Vợ người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin chân của chồng được giữ lại
Chị T. – vợ anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn cho biết, bác sĩ thông báo với chị rằng chân của anh T. (nơi bị rắn cắn) sẽ giữ lại được. Nghe đến đây, chị T. thực sự mừng rỡ và thở phào nhẹ nhõm.
Hiện tại, tình hình sức khỏe của anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn đã khá hơn, X-Quang phổi được cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc đã cải thiện, vết thương ở đùi không lan thêm. Bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ khá.
Những ngày chồng nhập viện vì bị rắn cắn, chị T. – vợ anh P.V.T phải liên tục túc trực tại bệnh viện. Trước đó chị vô cùng lo lắng vì bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe của chồng chị diễn biến khá phức tạp.
Thế nhưng, sáng nay, chị mừng rỡ hơn khi biết tin chân của chồng mình được giữ lại chứ không bị cắt bỏ đi.
Chia sẻ với báo Đất Việt, chị T. mừng rỡ thông báo chồng của chị đã tạm ổn: “ Sáng nay bác sĩ phát loa gọi tên tôi, tôi lo sợ lắm, khi bác sĩ nói tình trạng ảnh đã ổn hơn thì tôi thở phào. Tôi được vào thăm chồng 2 lần, mỗi lần khoảng 2 phút.
Khi tôi hỏi bác sĩ là chân của ảnh (nơi bị rắn cắn) có giữ lại được không? Bác sĩ trả lời là có. Bác sĩ có giải thích là không bị tắc mạch máu, tôi nghe được đến đó chứ không hiểu nhiều lắm”.
Chị T. – vợ anh P.V.T, người đàn ông bị rắn hổ mang cắn.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Lý Minh Duy (Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết: “Vết thương ở đùi của bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình phẫu thuật, cắt lọc phần mô chết. Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn thở máy, tổn thương thận, đang được lọc máu liên tục và phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Trong thời gian tới, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu và điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng vết thương ở đùi của bệnh nhân, có khả năng phải cắt lọc phần mô chết thêm nhiều lần nữa và sẽ tiến hành ghép da khi vết thương ổn định”.
Anh T. đang được theo dõi, chưa trị
Trước đó, vào ngày 23/8, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nọc độc của rắn khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan gồm suy thận cấp, suy gan, viêm cơ tim, chỉ số bạch cầu thấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hoại tử, nhiễm trùng tại vị trí vết cắn ở đùi.
Anh T. đem cả con rắn mình đến bệnh viện
Đây là trường hợp bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa dài 2,5 mét, nặng 4,6kg cắn vào đùi. Ngay sau đó, anh T. được gia đình chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh T. được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn đã được phẫu thuật vết thương, chuẩn bị ghép da
Sau khi được phẫu thuật, tình hình sức khoẻ bệnh nhân đã có những biến chuyển khả quan hơn.
Theo thông tin từ Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, chiều ngày 25/8, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn đã khá hơn, X-Quang phổi được cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc đã cải thiện, vết thương ở đùi không lan thêm. Bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ khá.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Lý Minh Duy (Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết thêm: "Vết thương ở đùi của bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình phẫu thuật, cắt lọc phần mô chết. Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn thở máy, tổn thương thận, đang được lọc máu liên tục và phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Trong thời gian tới, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu và điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng vết thương ở đùi của bệnh nhân, có khả năng phải cắt lọc phần mô chết thêm nhiều lần nữa và sẽ tiến hành ghép da khi vết thương ổn định".
Trước đó, vào ngày 23/8, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nọc độc của rắn khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan gồm suy thận cấp, suy gan, viêm cơ tim, chỉ số bạch cầu thấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hoại tử, nhiễm trùng tại vị trí vết cắn ở đùi.
Đây là trường hợp bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa dài 2,5 mét, nặng 4,6kg cắn vào đùi. Ngay sau đó, anh T. được gia đình chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh T. được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Nọc độc rắn hổ mang chúa 4,6 kg ở núi Bà Đen đã tấn công cơ tim người đàn ông Sau 4 ngày nhập viện, sức khỏe người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn đã diễn biến theo chiều hướng nặng hơn do bị nọc độc tấn công cơ tim, vết cắn bị sưng phù và hoại tử. Sáng 23-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy...