Vô tình làm việc này khi tháo kính áp tròng, cô bảo mẫu 24 tuổi bị nhiễm trùng giác mạc và phải ở trong phòng tối 3 tháng vì quá đau đớn
Một người phụ nữ đã bị nhiễm ký sinh trùng trong nước sau khi cô ấy tháo kính áp tròng của mình bằng bàn tay ẩm ướt.
Bệnh nhân có tên là Charlotte Clarkson, 24 tuổi, làm nghề bảo mẫu, sống tại Edinburgh, nước Anh. Charlotte Clarkson bị cận thị và cô lựa chọn đeo kính áp tròng hàng ngày. Nhưng không ngờ, cô lại gặp họa vì thói quen này.
Một buổi tối, Charlotte dùng tay ướt để lấy kính áp tròng ra khỏi mắt mà cũng không nghĩ ngợi gì. Không ngờ, thảm họa xảy ra sau đó. Sáng hôm sau, Charlotte thức dậy và cảm thấy như thể mình có một mảnh sạn trong mắt. Trên thực tế, đó là một loại kí sinh trùng nhỏ trong nước có tên là acanthamoeba và kí sinh trùng này đã xâm nhập vào mắt của cô qua đôi bàn tay ướt.
Charlotte đã đeo kính cận từ năm 13 tuổi nên rất ngạc nhiên khi tỉnh dậy với cảm giác lạ trong mắt. Cô đến gặp các bác sĩ và được chẩn đoán là bị lẹo mắt, kèm kết luận “sẽ khỏi sau vài ngày”.
Charlotte đã đeo kính cận từ năm 13 tuổi nên rất ngạc nhiên khi tỉnh dậy với cảm giác lạ trong mắt.
Hai tuần sau, cô đến gặp bác sĩ thứ hai và được kê đơn thuốc kháng sinh học. Trong những tuần sau đó, tình trạng của cô trở nên tồi tệ hơn và sếp của cô ấy đề nghị cô đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Charlotte nói thêm: “Bác sĩ nhìn vào mắt tôi dưới kính hiển vi và thực sự rùng mình thốt lên: ‘Ôi trời ơi’, ngay lúc này tôi biết rằng mọi thứ tồi tệ hơn chứ không phải chỉ là vết lẹo bình thường”.
Sau đó, cô lại bị chẩn đoán nhầm với tình trạng gây ra bệnh mụn rộp – viêm giác mạc HSV và được cho dùng thuốc nhỏ steroid. Nhưng sau khi dùng thuốc, Charlotte bị sưng mặt nặng và phải nhập viện để kiểm tra.
8 tuần sau, Charlotte gặp một chuyên gia khác. Lần này, ông ta hỏi cô có sử dụng kính áp tròng không và có tiếp xúc với nước hay không. Và kết luận cuối cùng được đưa ra, các triệu chứng của cô ấy đã phù hợp với hóa đơn khi nói đến kí sinh trùng acanthamoeba.
Video đang HOT
Charlotte có vết xước giác mạc, đó là khi một mẫu tế bào nhỏ được lấy từ mắt – nhưng cả hai xét nghiệm đều âm tính với ký sinh trùng.
Giáo sư John Dart, một nhà tư vấn nhãn khoa tại Viện Nhãn khoa của Đại học College London cho biết những vết xước này chỉ gây ra một nửa số ca nhiễm trùng. Ông nói thêm: “Ngay cả khi nghi ngờ viêm giác mạc do acanthamoeba, phương pháp cạo giác mạc có độ nhạy thấp, có nghĩa là chúng tôi chỉ có thể xác định được 50% trường hợp dương tính thực sự”.
Sau đó, Charlotte đã nằm liệt giường trong nhiều tuần tại nhà của cha mẹ cô. Cô buộc phải đeo miếng che mắt và ở trong phòng tối 3 tháng vì đau đớn và ánh sáng quá chói đối với cô.
Chia sẻ với Daily Mail, Charlotte cho biết: Mặc dù cô nhận thức được rằng việc bơi hoặc tắm trong khi đeo kính cận là rất nguy hiểm, nhưng cô lại không hề hay biết rằng nguy hiểm có thể xảy ra ngay cả với ngón tay bị ướt. “Tôi không biết rằng ngay cả những tiếp xúc nhỏ nhất với nước cũng có thể gây ra những tác động tàn khốc như vậy”, cô nói.
Với hầu hết bệnh nhân từng trải qua tình trạng này, hy vọng duy nhất để phục hồi thị lực là được ghép giác mạc. Giác mạc đã bị ký sinh trùng ăn mất sẽ được thay thế bằng giác mạc của người hiến tặng.
Còn với Charlotte, sau 18 tháng điều trị, thị lực của cô đã hồi phục nhưng cô ấy phải nhỏ mắt mỗi ngày một lần để ngăn ký sinh trùng quay trở lại.
Giáo sư John Dart cũng khuyến cáo: “Mọi người cũng cần phải biết rằng họ cần phải tránh tất cả sự ô nhiễm có dính tới nước, bao gồm cả việc làm sạch và lau khô tay trước khi đeo vào và tháo kính áp tròng ra”.
Kí sinh trùng Acanthamoeba nguy hiểm thế nào?
Kí sinh trùng Acanthamoeba được tìm thấy trong nước và đất và có thể dính vào mắt khi làm vườn. Nó có thể gây ra Acanthamoeba keratitis (AK) là một bệnh nhiễm trùng giác mạc.
Bệnh nhiễm trùng giác mạc có thể gây ra sự đau đớn tột cùng cho những người bị nhiễm trùng và có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng – với những trường hợp nhiễm trùng nặng nhất dẫn đến mù lòa.
Bệnh viện mắt Moorfields cho biết: Nhiễm trùng do một vi sinh vật cực nhỏ gọi là Acanthamoeba gây ra, phổ biến trong tự nhiên và thường được tìm thấy trong các vùng nước (hồ, đại dương và sông) cũng như nước máy sinh hoạt, hồ bơi, bồn tắm nước nóng, đất và không khí. Không phải tất cả các loài kí sinh trùng Acanthamoeba đều gây nhiễm trùng giác mạc. Bệnh nhiễm trùng giác mạc do Acanthamoeba gây ra phổ biến nhất ở những người đeo kính áp tròng, nhưng bất kỳ ai bị chấn thương giác mạc đều dễ bị nhiễm trùng.
Chữa cận thị bằng cách nào?
Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ. Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính.
Với những trẻ bị cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật cận thị, thay kính kịp thời để giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn.
Một số phương pháp điều trị cận thị hiện nay gồm:
Đeo kính gọng
Đeo kính gọng là phương pháp điều chỉnh tật cận thị thông dụng nhất. Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng như: ít tham gia được các hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa. Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay kính mới khi độ cận tăng.
Đeo kính áp tròng
Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay kính tương đối cao.
Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K
Ortho K là kính áp tròng ban đêm. Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.
Phẫu thuật tật khúc xạ
Ưu điểm là hiệu quả đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên giá cả phẫu thuật còn cao và nhiều người còn e ngại đối với việc động "dao kéo" ở vùng mắt.
Phẫu thuật Phakic
Phương pháp này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể
Phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.
Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19? Một nghiên cứu mới cho thấy những người đeo kính có tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp hơn so với những người khác. Theo trang tin Live Science, các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin từ 276 bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Họ phát hiện, chỉ khoảng 6% bệnh nhân đeo kính hơn 8...