Viêm mũi dị ứng: Biến chứng và hậu quả khi không điều trị
Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến, thường hay tái phát, nếu không được dự phòng và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân hen suyễn.
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là tình trạng viêm niêm mạc mũi do dị ứng nguyên gây ra. Do viêm nên lớp niêm mạc này trở nên nhạy cảm bất thường và có thể bị kích ứng bởi các yếu tố dễ gây dị ứng như: không khí lạnh, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, lông thú nuôi, nấm mốc, các loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản hoặc có tính kích thích như hạt tiêu, ớt…
Triệu chứng của VMDƯ thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng với các biểu hiện: Hắt hơi đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng; Ngứa mũi, đôi khi ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài; Chảy nước mũi trong, thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi;
Tắc ngạt mũi do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi và đau mặt, sưng quầng mí mắt dưới, có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi…
Một số tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
Biến chứng và hậu quả khi không điều trị
Nếu bệnh nhân VMDƯ không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến các hậu quả như tắc ngạt mũi kéo dài gây đau đầu, mất ngủ dẫn đến kém tập trung vào ngày hôm sau, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Tắc ngạt mũi kéo dài dẫn đến bệnh nhân phải thở bằng miệng lâu ngày sẽ dẫn đến một số biến dạng khuôn mặt như răng vẩu ra, cằm đưa ra phía trước. Mất ngủ kéo dài dẫn đến mắt thâm quầng, nếp nhăn ngang mũi do chà xát mũi vì ngứa.
Còn nếu VMDƯ không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang; Do viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa; Do ngạt mũi, tắc mũi khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động… Ngoài ra, khi bị VMDƯ, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc hoặc do bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.
Video đang HOT
Đặc biệt, VMDƯ có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Các yếu tố gây VMDƯ cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó, ở những bệnh nhân VMDƯ kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị VMDƯ nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Người bệnh cần làm gì?
Khi có biểu hiện mắc bệnh VMDƯ, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc dị ứng để khám và được hướng dẫn điều trị. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng. Về dùng thuốc, bác sĩ có thể cho dùng các loại thuốc kháng viêm dạng xịt hoặc uống, thuốc kháng histamin.
Để giảm ngạt mũi, người bệnh có thể dùng thuốc thông mũi, tuy nhiên, tránh sử dụng kéo dài và phải theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi, tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên, làm sạch niêm mạc mũi giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc mũi.
Đối với bệnh nhân hen có VMDƯ, cần điều trị dự phòng tốt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần hết sức lưu ý ngay khi có các triệu chứng VMDƯ, phải khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gây kích phát cơn hen.
Để phòng bệnh VMDƯ, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, cần giữ môi trường sống trong sạch, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ sạch đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, nệm chiếu; Không nuôi chó, mèo trong nhà; Đeo khẩu trang khi ra đường; Hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá, khói xe, nước hoa, hương liệu, hóa chất có thể gây dị ứng;…
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập luyện đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh, tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột. Vào buổi sáng, nên dùng hai bàn tay chụp lại hai bên cánh mũi và miệng, day và xoa dọc hai bên cánh mũi khoảng vài phút giúp làm ấm và lưu thông mũi.
Những điều cần nhớ
VMDƯ là một bệnh mạn tính rất hay tái phát. Khí hậu lạnh và sự gia tăng khói bụi, môi trường ô nhiễm ở nước ta hiện nay càng làm cho việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên ngừng thuốc khi mới có dấu hiệu giảm triệu chứng. Không lạm dụng thuốc nhỏ thông mũi, dùng kéo dài sẽ gây nhờn thuốc và khiến bệnh nặng hơn. Người bệnh cần tái khám đúng lịch để bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp tùy theo diễn biến của bệnh.
BS. Nguyễn Thị Bích
3 dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến vào mùa xuân, ước tính trên thế giới có 400 triệu người mắc bệnh này.
PGS An khám cho bệnh nhân viêm mũi xoang.
Chị Nguyễn Thị Nga, 37 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội bị viêm mũi dị ứng, chị tâm sự vào mùa xuân như hiện nay thì tình trạng nặng hơn rất nhiều, ngày nào chị cũng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều lần.
Trong điều kiện dịch bệnh nay, mỗi lần ngạt mũi, hắt hơi cũng khiến người xung quanh lo ngại.
Chị Nga bị viêm mũi dị ứng 4,5 năm nay và đã điều trị nhưng không thể dứt điểm. Thời tiết mùa xuân ẩm ướt càng khiến bệnh nặng hơn, buổi sáng chị thường hắt hơi nhiều, chảy nước mũi kèm theo ngạt mũi.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện An Việt, viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến.
Mũi là bộ phận quan trọng, là cửa ngõ đầu tiên của đường thở, giúp cho không khí đi vào phổi một cách dễ dàng. Mũi có cấu tạo gồm tháp mũi và hốc mũi.
Viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng như dị ứng phấn hoa, dị ứng với lông và da của động vật có khả năng kích ứng các phản ứng dị ứng và gây viêm mũi dị ứng quanh năm cho người bệnh.
Ngoài ra, PGS An cho biết, nấm có thể phát triển ở những nơi ẩm ướt và gây ra các triệu chứng dị ứng, vì vậy, nhiều người sống ở môi trường ẩm ướt, khả năng thông gió kém có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng quanh năm.
Những người bị viêm mũi dị ứng cần điều trị triệt để bệnh. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển sẽ tạo thành các ổ viêm, dẫn tới bệnh viêm xoang nhiễm trùng hoặc viêm xoang do tắc các lỗ thông xoang.
Khi bị ngạt mũi vì viêm mũi dị ứng, người bệnh không thể thở qua đường mũi nên phải thở bằng miệng. Do đó, các bụi bẩn, vi khuẩn, khí lạnh....từ không khí sẽ đi thẳng vào cổ họng. Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm họng - thanh quản.
3 triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng:
Ngứa mũi : người bệnh thường day mũi để đỡ ngứa
Hắt xì hơi cả tràng dài: có người hắt hơi váng hết cả đầu vẫn chưa hết
Chảy mũi trong: Nước mũi chảy ròng ròng, có người ướt cả khăn tay khi có cơn dị ứng.
Triệu chứng đi kèm nữa là ngạt mũi do cuốn mũi phình to nên bệnh nhân không thể thở bằng mũi.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên ví dụ như dị ứng phấn hoa khi đầu mùa xuân nở hoa là dị ứng diễn ra rất nhiều.
Người mắc bệnh có thể mua thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng dị ứng, uống hết liệu trình sẽ giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Thời tiết diễn biến phức tạp ngay trong cùng một ngày như hiện nay đang khiến số bệnh nhân - cả trẻ em và người lớn - bị viêm da cơ địa tìm đến các bệnh viện và chuyên khoa da liễu tăng cao. Viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng không dễ điều trị dứt điểm và...