khi, chảy máu quá nhiều cũng có thể gây đau đầu. Khi những triệu chứng này xảy ra thường xuyên và gần nhau, đây có thể chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh bạch cầu hoặc thiếu máu.
Ngoài những nguyên nhân trên, đau đầu và chảy máu cam cùng lúc có thể là dấu hiệu của ung thư não, tình trạng này bất kỳ ai cũng có thể gặp.
Dấu hiệu của khối u não
Các dấu hiệu của khối u não sẽ rất khác nhau và tùy thuộc vào vị trí của khối u trong não. Một số triệu chứng phổ biến khi có khối u não:
Video đang HOT
- Đau đầu
- Co giật
- Hạn chế ngôn ngữ hoặc suy nghĩ
- Thay đổi hành vi
- Tê hoặc mất cảm giác ở một bên cơ thể
- Chóng mặt
- Lú lẫn
- Thay đổi thị giác hoặc thính giác
2. Đau đầu và chảy máu cam khi nào cần đến bác sĩ?
Đôi khi, chảy máu cam và đau đầu không thể kiểm soát được ở nhà.
Nếu chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút mà không thuyên giảm hoặc ngưng chảy máu thì bạn nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu sau bạn cũng nên đến ngay bệnh viện để được chăm sóc sức khoẻ kịp thời:
- Chảy máu xuống cổ họng
- Chảy máu cam do chấn thương nặng
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Chảy máu cam cản trở hô hấp
Đau đầu thường có thể được kiểm soát bằng thuốc không kê đơn (OTC). Nhưng hãy đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ điều nào sau đây đi kèm với cơn đau đầu:
- Cổ cứng
- Hụt hơi
- Hoa mắt
- Buồn nôn và ói mửa
- Thay đổi trạng thái tinh thần
- Co giật
Chảy máu cam mà không ngừng sau 20 phút thì bạn cần đến bệnh viện ngay (Ảnh: Internet)
3. Cách đối phó khi bị đau đầu và chảy máu cam
Chảy máu cam thường có thể được kiểm soát tại nhà bằng một số cách như:
- Ngồi dậy và nghiêng về phía trước để tránh máu chảy vào miệng
- Bóp cánh mũi. Bạn có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 phút và thở bằng miệng.
- Sau 10 phút, thả ra và kiểm tra xem có chảy máu không
- Nếu vẫn còn chảy máu, hãy nhúng một miếng bông gòn vào thuốc xịt mũi Afrin (oxymetazoline) và đặt vào lỗ mũi trong 10 phút.
- Lấy bông gòn ra và không xì mũi trong hai ngày để tránh chảy máu tiếp tục
Sau khi máu đã ngừng chảy, bạn có thể chườm ấm hoặc mát lên đầu hoặc cổ để giảm đau. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, mát mẻ và hạn chế ánh sáng chói.
Đối với chứng đau đầu, việc điều trị tuỳ vào các tác nhân, nguyên nhân và loại đau đầu gây ra. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Quản lý căng thẳng
- Dùng thuốc
- Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh nơi có ánh sáng chói
- Tập thể dục
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Ngủ đủ giấc
- Tránh các tác nhân đã biết gây ra cơn đau đầu
Có một điểm cần lưu ý, thuốc aspirin có thể giảm đau nửa đầu nhưng là một yếu tố góp phần làm chảy máu mũi nhiều hơn vì đây là chất làm loãng máu. Do vậy, khi vừa bị đau đầu vừa bị chảy máu cam, bạn nên chú ý không sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc này.
Khi bị đau đầu và chảy máu cam, trước tiên hãy cầm máu (Ảnh: Internet)
4. Cách ngăn ngừa đau đầu và chảy máu cam
Nhìn chung, không có cách ngăn ngừa cơn đau đầu và chảy máu cam một cách hoàn toàn, nhưng mọi người có thể giảm nguy cơ mắc tình trạng này bằng một số cách:
- Trong mùa khô, bạn có thể sử dụng máy phun sương trong nhà để giữ ẩm không khí. Điều này sẽ giữ cho bên trong mũi không bị khô, giảm nguy cơ chảy máu cam. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc dị ứng không kê đơn OTC để ngăn ngừa đau đầu và các triệu chứng ở mũi nếu bạn bị dị ứng theo mùa.
