Vợ bầu tức ngực, chồng cãi bác sĩ để giữ con, 1 ngày sau cả 2 ra đi mãi mãi
Khi bác sĩ đề nghị chụp X-quang để kiểm tra tình hình thai phụ, người chồng và gia đình đã nhất định không đồng ý vì sợ ảnh hưởng thai nhi.
Khi mang thai, không chỉ mẹ bầu mà cả gia đình đều mong muốn em bé chào đời khỏe mạnh. Nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt như bà mẹ dưới đây, việc cố chấp bảo vệ cho thai nhi cuối cùng lại dẫn đến cái kết đau lòng mất cả hai mẹ con.
Câu chuyện do bác sĩ Tiêu Mạc Kỳ, làm việc tại khoa ngoại, phòng khám Aphrodite Medical Clinic (Đài Loan) chia sẻ. Cô Đào là một mẹ bầu 45 tuổi đến chăm sóc thai kỳ tại phòng khám.
Kể từ lúc mang thai, cô Đào thường xuất hiện các dấu hiệu là tức ngực và khó thở. Thậm chí khi mang bầu đến tháng thứ 5, cô Đào chỉ có thể ngủ trong tư thế ngồi, bởi nếu nằm ngửa sẽ rất khó thở.
Sau khi nghe mẹ bầu này trình bày, bác sĩ Tiêu lo ngại cô mắc bệnh tràn dịch màng phổi hoặc chèn ép tim cấp tính nên muốn chụp X-quang để xác nhận mức độ nghiêm trọng. Vậy nhưng người chồng lại nhất định không đồng ý với lý do chụp X-quang sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Bác sĩ Tiêu Mạc Kỳ chia sẻ câu chuyện trong một chương trình truyền hình.
Sau đó, bác sĩ Tiêu có giải thích với gia đình thai phụ rằng cô Đào đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm của 3 tháng đầu thai kỳ, hiện nay thai nhi đã được 5 tháng tuổi nên việc chụp X – quang được đánh giá là an toàn. Hơn nữa chụp X – quang chỉ một bức ảnh, khác nhiều so với việc chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là quét 1 lần được 200 tấm ảnh nên phần trăm ảnh hưởng rất nhỏ.
Tuy vậy, chồng cô Đào vẫn không đồng ý mà còn lên tiếng trách móc bác sĩ. Sau đó, mẹ bầu này được giới thiệu chuyển đến bệnh viện Cheng Hsin General Hospital, tại đây bác sĩ Lý Vỹ Hạo, khoa phụ sản tiếp nhận ca bệnh cũng khuyên cô Đào nên chụp X – quang và xác nhận có một khối u lớn giữa ngực đang chèn ép tim của thai phụ, chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma).
Bác sĩ Lý giải thích: ” Khối u lớn giữa ngực chèn ép tim khiến cô ấy không thể thở, một khi sinh mạng của người mẹ không còn thì mạng sống của thai nhi cũng khó bảo toàn”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chồng và mẹ chồng cô Đào vẫn kiên quyết: “M ặc kệ, chúng tôi nhất định muốn bảo toàn mạng sống của thai nhi” . Thai phụ cũng ngoan ngoãn phục tùng nhà chồng, cô nói rằng: “Tôi nghe theo chồng tôi”. Trong tình huống khó xử, bác sĩ chỉ có thể tôn trọng quyến định của bệnh nhân và gia đình.
Chồng và gia đình chồng nhất quyết không cho thai phụ chụp X-quang vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh minh họa)
Và cái kết là ngày thứ hai sau khi chuyển viện, cô Đào mất dấu hiệu sinh tồn, mất nhịp thở và cả nhịp tim. Mặc dù mẹ bầu và thai nhi được sơ cứu khẩn cấp bằng phương pháp ECMO, nhưng trong trường hợp này, oxy trong máu đã bị gián đoạn. Cuối cùng cả hai mẹ con đều ra đi mãi mãi.
Sau khi mẹ bầu và thai nhi không thể bảo toàn tính mạng, bác sĩ Tiêu kinh ngạc khi biết cô Đào và người đàn ông gọi là chồng chưa hề kết hôn. Bố mẹ của bệnh nhân sớm đã qua đời nên cô Đào chỉ còn một mình và cuối cùng vì nghe lời “chồng hờ” mà mất mạng.
Bác sĩ Lý cho biêt, trong bệnh viện, nhân viên y tế chúng tôi thường nhìn thấy tình huống người nhà bệnh nhân phân vân với câu hỏi: ” Chúng ta nên bảo toàn mạng sống của sản phụ hay là thai nhi?” . Đứng trên cương vị bác sĩ khoa sản, bác sĩ Lý tuyên bố cần phải ưu tiên tính mạng của thai phụ, bởi tình trạng của người mẹ không tốt thì tình trạng của thai nhi cũng sẽ diễn biến xấu.
Thai phụ mắc bệnh ung thư khi mang thai con đầu lòng, nhà chồng kiên quyết giữ thai, bác sĩ tiết lộ kết quả đau lòng
Khi thai nhi được 5 tháng, cô Đào chỉ có thể ngủ trong tư thế ngồi, bởi nếu thai phụ nằm ngửa sẽ rất khó thở.
Bác sĩ Tiêu Mạc Kỳ, khoa ngoại, công tác tại phòng khám Aphrodite medical clinic, chia sẻ về trường hợp cô Đào (45 tuổi) là thai phụ cao tuổi đến khám khi mang thai con đầu lòng.
Kể từ lúc mang thai, cô Đào thường xuất hiện các dấu hiệu là tức ngực và khó thở. Khi thai nhi được 5 tháng, cô Đào chỉ có thể ngủ trong tư thế ngồi, bởi nếu thai phụ nằm ngửa sẽ rất khó thở.
Sau khi nghe bệnh sử của thai phụ, bác sĩ Tiêu lo ngại cô Đào mắc bệnh tràn dịch màng phổi hoặc chèn ép tim cấp tính, do đó bác sĩ muốn chụp X - quang để xác nhận mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân, nhưng lại bị người chồng trí thức phản đối kịch liệt rằng : "Chụp X - quang cho thai phụ là điều kiêng kỵ".
Bác sĩ Tiêu cho biết, đây là quan niệm đã hằn sâu vào tiềm thức của mỗi người, quả thật thai phụ không nên chụp X - quang, nhưng cô Đào đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm của 3 tháng đầu thai kỳ, hiện nay thai nhi đã được 5 tháng tuổi nên việc chụp X - quang được đánh giá là an toàn. Hơn nữa chụp X - quang chỉ một bức ảnh, khác nhiều so với việc chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là quét 1 lần được 200 tấm ảnh.
Măc du đươc giai thich như vây nhưng ngươi chồng của bệnh nhân lên tiếng trách móc bác sĩ . Tình trạng của cô Đào quả thật cần phải chụp X - quang, nhưng người chồng kiên quyết từ chối chụp X - quang cho vợ vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Ảnh minh họa
Sau đó, thai phụ được giới thiệu chuyển đến bệnh viện khác, tại đây bác sĩ Lý Vỹ Hạo, khoa phụ sản tiếp nhận ca bệnh cũng khuyên cô Đào nên chụp X - quang và xác nhận có một khối u lớn giữa ngực đang chèn ép tim của của thai phụ, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma).
Bác sĩ Lý giải thích: "Khối u lớn giữa ngực chèn ép tim khiến cô ấy không thể thở, một khi sinh mạng của người mẹ không còn thì mạng sống của thai nhi cũng khó bảo toàn".
Chồng và mẹ chồng của thai phụ vẫn kiên quyết bảo: "Mặc kệ, chúng tôi nhất định muốn bảo toàn mạng sống của thai nhi" . Thai phụ cũng ngoan ngoãn phục tùng nhà chồng, cô nói rằng: "Tôi nghe theo chồng tôi".
