“Vũ khí” mới điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt thuốc xịt Striverdi Respimat (olodaterol) để chữa trị cho các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bao gồm viêm cuống phổi mãn tính và/hoặc khí thũng, bị tắc nghẽn đường thở.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là một bệnh phổi nghiêm trọng gây khó thở và nặng lên theo thời gian. Các triệu chứng của bệnh bao gồm thở khò khè, ho, tức ngực và khó thở. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến COPD.
Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt thuốc xịt Striverdi Respimat (olodaterol) để chữa trị cho các bệnh nhân mắc COPD, bao gồm viêm cuống phổi mạn tính và/hoặc khí thũng, bị tắc nghẽn đường thở. Thuốc có thể được sử dụng một lần mỗi ngày trong một thời gian dài.
HÌnh ảnh phổi bình thường và phổi của người bệnh COPD
Striverdi Respimat là một chất chủ vận beta-adrenergic tác dụng kéo dài (LABA) giúp các cơ xung quanh đường thở thả lỏng để ngăn chặn các triệu chứng của COPD. Mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc được đánh giá qua một thử nghiệm bao gồm 3.104 bệnh nhân COPD. Kết quả cho thấy, những người dùng thuốc Striverdi Respimat có chức năng phổi được cải thiện so với những người dùng giả dược.
Video đang HOT
Trên bao bì của thuốc có cảnh báo, các thuốc LABA làm tăng nguy cơ tử vong do hen suyễn. Và, độ an toàn và hiệu của Striverdi Respimat trên bệnh nhân hen suyễn vẫn chưa được kiểm chứng và thuốc này không được phê chuẩn đề điều trị bệnh hen.
Striverdi Respimat không nên được dùng như một thuốc cấp cứu để chữa các chứng khó thở bất ngờ (co thắt phế quản cấp tính) cũng như không nên được sử dụng bởi các bệnh nhân COPD cấp tính và có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm làm hẹp và tắc nghẽn đường thở (co thắt phế quản nghịch lý) và các tác động lên tim mạch.
FDA phê chuẩn Striverdi Respimat cùng với một hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, bao gồm cách dùng và thông tin về các nguy cơ khi dùng thuốc.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo bởi bệnh nhân dùng Striverdi Respimat trong các nghiên cứu lâm sàng bao gồm viêm mũi họng (chảy nước mũi), nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm cuống phổi, ho, nhiễm trùng đường tiết niệu, chóng mắt, phát ban, tiêu chảy, đau lưng và đau khớp.
Theo SKDS
5 yếu tố gây hại phổi mà bạn không biết
Không chỉ có hút thuốc lá mà ngay cả hít phải khói thuốc lá cũng gây hại phổi. Ngoài ra còn nhiều yếu tố gây hại phổi khác mà có thể bạn không ngờ đến.
1. Phao hoa
Khi đươc đốt sang, lửa từ cac loai phao hoa sinh ra nhiêu hoa chât, trong đo co sulphur dioxide. Nếu bạn hit vao sô lương lơn khi nay se có hại cho phổi hoặc lam bênh hen suyên thêm trâm trong.
Ảnh minh họa
2. Khói thuốc lá
Thuốc lá không chỉ gây hại cho chính người hút thuốc mà cả đối với những người hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến phổi. Trong số hơn 7000 chất trong khói thuốc lá thì phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin.
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, tắc nghẽn phổi mãn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi...
3. Nên
Theo một nghiên cưu tai đai hoc bang Nam Carolina ( My ) cho thây, paraffin - thanh phân tao nên cây nên, khi chay se sinh ra toluene va benzene. Hai chất này này rất độc hại cho sức khỏe, nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng, nhất là trong không gian bí có thể làm hại phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Ảnh minh họa
4. Bêp gas
Các khí độc như NO2, CO2... thường sinh ra khi chung ta dung bêp gas, may sươi, lo sươi... Khí gas khi cháy sinh ra khí NO2 cao gấp 5-6 lần so với bên ngoài, có hại cho đường thở. Chất khí này cung khiên cac triêu chưng thơ kho khe, ho va tưc ngưc xay ra thương xuyên. Vì vậy, bạn nên han chê khi nay trong nha và nên mơ cưa sô khi nâu bằng bêp gas.
Những người thường xuyên hít phải khí này dễ bị tức ngực, đau đầu, tắc mũi, ngứa mắt, ù tai. Về lâu dài còn bị giảm trí nhớ, mất ngủ, dễ viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi...
Ảnh minh họa
5. Chất tẩy rửa có mùi thơm
Viện khoa học sức khỏe môi trường Mỹ từng khẳng định: Việc tiếp xúc với mùi thơm có chứa chất hữu cơ tên là dicholorobenzen có trong các sản phầm này có thể làm giảm 4% chức năng phổi. Một số chất hữu cơ khác như acetone, limonene, este có thể gây dị ứng mắt, kích thích đường hô hấp, gây đau đầu và chóng mặt.
Ngoài ra, chất phthalates có trong nước thơm tẩy mùi có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển, tổn thương nội tạng, suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết.
Theo Trí Thức Trẻ
Người béo bụng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn Thói quen lười vận động và ăn uống không điều độ dẫn tới béo phì khiến con người đứng trước rủi ro cao mắc các bệnh phổi nguy hiểm. Cảnh báo sau một nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ Mỹ và Đức nhằm khám phá mối liên hệ giữa số đo vòng eo với mức độ hoạt động thể lực, cũng...