Vụ bé trai ở Nghệ An hóc hạt nhãn tử vong: Chuyên gia chỉ cách sơ cứu đúng nhất
Cháu bé chơi một mình trước sân nhà và tự bóc nhãn ăn. Khi cháu bị sặc dẫn đến ngạt đường thở đã không có ai kịp phát hiện ra sự việc.
Trao đổi với PV, ông Hồ Xuân Xuyên – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An – cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ một bé trai 2 tuổi tử vong thương tâm do hóc hạt nhãn.
Nạn nhân là cháu H.V.V. (2 tuổi, ở xóm 13, xã Quỳnh Thanh, H. Quỳnh Lưu). Trưa ngày 11/11, cháu V chơi một mình trước sân nhà và tự mang chùm nhãn ra ăn.
Không may, cháu nuốt phải hạt nhãn dẫn đến sặc, ngạt đường thở nhưng không có ai kịp phát hiện. Khi người mẹ nấu cơm xong đi ra thì thấy con trai đã tím tái, ngưng thở nằm bất động. Cháu bé được xác định đã tử vong sau đó.
Nhiều gia đình chủ quan khi cho trẻ nhỏ tự ăn các loại quả như nhãn, chôm chôm…dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
Thời gian vừa qua tại nhiều địa phương đã xảy ra không ít các trường hợp trẻ nhỏ tử vong hoặc sống thực vật suốt đời vì bị hóc các loại hạt khi ăn.
Mới đây một bé trai 2 tuổi ở Nam Định, sau khi đi học về được người thân cho ăn nhãn nhưng không tách hạt. Bé đã cho nguyên cả quả nhãn vào miệng dẫn tới bị hóc, ho sặc sụa tím tái. Gia đình đã sơ cứu cho bé trước khi chuyển tới bệnh viện địa phương rồi tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại thời điểm nhập viện, các bác sĩ phát hiện hạt nhãn nằm ngay nắp thanh môn của bệnh nhi vẫn còn nguyên cả hạt và cùi nhãn. Tuy nhiên do cấp cứu ban đầu không đúng, hạt nhãn bít kín đường thở nên khi bệnh nhân lên tới viện đã hôn mê sâu. Ngoài ra do não thiếu oxy lâu dẫn đến bệnh nhân tổn thương não, hiện đang sống thực vật.
Qua các trường hợp đáng tiếc trên, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không cho trẻ ăn, ngậm các loại hạt, đồ vật, nhất là trẻ có độ tuổi 2-3 hay ngậm đồ ăn, phản xạ hầu họng chưa tốt, có nguy cơ bị hóc dị vật đường thở.
Video đang HOT
Bên cạnh đó các gia đình nên nắm được kiến thức và cách sơ cứu phòng tình huống không may con em mình hóc dị vật. Bởi việc xử trí cấp cứu đúng trong vài phút đầu có thể cứu sống bệnh nhân. Nếu để trễ hơn “thời gian vàng” này hoặc sơ cứu không đúng cách, dù có cứu được tính mạng trẻ nhưng cũng để lại di chứng suốt đời.
Chuyên gia bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật.
Dưới đây là cách sơ cứu đúng được các bác sĩ khoa Cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Nhi trung ương hướng dẫn.
Trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo, ho được hãy khuyến khích trẻ ho rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện..
Trường hợp trẻ không ho được cần mở thông đường thở, kiểm tra xem trẻ còn thở không, nếu không cần cần làm liệu pháp vỗ lưng, ấn ngực để mở thông đường thở
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này.
Đới với trẻ lớn hơn, cần đặt trẻ lên đùi và thực hiện sơ cứu như trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Minh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bé 37 tháng nuốt phải đồng xu, bố mẹ cần học ngay cách sơ cứu này
Ngày 20/8/2019, khoa Cấp cứu - Trung tâm Sản Nhi (BVĐK Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp bé Nguyễn G.B. (37 tháng, trú tại Tp. Việt Trì) vào viện trong tình trạng hốt hoảng, buồn nôn, nôn khan.
Cách sơ cứu khi hóc dị vật.
Sau khi chụp Xquang cho thấy hình ảnh dị vật là 1 đồng xu mắc ở 1/3 phần trên của thực quản. Các bác sĩ tiến hành nội soi can thiệp gắp dị vật ra khỏi cơ thể.
Theo người nhà người bệnh: 2 anh em bé B. tự chơi đồ chơi mà không có bố mẹ ở bên đột nhiên nghe tiếng cháu khóc thét lên mà không rõ nguyên nhân và tỏ ra hốt hoảng. Em của B. nói bệnh nhân có cho thứ gì vào miệng nên gia đình vội vàng đưa đi khám.
Theo Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đức Long - Trưởng khoa Cấp cứu - Trung tâm Sản Nhi, hóc dị vật đường thở, đường ăn là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Tỉ lệ tử vong do hóc dị vật đặc biệt cao ở trẻ em dưới 6 tuổi.
Biến chứng gây tử vong chủ yếu là do: Ngạt thở cấp với dị vật đường thở; Nhiễm trùng nặng đối với dị vật đường ăn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hóc dị vật, ở trẻ em thường là do các vật dụng, đồ chơi hay thức ăn có hình tròn, bầu dục có kích thước nhỏ như: thạch rau câu, hạt hồng xiêm, hạt nhãn, hạt na, lạc... đồ chơi như đồng xu, lego và trẻ thường trong tình trang vừa ăn vừa chơi cũng dễ gây ra hóc dị vật đường ăn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc dị vật: Trẻ ho, sặc sụa, thở hổn hển hoặc kêu không thành tiếng, không thở được, lịm dần, mắt trợn ngược, môi tái rồi tím dần...
Cấp cứu đúng cách là bước quan trọng quyết định thành công trong việc cứu trẻ bị hóc dị vật.
Biện pháp vỗ lưng và ép ngực: Áp dụng đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng:
Áp dụng đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi.
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Bs Long chia sẻ thêm: Ngoài việc trang bị cho mình những cách thức cơ bản để xử trí cho trẻ khi bị hóc dị vật thì tất cả chúng ta nên trang bị kiến thức để tránh gặp phải tình trạng này: Cần cẩn thận khi ăn những đồ ăn có nguy cơ (hoa quả có hạt); Không cho trẻ chơi những đồ chơi chi tiết nhỏ có thể gây hóc (nên cho trẻ chơi đồ chơi theo độ tuổi phù hợp); Không vừa cho trẻ ăn vừa chơi, cười đùa tránh gây hóc.
Theo infonet
Bé trai 2 tuổi suýt chết vì đeo dây chuyền: 4 rủi ro có thể gặp khi cho trẻ đeo trang sức Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, cho trẻ đeo trang sức còn khiến bé gặp nguy hiểm khi không có người giám sát bên cạnh. Hình ảnh chụp X-Quang của bé trai và dị vật sau khi được lấy ra ngoài Bé trai 2 tuổi suýt chết vì thói quen đeo dây chuyền Thông tin trên Khám phá dẫn lời cô giáo...