Việt Nam có loại quả “chảy ra máu”, vị thơm ngon, còn có thể ngâm rượu
Loại quả này xuất hiện ở Quảng Ninh, hình dáng thoạt nhìn rất giống quả nhót.
Người dân địa phương thương goi đây la cây qua mau – môt loai thưc vât thân dây leo, lá nhỏ dài khoảng 10-15cm, có gân lá nổi màu sáng.
Loại trái cây này được gọi là “quả máu” do thịt quả có màu đỏ tươi và đặc sánh y như máu.
Cây ra hoa, đậu quả từ tháng 2-6 hàng năm và bắt đầu chín từ cuối tháng 6 kéo sang đầu tháng 7.
Trươc kia, loai cây nay moc dai trong rưng, sau đó đươc ngươi dân đem vê trông. Sau khi trông khoảng 5 năm mới ra hoa lần đầu.
Quả cây mọc thành chùm, có hình bầu dục, thuôn về phía cuống. Khi chùm quả còn nhỏ và chưa chin trông se giống như chùm nho xanh.
Video đang HOT
Khi chín, chùm quả chuyển dần từ màu xanh sang màu phớt hồng, khi đủ chín thì chuyển sang màu đỏ tươi như máu, chín kỹ se chuyển sang màu tím đen.
Giông qua nay khi chín có vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, co tac dung bô mau, bôi bô cơ thê.
Ngoài việc ăn tươi như những loại trái cây khác thì quả máu còn có thể dùng để ngâm rượu.
Trước khi ngâm rượu, người ta dùng dao nhỏ bổ nhẹ quả máu từ phía rốn theo hình dấu nhân rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg quả với 3 lít rượu trắng, đậy kín nắp ngâm trong khoảng 3-4 tháng rôi sử dụng.
Quả máu sau 3 tháng ngâm rươu có màu đỏ rất đẹp, tỏa ra mùi thơm riêng biệt, nồng độ rượu vừa phải và dễ uống.
Để ăn quả máu thì phải dùng tay bóp nhẹ, nặn, chà xung quanh cho mềm, chuyển màu tím đen rồi mới nặn ra 1 chất dịch như máu đỏ để ăn.
Những năm gần đây, số lượng cây quả máu mọc tự nhiên trong rừng ngày càng khan hiếm. Cây người dân trồng cũng được khai thác mạnh để làm dược liệu xuất khẩu.
Người dân thường khai thác thân cây dạng dây leo, chặt thành từng khúc rồi bán cho thương lái Trung Quốc hoặc các đầu nậu thu gom trong nội địa rồi xuất tiểu ngạch sang phía bên kia biên giới.
Sản lượng quả máu ít trong khi nhu cầu mua nhiều nên giá loại quả này tăng theo từng mùa.
Giá ban đầu chỉ 30-50.000 đồng/kg nhưng sang đến mùa quả năm nay, giá bán quả máu đã lên đến 120.000 đồng/kg.
Cuối mùa quả máu, có khách trả đến 150.000 đồng/kg. Tuy giá cao như vậy nhưng người dân địa phương cho hay, đôi khi họ cũng không có hàng để bán.
Nếu thời tiết thuận lợi, sản lượng cây quả máu được người dân trồng đạt tới gần 50kg/vụ.Còn nếu bị sâu phá hoại, côn trùng “tấn công” ăn quả máu, sản lượng chỉ đạt 20 – 25kg/vụ.
Để bảo vệ quả máu, người dân phải dùng các bao ni lông, châm lỗ nhỏ trên thân bao rồi trùm bên ngoài chùm quả.
Phát hiện "cây ma cà rồng" cực hiếm
Theo mô tả của các nhà khoa học, nó thực sự là một loại thực vật ký sinh rất hiếm, có vảy, quấn các sợi dây hút chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.
Hình ảnh loài thực vật ký sinh còn được gọi là "cây ma cà rồng".
Được đặt tên là Langsdorffia, "cây ma cà rồng" sống trong rừng và thảo nguyên ở Trung, Nam Mỹ, Madagascar và Papa New Guinea. Chúng tạo ra những bông hoa màu đỏ tươi.
Bốn loài Langsdorffia khác biệt hiện được biết đến là các loại thực vật holoparasitic không tự quang hợp. Thay vào đó, chúng sử dụng những chiếc vòi giống như xúc tu dưới lòng đất để lấy chất dinh dưỡng từ rễ của nhiều loài thực vật khác nhau, dựa vào vật chủ để sinh tồn.
Việc thiếu chất diệp lục dẫn đến một bông hoa đỏ như máu trông giống như một thứ gì đó đến từ đáy đại dương chứ không phải ở rừng. Tuy nhiên, rất may chúng không gây hại cho con người.
Mặc dù màu sắc hoa dễ nhận biết và hình dạng đặc trưng của chúng, ít người biết đến những cây ký sinh này. Có vẻ như sự nở rộ của Langsdorffia sẽ đi cùng với cái chết của các loài thực vật khác trong khu vực.
Tác dụng của những cây này đối với hệ sinh thái xung quanh vẫn chưa được khám phá. Điều này một phần là do Langsdorffia rất hiếm nên chưa có nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó là chúng chỉ được tìm thấy ở những địa điểm xa xôi và chỉ nở hoa trong điều kiện khô ráo.
Tiến sĩ Chris Thorogood từ Khoa Khoa học Thực vật tại Vườn Bách thảo Đại học Oxford cho rằng nên đưa loại thực vật ký sinh này vào bộ sưu tập thực vật địa phương để mở rộng hiểu biết của chúng ta về hệ sinh thái của chúng.
Để thụ phấn, Langsdorffia tiết ra mật hoa ngọt ngào để thu hút các loài chim và côn trùng khác nhau đến hút mật của chúng trong điều kiện khô cằn của mùa khô. Điều thú vị là trong các loại Langsdorffia tiết ra mật hoa theo những cách khác nhau.
Mặc dù rất hiếm nhưng việc bảo tồn Langsdorffia đang được tiến hành với hy vọng có những nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, bảo vệ những khu rừng mà chúng đang cư trú là vô cùng quan trọng.
'Vương quốc' lò gạch trăm tuổi ở miền Tây Dọc các bờ kênh ở huyện Mang Thít là hơn 1.000 lò gạch nung, nhìn từ xa như những ngọn tháp thu nhỏ. Làng nghề làm gạch nung ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) hình thành cách đây hơn 100 năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày...