Viêm phổi gây tử vong hàng đầu với trẻ em Việt
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết, các nhà lãnh đạo thế giới và Liên minh Toàn cầu về Phòng chống Viêm phổi đang kêu gọi toàn cầu nỗ lực phòng chống viêm phổi, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Chỉ riêng năm 2011, viêm phổi đã cướp đi 1,3 triệu mạng sống và là nguyên nhân dẫn đến gần 1/5 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống viêm phổi lần thứ tư diễn ra hàng năm, ngày 12/11, ông Jesper Moller, Phó Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em ở Việt Nam. Mỗi ngày, có tới 11 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi.
Theo Liên minh Toàn cầu về phòng chống viêm phổi trẻ em, các lãnh đạo và nhà tài trợ trong nước cần ưu tiên những nỗ lực và đầu tư vào các can thiệp đã được thử nghiệm thành công, trong đó có tiếp cận với vắc xin, điều trị kháng sinh thích hợp, cải thiện điều kiện vệ sinh, thúc đẩy các thực hành tốt như cho nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, thường xuyên rửa tay, sử dụng bếp sạch để giảm ô nhiễm không khí trong nhà. Trong số những can thiệp như vậy, một số can thiệp cũng đồng thời giải quyết nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em, đó là tiêu chảy.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và viêm phổi tới 15 lần nhưng ở Việt Nam tỷ lệ bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lại thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, chỉ có 5% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ nắm được các dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi và chỉ có 68% trẻ em có triệu chứng viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh. Hiện nay chưa có chương trình quản lý viêm phổi dựa vào cộng đồng, trong khi đó, một chương trình như vậy lại rất quan trọng đối với trẻ em sống ở khu vực miền núi xa xôi dễ bị viêm phổi nhất.
Hiểu biết hơn về các triệu chứng của viêm phổi, kết hợp với tìm kiếm sự giúp đỡ và tìm hiểu cách thức phòng chống viêm phổi thông qua tiêm chủng và cho con bú có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm thiểu những bệnh tật ốm đau và tử vong không đáng có; đảm bảo cho các cộng đồng đều ý thức được những dấu hiệu nguy hiểm và có khả năng xử lý viêm phổi có thể giúp tránh được những trường hợp tử vong đáng tiếc.
Video đang HOT
Theo Nguyễn Hồng Điệp
TTXVN
Trẻ nhập viện vì mẹ "nhồi" kháng sinh
Nhiều phụ huynh tin rằng kháng sinh chữa được bách bệnh nên mua kháng sinh về tự điều trị cho con.
Kháng sinh dự phòng bách bệnh?
Cháu Lan Phương (4 tuổi Từ Liêm, Hà Nội) mỗi khi hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ là mẹ cháu lại cho uống mấy viên kháng sinh dự phòng viêm họng. Lần này, thấy con khó thở, chị Kim con đi khám thì cháu đã bị biến chứng viêm phổi, phải rất khó khăn các bác sĩ mới tìm ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của cháu. Các bác sĩ cho biết, vì cha mẹ tự làm "bác sĩ" nên hầu hết trẻ bị nhờn thuốc, rất khó điều trị.
Trường hợp cháu Xuân Tùng (5 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội) bị ho kéo dài 3 ngày. Sợ biến chứng viêm phổi nên chị Vân vội cho con uống kháng sinh ngay khi có triệu chứng ho. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng việc dùng kháng sinh cho cháu Tùng không những không có tác dụng phòng biến chứng viêm phổi mà còn gây ra dị ứng, tiêu chảy...rất nguy hiểm.
Một ca bị dị ứng, tiêu chảy do tự ý dùng kháng sinh
BS Cấn Phú Nhuận, Nguyên Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khoảng 40% số trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp trước khi đến khám đều dùng kháng sinh, đến khi sức khỏe không cải thiện gia đình mới đưa trẻ đến bệnh viện. Lúc này, bệnh đã nặng, các bác sĩ buộc phải thử nhiều phác đồ mới điều trị dứt bệnh cho trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, việc sử dụng kháng sinh không cần thiết còn làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, khi trẻ bị bệnh mà cần phải dùng kháng sinh sẽ rất khó chữa trị. Có trường hợp phải dùng các loại kháng sinh đắt tiền để tiêm và truyền tĩnh mạch nhưng vẫn thất bại.
Khi nào nên cho trẻ dùng kháng sinh
PGS. Dũng cũng đưa ra một số lời khuyên về việc dùng kháng sinh cho từng trường hợp như: Những trẻ có triệu chứng nhẹ không có các dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng như sốt cao, họng có mủ, sưng đỏ, thở mệt, khó thở, xét nghiệm máu có bạch cầu tăng, X-quang phổi có tổn thương thì không nên uống kháng sinh.
Trường hợp trẻ bị viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cha mẹ không nên dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng như hạ sốt, ho, sổ mũi và bệnh sẽ tự khỏi sau 3-7 ngày.
"Bệnh hô hấp trên ở trẻ do virus chiếm đa số nên uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Những trường hợp này dùng kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng lại kháng sinh khiến bệnh nặng thêm". PGS Dũng nói.
Theo PGS Dũng, trẻ chỉ được dùng thuốc khi được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác bệnh
Nếu trẻ có biểu hiện viêm họng, viêm amidan cấp do liên cầu thì cần được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh để phòng biến chứng đến tim.
Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp thì cha mẹ nên điều trị triệu chứng. Sau 2 ngày bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh.
Đối với những trẻ bị viêm mũi xoang cấp khi có biểu hiện là chảy mũi, tắc mũi, ho về ban ngày thường không đỡ sau 10 ngày hoặc bệnh nặng hơn với các biểu hiện như: sốt, chảy mũi mủ, đau ở vùng xoang trên mặt sau 5-7 ngày. Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào thời gian hết các triệu chứng và cộng thêm 1 tuần sau khi hết triệu chứng.
Từ những báo động về tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi, PGS Dũng lưu ý, trẻ chỉ được dùng thuốc khi được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Cha mẹ không nên tự mua thuốc cho trẻ uống vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, triệu chứng bệnh không rõ ràng, uống thuốc không đúng sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Theo thống kê của Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay đã bị kháng. Trong số những bệnh nhân bị các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh hô hấp, bệnh đường tiêu hóa... đã từng đến khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện, chỉ có 1/3 số bệnh nhân cần điều trị bằng kháng sinh, số còn lại không nhất thiết phải sử dụng.
Qua khảo sát tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trong số 30 loại thuốc kháng sinh thế hệ mới, có đến 13 loại thuốc đã bị kháng.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Khỏe tim nhờ vận động Là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu, tuy nhiên không ít người bị bệnh tim không biết rằng chính quan niệm sai lầm trong lối sống đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của mình. Vận động là sự sống Quan niệm người bệnh tim chỉ nên nghỉ ngơi, không được làm việc gì theo TS. Phạm Mạnh...