Trong tình huống khó xử, bác sĩ Lý không thể thay bệnh nhân đưa ra quyết định, sau khi trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân thì bác sĩ chỉ có thể làm theo quyết định giữ con, điều này cho thấy gia đình nhà chồng đặt nhiều kỳ vọng vào đứa trẻ đã mong chờ bấy lâu.
Bác sĩ Tiêu tiết lộ thêm, sau đo thai phụ mất dấu hiệu sinh tồn vào ngày thứ hai sau khi được chuyển đến bệnh viện lớn. Điện tâm đồ cho thấy một đường thẳng, không có nhịp thở và nhịp tim của thai phụ và thai nhi. Mặc dù mẹ bầu và thai nhi được sơ cứu khẩn cấp bằng phương pháp ECMO, nhưng trong trường hợp này, oxy trong máu đã bị gián đoạn.
Sau khi mẹ bầu và thai nhi không thể bảo toàn tính mạng, bác sĩ Tiêu kinh ngạc khi biết cô Đào và người đàn ông gọi là chồng chưa hề kết hôn. Bố mẹ của bệnh nhân sớm đã qua đời nên cô Đào chỉ còn một mình và rất nghe lời "chồng hờ".
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lý cho biêt, trong bệnh viện, nhân viên y tế chúng tôi thường nhìn thấy tình huống người nhà bệnh nhân phân vân với câu hỏi: "Chúng ta nên bảo toàn mạng sống của sản phụ hay là thai nhi?". Đứng trên cương vị bác sĩ khoa sản, bác sĩ Lý tuyên bố cần phải ưu tiên tính mạng của thai phụ, bởi tình trạng của người mẹ không tốt thì tình trạng của thai nhi cũng sẽ diễn biến xấu.
Ung thư hạch (còn gọi là ung thư hạch bạch huyết) là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào lympho có mặt trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác của cơ thể. Có hai loại chính của ung thư hạch: U lympho Hodgkin và không Hodgkin.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư hach
- Thiếu máu: Có khoảng 10 - 20% bệnh nhân bị ung thư hạch ác tính có biểu hiện thiếu máu. Thiếu máu là một trong những tiêu chí để chẩn đoán bệnh ung thư hạch trên lâm sàng có đang tiến triển nhanh hay không, tình trạng thiếu máu ít hay nhiều và tỷ lệ đông máu nhanh hay chậm là cơ sở xác định bệnh.
- Suy giảm miễn dịch là tình trạng của hầu hết bệnh nhân ung thư hạch: Khi bệnh càng tiến triển thì chức năng miễn dịch càng giảm, đặc biệt là những người ở giai đoạn nặng. Bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương, viêm màng não hoặc u nang não có thể xảy ra, và những bệnh này rất có hại cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
- Sưng hạch bạch huyết: Ơ giai đoạn sớm, hầu hết bệnh nhân không có cảm giác đau. Cảm giác đau xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Các hạch bạch huyết phát triển dần dần, từ kích thước bằng hạt đậu nành cho đến kích thước của quả táo tàu. Các hạch bạch huyết có độ cứng trung bình, rất cứng và đồng nhất.
Các hạch này thường không bám dính vào da, đến khi bệnh tiến triển chúng có thể tách rời hoàn toàn với da và cứ thể di chuyển được dưới da. Khi bệnh ở giai đoạn cuối, các hạch phát triển to, kết hợp lại thành 1 khối, có những bệnh nhân khối u có đường kính lên đến hơn 20 cm.
Khó thở: Dấu hiệu chung của nhiều loại ung thư Những người bị ung thư giai đoạn cuối thường phải trải qua cảm giác nghẹt thở, tức ngực do khối u chèn ép phổi, chặn đường thở. Nếu từng bị hụt hơi, bạn sẽ biết cảm giác thiếu không khí đáng sợ như thế nào. Khó thở là tác dụng phụ của nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú, phổi...