Vỡ vỏ kính PC, sự cố nguy hiểm và cách phòng tránh
Những case máy tính hiện đại ngày nay thường có một mặt kính để tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên đó cũng tiềm tàng nhiều sự cố nguy hiểm.
Trong thời gian ở nhà chống dịch Covid-19, máy tính gia đình chính là một trong những phương tiện đang được sử dụng nhiều nhất. Từ vui chơi, giải trí, học tập cho đến làm việc, hội họp online… tất cả đều có thể thực hiện trên PC.
Tuy nhiên, khi mà những chiếc PC gia đình đang hoạt động hết công suất, khá nhiều vấn đề liên quan đến những cỗ máy này cũng xảy ra. Một trong số đó là sự cố vỡ vỏ kính.
Những case máy tính hiện đại ngày nay thường có một mặt kính để tăng tính thẩm mỹ
Như các bạn đang xem trong hình dưới đây, vỏ kính của một case máy tính đã vỡ vụn trong khi hoạt động. Sự cố này thường xảy ra khi mà nhiệt độ trong máy quá cao (khoảng không case bé, hệ thống tản nhiệt kém, hỏng…) kết hợp với chênh lệch nhiệt độ bên ngoài (thường thì do sử dụng điều hòa vì thời tiết trong Nam đang rất nóng…).
Video đang HOT
Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này là do kính bị nứt do va đập từ trước, để lâu ngày thì vết nứt to ra và vỡ; hoặc cũng có thể do case sử dụng kính kém chất lượng nên khả năng chịu nhiệt rất thấp…
Những sự cố vỡ vỏ kính thế này thường khá nguy hiểm với người sử dụng, nhất là trẻ nhỏ. Các mảnh kính sắc ngọt có khả năng bắn ra xa, gây thương tích cho những người xung quanh.
Để phòng tránh những sự cố đáng tiếc kể trên, các bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Dùng các phần mềm để theo dõi nhiệt độ CPU khi sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống tản nhiệt của máy.
- Thường xuyên vệ sinh case, không để tình trạng bụi bẩn lâu ngày.
- Chú ý khi tháo lặp mặt kính để vệ sinh, không nên vặn ốc quá chặt. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ kính bị vỡ.
- Để case ở nơi thông thoáng, tránh va đập hay xê dịch.
- Tốt nhất là thay luôn mặt kính bằng nhựa mica cao cấp. Vừa có tác dụng thẩm mỹ cao như kính, lại vừa an toàn, không sợ vỡ.
Real Madrid
"Phốt" mới về Zoom: Có liên hệ với Trung Quốc, không đảm bảo an toàn nhất là cho thông tin nhạy cảm và riêng tư
Những phát hiện mới nhất về Zoom đã khiến không ít người bất ngờ.
Những ngày gần đây, cảnh học tập và làm việc văn phòng thông qua các ứng dụng giao tiếp và hội họp online - điển hình là Zoom - đã trở thành thói quen thường thấy của nhiều người nhằm mục đích cách ly xã hội, ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan. Tuy nhiên, sự an toàn của người dùng trên Zoom lại đang gặp phải nhiều vấn đề và rủi ro sau những phát hiện mới nhất cho thấy chúng có liên hệ tới Trung Quốc các các trạm server đặt tại đất nước này, kể cả khi người dùng đang sử dụng app ở cách xa nửa vòng Trái Đất.
Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tai Đại học Toronto (Canada). Họ tìm thấy bằng chứng về những lỗ hổng xuất hiện trong hệ thống bảo mật và mã hóa dữ liệu của Zoom, và có 3 chi nhánh tại Trung Quốc với hàng trăm nhân viên làm việc tại đây. Theo họ, ứng dụng này "không phù hợp cho những cuộc giao tiếp riêng tư hoặc để truyền tải thông tin quan trọng, nhạy cảm và bí mật," và chính phủ Trung Quốc có thể có quyền hạn yêu cầu Zoom giao nộp những thông tin này khi cần thiết.
Cách đây ít ngày, những luồng thông tin tương tự về việc Zoom không đảm bảo đủ mức độ bảo mật cho người dùng cũng đã được chia sẻ, không tối ưu hóa khả năng mã hóa thông tin an toàn cho toàn thể cộng đồng tham gia sử dụng. Lý giải cho điều này, các thông tin liên lạc hay trò chuyện được gửi qua Zoom đang không được "mã hóa đầu cuối" một cách cẩn mật - nôm na là khả năng cho phép chỉ người gửi và người nhận đọc được nội dung trao đổi, thậm chí chính chủ nhân phần mềm là Zoom cũng không được phép can thiệp để biết.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tổ chức họp chính phủ thông qua Zoom.
Dù vậy, hiện Zoom vẫn... truy cập được các thông tin này nếu muốn, liên quan tới cả video, âm thanh hay tin nhắn trên nền tảng của mình. Giám đốc Sản phẩm của Zoom - ông Oded Gal đã lên tiếng thừa nhận và xin lỗi, khẳng định sẽ nhanh chóng sửa chữa nhược điểm này.
Được biết, Zoom có một tính năng "phòng chờ" quen thuộc với người dùng. Cụ thể, khi mọi người được mời vào một phòng họp Zoom nhưng chủ nhân cuộc họp chưa bắt đầu phiên liên lạc, tất cả sẽ cùng ở trong một phòng chờ ảo và chờ được mời vào địa chỉ phòng họp chính, hoặc khi phòng đó được mở đồng loạt công khai. Tuy nhiên, đây lại là tính năng được buộc tội chứa đựng những lỗ hổng an ninh thông tin nhất định. Phương pháp khắc phục hiện tại là cài đặt password cho phòng họp chính, những ai được phép tham gia sẽ được gửi password từ trước để tự chủ động đang nhập - thay vì phải đợi trong "phòng chờ" và phụ thuộc vào một lời mời của người khác.
CN
Không thu thập được dữ liệu của người dùng iOS, Facebook đã cố mua phần mềm gián điệp cực kỳ nguy hiểm để theo dõi Nguyên nhân là do các phương pháp thu thập dữ liệu người dùng của Facebook trên thiết bị iOS không hiệu quả. NSO Group, nhóm đứng sau vụ tấn công spyware nhằm vào WhatsApp năm 2019, đã công bố các tài liệu nội bộ tại tòa án, tiết lộ việc Facebook từng cố gắng mua một phần mềm gián điệp có tên "Pegasus"....