- Quản lý và giảm căng thẳng sẽ giúp ngăn ngừa một số cơn đau đầu.
- Không nên ngoáy mũi và tránh xa các tác nhân đã biết là nguyên nhân gây đau đầu hoặc có thể gây chảy máu cam.
Có thể nói, đau đầu và chảy máu cam là hiện tượng phổ biến và khi chúng xảy ra cùng lúc có thể rất đáng lo ngại. Do đó, nếu gặp tình trạng này thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh.
9 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi cần biết
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn.
Vậy dấu hiệu sớm của căn bệnh này ra sao? Ai cần sàng lọc ung thư phổi?
Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang.
Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cho người bệnh là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ hoặc amiăng, yếu tố di truyền.
Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm phế quản phổi, lao phổi. Nhiều bệnh nhân đến viện khi bệnh ở giai đoạn muộn hoặc sau khi điều trị nhiều đợt không đỡ.
Các triệu chứng xuất hiện tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, mức độ xâm lấn đến các cơ quan lân cận cũng như di căn xa.
Các dấu hiệu của ung thư phổi khá đa dạng, người bệnh cần lưu ý khi gặp các triệu chứng sau:
1. Biểu hiện ho và ho kéo dài
Ho là triệu chứng thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho khan, ho có đờm. Nhưng ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu, và ung thư không phải là nguyên nhân mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thì nên đến chuyên khoa ung bướu để thăm khám.
Nếu tình trạng ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thì nên đến chuyên khoa ung bướu để thăm khám. Ảnh minh họa.
2. Xuất hiện đau vai, tay và các ngón tay
Đau vùng vai, cánh tay, ngón tay kèm tê bì dị cảm xuất hiện khi khối u đỉnh phổi chèn ép đám rối thần kinh cánh tay. Các khối u vùng này còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như sụp mi mắt, nóng bừng và đỏ nửa mặt cùng bên.
3. Xuất hiện khó thở
Khó thở cũng là một triệu chứng hay gặp trong ung thư phổi. Cảm giác khó thở thường xuất hiện khi giai đoạn bệnh không còn sớm và hay gặp với khối u ở trung tâm gây hẹp lòng khí quản lớn hoặc do khối hạch trung thất chèn ép vào đường thở. Đôi khi, người bệnh còn có thể xuất hiện tiếng thở khò khè nặng nhọc.
4. Xuất hiện đau ngực
Đau ngực hay gặp khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực. Điểm đau thường tương ứng với vị trí khối u, người bệnh có thể bị đau tức ở vùng ngực, lưng hoặc vai. Các cơn đau có tính chất dai dẳng, âm ỉ, tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu.
Tức ngực, khó thở có thể là biểu hiện của ung thư phổi cần cảnh giác.
5. Biểu hiện khàn tiếng
Khàn tiếng thường do khối u phổi trái hoặc hạch trung thất chèn ép vào dây thần kinh. Khi nội soi sẽ thấy tình trạng liệt dây thanh âm trái.
6. Xuất hiện hạch cổ
Khi người bệnh tự sờ thấy khối hạch vùng cổ, đặc biệt là các hạch rắn chắc, to nhanh không đi kèm với các dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, miệng thì nên đến viện để nhận được thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa ung thư.
7. Sụt cân bất thường
Trong các trường hợp sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến sự cắt giảm calo khẩu phần ăn, thì rất có thể do nguyên nhân bệnh ung thư gây ra.
8. Đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên
Khi khối u phổi chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên thì sẽ gây ra hiện tượng đau nhức đầu khó chịu. Đây là tĩnh mạch lớn vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim, nay bị tắc lại, khiến máu ứ lại, sức ép sẽ khiến người bệnh đau đầu, nặng hơn là đau nửa đầu thường xuyên. Ngoài ra, triệu chứng này cũng là một dấu hiệu cảnh báo các tế bào ung thư phổi đã di căn lên não.
Giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua.
9. Ho ra máu
Người bị ho mạn tính (nhất là ở người hút thuốc lá) xuất hiện dấu hiệu ho dai dẳng hơn, ho ra nhiều chất nhầy và ho ra máu thì rất có thể đây là một trong số các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.
Những đối tượng nguy cơ cao cần được sàng lọc ung thư phổi
Hầu hết những người bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng có triệu chứng đi khám thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy việc phát hiện sớm ung thư phổi khi chưa có triệu chứng rất quan trọng.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi là cách để phát hiện sự hiện diện của ung thư phổi ở những người khỏe mạnh có nguy cơ cao bị mắc ung thư phổi. Việc sàng lọc được thực hiện hàng năm bằng chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp (Low-dose CT scan) để truy tìm khối u.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US-CDC) những người có những yếu tố sau đây cần được sàng lọc ung thư phổi định kỳ:
1. Người có tiền sử hút thuốc lá, đặc biệt từ 20 năm trở lên.
2. Người trên 50 tuổi và từng có thời gian hút thuốc (trên 10 năm).
3. Người hút thuốc> 20 bao/năm. (số bao/năm được quy đổi bằng số bao hút trung bình một ngày x số năm hút thuốc. Ví dụ: 1 ngày hút 1 bao, trong 20 năm được quy đổi là 20 bao/năm; một ngày hút 2 bao, trong 10 năm cũng được quy đổi là 20 bao/năm).
4. Người hiện vẫn đang hút thuốc hoặc mới bỏ trong vòng 15 năm.
5. Người từ 50 đến 80 tuổi.
6. Người từng mắc Ung thư phổi và đã điều trị được từ 5 năm trở lên.
7. Gia đình có người bị ung thư (ung thư phổi hoặc ung thư nào khác), khởi phát trước tuổi 60.
8. Làm nghề nghiệp liên quan đến bụi phổi, khói (khói nấu ăn, khói thuốc, nhang, amiăng), phóng xạ.
9. Người mắc ung thư khác hoặc mắc các bệnh phổi mãn tính (COPD, lao phổi, ...).
Đặc biệt, hiện nay những người có tiếp xúc thuốc lá nhưng thuộc diện hút thuốc lá thụ động (người thân, vợ chồng, con cái...) của người hút thuốc lá cũng là những đối tượng cần đi sàng lọc ung thư phổi.
5 bài thuốc từ thảo quyết minh chữa bệnh về mắt Thảo quyết minh là một vị thuốc có tác dụng bình can, ích thận, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện... Nhân dân cho rằng uống thảo quyết minh vào mắt sẽ sáng ra, do đó đặt tên là quyết minh (sáng mắt), đồng thời sử dụng để chữa các chứng bệnh về mắt. 1. Tác dụng chữa bệnh của thảo quyết minh Thảo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, trẻ em bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
16:23:51 29/04/2025
Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền
Thế giới
16:22:39 29/04/2025
Sinh vào 3 tháng Âm lịch này có sao tốt chiếu mệnh nên cuộc đời suôn sẻ
Trắc nghiệm
16:09:56 29/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối thơm nức mũi, có món canh là đặc sản đồng quê nhiều người mê
Ẩm thực
16:08:36 29/04/2025
Vợ Văn Hậu 'đốt tiền' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?
Netizen
16:02:54 29/04/2025
Vợ siêu sao hạng S xuất thân trâm anh thế phiệt được ngưỡng mộ khắp Hàn Quốc: Đẹp người đẹp nết từ phim ra đời
Hậu trường phim
15:56:57 29/04/2025
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt
Phim châu á
15:46:09 29/04/2025
Hoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màu
Sao việt
15:43:31 29/04/2025
Ông hoàng phim 18+ bị gia đình từ mặt, 2 lần tự tử vì bệnh tâm lý
Sao châu á
15:32:03 29/04/2025
Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong
Tin nổi bật
15:19:42 29/04/2025