Việt Nam tham vọng thu 2,5 tỷ USD nhờ bán một loại hạt được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại hạt”

Theo dõi VGT trên

Theo Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt ra tham vọng đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đề án này, Việt Nam đặt ra tham vọng phát triển mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

Đề án phấn đấu sản lượng mắc ca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt vào năm 2030, khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050, trong đó tỷ lệ sản phẩm mắc ca nguyên vỏ không vượt quá 40%.

Đề án cũng đặt ra mục tiêu quy mô diện tích trồng mắc ca phấn đấu đạt 130.000 – 150.000 ha vào năm 2030, tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc (khoảng 75.000 – 95.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu), vùng Tây Nguyên (khoảng 45.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum) và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây mắc ca (khoảng 10.000 ha).

Diện tích này được Bộ NNPTNT và các địa phương xác định quy mô và địa điểm cụ thể trên cơ sở đ.ánh giá kỹ lưỡng tiềm năng, năng lực đầu tư, quỹ đất, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và nhu cầu thị trường.

Trên cơ sở tổng kết, đ.ánh giá hiệu quả phát triển mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, sẽ định hướng cụ thể về quy mô diện tích và vùng trồng Mắc ca đến năm 2050, phấn đấu đạt khoảng 250.000 ha.

Việt Nam tham vọng thu 2,5 tỷ USD nhờ bán một loại hạt được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt - Hình 1

Cây mắc ca phát triển nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

Đề án cũng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến mắc ca gắn với vùng trồng nguyên liệu tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; nâng cấp 65 cơ sở sơ chế, chế biến hiện có, xây dựng mới khoảng 300 – 400 cơ sở sơ chế, chế biến, công suất mỗi cơ sở từ 100 – 200 tấn hạt/năm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng khoảng 8 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm mắc ca có giá trị cao, công suất mỗi cơ sở từ 10.000 – 15.000 tấn hạt tươi/năm tại những địa phương có điều kiện thuận lợi.

Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất mắc ca thông qua cầu nối hợp tác xã và tổ hợp tác xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, hình thành chuỗi ngành hàng mắc ca từ trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Các nhà khoa học hỗ trợ các địa phương nghiên cứu vùng trồng mắc ca thích hợp cho từng dòng/giống; chuyển giao khoa học công nghệ từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và chế biến sản phẩm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Để phát triển thị trường tiêu thụ, giải pháp đặt ra đối với thị trường trong nước, các địa phương cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca, gắn với chỉ dẫn địa lý; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm Mắc ca.

Đối với thị trường xuất khẩu, các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cản thương mại; tập trung thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nhân và hạt Mắc ca nguyên vỏ, các sản phẩm Mắc ca chế biến sâu vào thị trường các nước…

Video đang HOT

Theo đ.ánh giá của Bộ NNPTNT, mắc ca là đối tượng cây trồng có thể đạt được mục tiêu này, bởi đây là cây cho loại hạt rất tốt với 70% là dầu béo không no. Tại Úc, hạt mắc ca được coi là một loại thuốc bổ.

Do cây mắc ca rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu nên trong 10 năm qua, dù biết tiềm năng của mắc ca là rất lớn nhưng thế giới mới phát triển được 490.000 tấn, mắc ca mới chiếm 1% trong số 20 loại hạt phổ biến người tiêu dùng sử dụng.

Cây mắc ca phát triển ở nhiệt độ khoảng 20 – 22 độ C, ở Việt Nam, Tây Bắc, Tây Nguyên là hai vùng rất phù hợp vì nhiệt độ mát mẻ.

Sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến năm 2020, cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca với diện tích trên 16.500ha. Trong đó, 9 tỉnh nằm trong quy hoạch ở 2 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên trồng trên 15.400ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch.

Về sản lượng, năm 2020, các tỉnh thu hoạch gần 6.600 tấn hạt tươi, tăng 24,5 lần so với năm 2015. Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn, ước tính hơn 4.000 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị khoảng 788 tỷ đồng.

Đến nay, sản phẩm mắc ca của chúng ta đã xuất khẩu với sản lượng trên 2.400 tấn sản phẩm sấy/năm.

Bán sang Trung Quốc theo đường chính ngạch và tăng chế biến, giá thứ quả trồng nhiều ở Tây Nguyên tăng gấp ba

Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và tăng chế biến, giá chanh leo ở nhiều địa phương của Tây Nguyên, tỉnh Sơn La đã tăng từ 7.000 - 8.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg.

Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, chất lượng là ưu tiên hàng đầu

Đó là nhận định của nhiều doanh nghiệp tại cuộc họp của Bộ NNPTNT về tình hình xuất nhập khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc ngày 9/3.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Ngọc, Giám đốc Công ty CP Chuỗi nông sản thực phẩm Việt cho rằng, muốn chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng trả ngay 100% t.iền nhưng họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt - bà Ngọc nói.

Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, theo bà Ngọc, doanh nghiệp Việt Nam phải có chuỗi liên kết, nguồn cung ổn định. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải có ký kết hợp đồng liên kết với nông dân trong bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nữa là đẩy mạnh chế biến sâu.

Bán sang Trung Quốc theo đường chính ngạch và tăng chế biến, giá thứ quả trồng nhiều ở Tây Nguyên tăng gấp ba - Hình 1

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là cuộc cách mạnh cần có sự kiên trì, sẵn lòng và sẵn sàng của cả hệ thống sản xuất, thương mại. Ảnh: P.V

"Ví dụ, Trung Quốc là thị trường ưa chuộng trái vải khô. Nếu Việt Nam có đủ doanh nghiệp chế biến sâu triển khai và xuất khẩu vải khô thay vì xuất khẩu tươi sang Trung Quốc, áp lực tiêu thụ sẽ giảm đi rất nhiều", bà Ngọc dẫn chứng.

Đồng quan điểm, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho rằng, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị sớm để chuyển nhập khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Thị trường này cũng ngày càng chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt dường như chưa có sự sẵn sàng. Mặc dù Việt Nam có nhiều sản phẩm thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao, nhưng để xuất khẩu được đòi hỏi doanh nghiệp phải kiện toàn cách kinh doanh, đáp ứng được điều kiện nhập khẩu.

Nhìn từ quả chanh leo, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Đồng Giao (DOVECO) cho biết, năm 2020, xuất khẩu tiểu ngạch quả này chiếm 75%, nhưng năm 2021 chỉ còn 25%. Nhờ tăng chế biến nên giá chanh leo đã lên 20.000 đồng/kg so với trước đây chỉ từ 7.000 -10.000 đồng/kg. Cùng với đó, sản phẩm chế biến cũng được tiêu thụ tốt.

Đối với quả thanh long thì xuất khẩu tươi quá nhiều, trong khi chế biến quá ít. Đơn cử như tại Bình Thuận, trong số hơn 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chỉ có khoảng 15% theo đường chính ngạch.

Diện tích trồng thanh long cũng tăng nhanh và rất cần chuyển đổi một phần diện tích sang các loại cây trồng khác. Nhiều sản phẩm như: chuối, xoài, dứa, chanh leo... có thể xuất khẩu, nhưng phải thực hiện đúng quy trình, nếu xuất khẩu tươi khó thì chuyển sang chế biến.

Bán sang Trung Quốc theo đường chính ngạch và tăng chế biến, giá thứ quả trồng nhiều ở Tây Nguyên tăng gấp ba - Hình 2

Người dân thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên, Lai Châu) kiểm tra chanh leo gần vào vụ thu hoạch. Ảnh: laichau.gov.vn.

"Cần chuyển sang chính ngạch càng sớm càng tốt, mọi vấn đề trong thương mại sẽ minh bạch. Để xuất khẩu chính ngạch, trước tiên phải xuất phát từ chính mình và làm phải chuẩn. Một số doanh nghiệp Trung Quốc chỉ thích đi chính ngạch với doanh nghiệp lớn", ông Đinh Cao Khuê chỉ rõ.

Ông Đinh Cao Khuê cũng kiến nghị Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Nội vụ củng cố các hiệp hội ngành hàng để hiệp hội thực sự hoạt động hiệu quả. Bởi, hiện nay một số hiệp hội hoạt động không hiệu quả, còn xa rời thông tin thị trường...

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, Trung Quốc là thị trường lớn, yêu cầu nghiêm ngặt. Những chính sách, cách tiếp cận đang làm tốt để xuất khẩu sang các thị trường như: EU, Nhật Bản... là tính hệ thống. Do đó, việc quản lý chất lượng sản phẩm sang Trung Quốc cũng phải theo hệ thống.

Đàm phán mở thêm cửa khẩu xuất nhập khẩu chính ngạch với Trung Quốc

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 1,83 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,4%; nhập khẩu đạt 515 triệu USD, tăng 16,6%.

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,39 % so với năm 2020.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đang đối diện không ít thách thức.

Việc nhập khẩu các mặt hàng ngoài danh mục được xuất khẩu chính ngạch bị coi là buôn lậu và áp dụng các chế tài tịch thu hàng, bắt giữ người, phạt t.iền và có thể truy cứu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại biên mậu ưu đãi 8.000 tệ/người/ngày cho cư dân biên giới được quản lý chặt chẽ hơn về chủng loại hàng, số lượng mỗi lượt giao hàng. Trung Quốc kiểm soát chặt cửa khẩu, lối mở do đó, thời gian qua một số mặt hàng (như sầu riêng, chanh leo) vẫn xuất qua các đường mòn, lối mở theo phương thức trao đổi cư dân biên giới, nay cũng không thể nhập khẩu vào Trung Quốc.

Bán sang Trung Quốc theo đường chính ngạch và tăng chế biến, giá thứ quả trồng nhiều ở Tây Nguyên tăng gấp ba - Hình 3

Phần lớn sản lượng thanh long của Bình Thuận xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Ảnh: Báo Bình Thuận.

Đáng chú ý, lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh: Trung Quốc tiếp tục quản lý chặt về truy xuất nguồn gốc, tăng cường và siết chặt quản lý xuất nhập khẩu biên mậu đối với các mặt hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam.

Một số loại nông sản của Việt Nam như: bưởi, dừa, chanh leo, roi, sầu riêng, sắn lát, thạch đen... khó xuất khẩu được theo hình thức biên mậu tại các cửa khẩu phụ mà trước đây Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu.

Đặc biệt vừa qua, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero Covid-19", thặt chặt kiểm soát, phòng chống dịch covid-19 trên cả bao bì hàng nông sản, hạn chế lượng thông quan.

Điều này gây ra ùn tắc cục bộ tại khu vực cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, có thời điểm ngừng thông quan tại một số cửa khẩu do phát hiện Covid-19 đối với người và cả trên hàng hóa khi thông quan. Mở thêm cửa khẩu xuất nhập khẩu chính ngạch.

Dễ thấy, Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.

Để tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường này, dần "xoá sổ" tình trạng hàng hoá ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là điều không thể trì hoãn thêm nữa.

Về định hướng và lộ trình chuyển xuất khẩu nông sản tiểu ngạch sang chính ngạch thời gian tới, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại g.iao p.hối hợp với các bộ, ngành tăng cường đàm phán về mở thêm các cửa khẩu thực hiện thông quan, xuất nhập khẩu chính ngạch.

Mở thêm các hình thức xuất khẩu chính ngạch qua đường sắt, đường biển; hợp tác hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, kết nối giữa các tỉnh biên giới với Trung Quốc.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với các bộ ngành, địa phương biên giới hiện đại hóa, điện tử hóa hệ thống thông tin thị trường để kịp thời cung cấp tới các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp về nhu cầu, giá cả, thay đổi chính sách... của thị trường Trung Quốc; phát triển các sàn giao dịch, hình thức thương mại điện tử đối với hàng nông sản, xuất khẩu sang Trung Quốc.

"Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành đàm phán mở rộng danh mục hàng hóa nông sản, danh sách doanh nghiệp được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc; xây dựng "Đề án xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bền vững sang thị trường Trung Quốc" trong bối cảnh hiện nay", đại diện Bộ NN&PTNT nêu rõ.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là cuộc cách mạnh cần có sự kiên trì, sẵn lòng và sẵn sàng của cả hệ thống sản xuất, thương mại.

Do đó, phải có lộ trình để tổ chức lại sản xuất, thị trường, ngành hàng và cả hiệp hội ngành hàng. Nếu không tổ chức sản xuất thì sẽ không chuẩn hóa được vùng nguyên liệu, không truy xuất được nguồn gốc sản phẩm... và không có sản phẩm để đưa vào xuất khẩu chính ngạch.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc chuyển đổi hình thức xuất khẩu này đặt ra nhiều vấn đề giữa mong muốn và thực trạng. Bởi, thời gian vừa qua ngành vẫn còn sản xuất để xuất khẩu tiểu ngạch chứ chưa phải sản xuất để xuất khẩu chính ngạch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quảng Trị xác minh 16 trường hợp đăng tải sai sự thật về việc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ
21:47:27 15/06/2024
TP Hồ Chí Minh bất ngờ xuất hiện mưa đá, đường kính đến 1,5 cm
05:11:49 15/06/2024
Xe tải làm sập cầu ở Đồng Tháp
00:08:33 16/06/2024
Biết có camera nhưng vẫn móc trộm vàng trong tiệm gội đầu
21:40:25 15/06/2024
Thiếu nợ, thuê xe cẩu trộm hơn 2 tấn sắt xây nhà xưởng
22:55:58 15/06/2024
Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét
00:09:04 16/06/2024
Mưa đá bất ngờ xuất hiện ở TP Cần Thơ
23:53:17 15/06/2024
Hà Nội: Cháy nhà dân trong ngõ Trại Cá lúc giữa đêm, đồ đạc bị thiêu rụi
15:50:36 14/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Xảy ra hai vụ đuối nước tại Phú Yên khiến 3 thiếu niên t.ử v.ong

10:10:11 16/06/2024
Trước đó, vào ngày 13/6, trên địa bàn xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa cũng xảy ra một vụ đuối nước tại kênh Chính Bắc, huyện Phú Hòa khiến một em nhỏ 11 t.uổi t.ử v.ong.

Cảnh báo thủ đoạn dùng công nghệ AI để dẫn dụ "chat nhạy cảm" rồi tống t.iền

16:21:19 15/06/2024
Hiện nay, người dùng cần cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để l.ừa đ.ảo. Công an TP Hà Nội và TP.HCM cũng vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ chat nhạy cảm để cưỡng đoạt tài sản trên mạng xã hội.

Thông tin bất ngờ về 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau' xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản

15:08:25 15/06/2024
Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây trên đất nuôi trồng thủy sản được cho tồn tại nhưng phải chuyển đổi toàn bộ diện tích sang đất ở. Chủ biệt thự nói khó khăn về tài chính , chỉ xin chuyển một phần diện tích.

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe: Triệt để thì hết chống chế!

11:26:23 15/06/2024
Trong chuyến đi công tác tại Trại giam Phú Sơn 4 ở Thái Nguyên, tôi ám ảnh mãi ánh mắt của phạm nhân N.T.H - một người từng gây tai nạn cho chính đứa con trai ruột của mình.

Thủy điện ở Hòa Bình xả nước bất ngờ, nhiều du khách bị cuốn trôi

08:45:02 15/06/2024
Trong lúc người dân và du khách đang tắm suối, thủy điện Suối Mu ở Hòa Bình bất ngờ xả nước khiến nhiều người bị nước cuốn, may mắn được cứu kịp thời.

Hà Nội: Xe taxi tự bốc cháy giữa đường

05:09:17 15/06/2024
Khoảng 15 giờ 10 phút ngày 13/6, một xe taxi bỗng nhiên bốc cháy dữ dội khi đang lưu thông qua ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội).

Mưa dông, lốc xoáy trên biển Đông và nhiều khu vực trong đất liền

05:06:49 15/06/2024
Các chuyên gia cảnh báo người dân ở các khu vực trên đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Ô nhiễm nghiêm trọng từ con suối chảy bao quanh huyện Phú Riềng

05:00:02 15/06/2024
Theo người dân địa phương, nguyên nhân suối Tân bị bức tử nghi bắt nguồn từ một nhà máy chế biến mủ cao su nằm trên đường ĐT 741 (thuộc xã Long Hưng, huyện Phú Riềng), khu vực đầu nguồn, nơi suối Tân chảy qua.

Phát hiện quả bom 340 kg khi san gạt nền nhà

04:56:02 15/06/2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Yên đã tiến hành lập biên bản hiện trường và biên bản bàn giao hiện trạng quả bom cho Ban Chỉ huy Quân sự xã Lang Thíp.

Cứu hộ kịp thời 3 n.ữ s.inh viên đi lạc trong núi Hòn Vượn

21:19:10 14/06/2024
Do thời tiết nắng nóng, địa hình đường núi dốc, trơn trượt, khó di chuyển, các nạn nhân có dấu hiệu đuối sức, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã hỗ trợ các nạn nhân di chuyển.

Thiếu nữ ở Cà Mau mất tích bí ẩn

16:04:19 13/06/2024
Cơ quan chức năng địa phương và gia đình đang tích cực tìm kiếm thiếu nữ ở Cà Mau mất tích bí ẩn sau gần 20 ngày rời khỏi nhà.

Có thể bạn quan tâm

Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời

Sao châu á

13:09:48 16/06/2024
Jung Eun Ji là sao nữ không còn quá xa lạ đối với người hâm mộ Kpop, cô là thành viên của nhóm nhạc Apink. Không chỉ hoạt động ở lĩnh vực ca hát, Eun Ji còn đạt được nhiều thành tựu ở mảng diễn xuất.

Đang trong lúc gần gũi hết mình sau chuyến công tác xa, vậy mà lại trở thành đêm định mệnh nhất cuộc đời

Góc tâm tình

13:04:27 16/06/2024
Sau chuyến công tác về nhà tôi chỉ muốn lao vào ôm lấy vợ để thỏa nỗi nhớ mong bao ngày, vậy mà tai nạn lại xảy ra lúc nửa đêm.

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái

Sao việt

13:02:45 16/06/2024
Quyền Linh tâm sự, cảm giác bước vào lễ tốt nghiệp của con giống như cảm giác lần đầu anh bước chân lên Sài Gòn.

Mỹ nam người Thái gốc Việt "lật kèo" g.ây s.ốc, khiến Anh Tú mặt biến sắc

Tv show

12:58:31 16/06/2024
Nanon Korapat góp phần làm cho tiết tấu của chương trình thêm kịch tính khi anh có cú quay xe chấn động khiến mọi người đều ngỡ ngàng.

Phim vừa chiếu đã được khen hài hước nhất hiện tại, nữ chính diễn đỉnh như "bị nhập"

Phim châu á

12:55:08 16/06/2024
Sau khi bộ phim Dù Tôi Không Phải Người Hùng kết thúc, đài JTBC tiếp tục kết hợp cùng Netflix cho ra mắt tác phẩm hài hước, lãng mạn mới có tên Cô Ấy Ngày Và Đêm (Miss Night and Day).

Cách nấu bún măng vịt đơn giản tại nhà, vừa ngon lại thanh ngọt dễ ăn, cuối tuần ai cũng thích

Ẩm thực

12:46:38 16/06/2024
Bún vịt thơm ngon, thanh ngọt, dễ ăn đảm bảo cả nhà sẽ thích vào dịp cuối tuần.Nếu cuối bạn chưa biết phải nấu món gì cho gia đình thưởng thức, có thể tham khảo cách nấu bún măng vịt dưới đây nhé!

Thanh Hằng "lỗ vốn" khi sắm giày mới đi diễn thời trang

Phong cách sao

12:44:41 16/06/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng là người diễn vedette cho bộ sưu tập Kiệt tác của nước của NTK Võ Công Khanh tại đêm mở màn Vietnam International Fashion Week ở Nhà thi đấu Quân khu 7, TP HCM trong bộ trang phục được thiết kế độc đáo.

Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng, sửa nhà, mai táng, sửa mộ.

Trắc nghiệm

12:43:27 16/06/2024
Xem ngày 16/6/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng,

Chu Thanh Huyền thái độ dửng dưng, thản nhiên làm 1 điều giữa ồn ào "đạo nhái"

Netizen

12:02:00 16/06/2024
Bà xã Quang Hải - hot girl Chu Thanh Huyền đang vướng vào hàng loạt drama, khi mới đây cô bị tố sử dụng hình ảnh đạo nhái để bán hàng. Giữa bão thị phi, thái độ của người đẹp nhận về nhiều sự quan tâm, khi khá dửng dưng, mặc kệ sự đời.

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.