Viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau ăn ốc ma
Hơn một tuần nhập viện, chiều 8/7 bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó.
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, cháu Lý Hoàng Đăng ở quận 8 được người nhà đưa đến trong tình trạng sốt cao, đau đầu kèm nôn ói liên tục. Bé cho biết khoảng một tháng trước có cùng nhóm bạn trong xóm bắt ốc ma bò ở vườn cây quanh nhà nướng ăn.
Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ ốc ma, các bác sĩ đã xét nghiệm máu và phát hiện Angiostrongylus cantonensis – hay còn gọi là giun đũa ký sinh trong phổi chuột và các loại ốc bò trên cạn như ốc sên, ốc ma.
Loại ốc ma thường được người dân nướng ăn và sau đó nhập viện vì viêm màng não.
“Căn cứ vào các triệu chứng, chúng tôi xác định bệnh nhi bị viêm màng não và nguyên nhân là loại ký sinh trùng này. Sau một tuần điều trị, hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy hiểm, nhưng vẫn còn sốt và đau đầu. Bé phải nằm viện để tiếp tục được theo dõi”, một bác sĩ cho biết.
Theo lời của bệnh nhân, bé ăn ốc cách đây khoảng một tháng. “Hôm đó con vừa ăn là ói liền. Mấy ngày sau con thấy nhức đầu rồi càng ngày càng nhức nhiều hơn”, bé nói. Hiện các bạn của cậu bé chưa phát hiện mắc bệnh.
Video đang HOT
Đây không phải là trường hợp đầu tiên viêm màng não do ăn ốc sên, ốc ma. Cũng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, các bác sĩ khoa Nhiễm Việt – Anh từng điều trị nhiều ca nằm liệt giường chỉ vì ăn loại ốc này. Năm 2009, hai thanh niên ở quận Gò Vấp (TP HCM) trong cơn say đã bắt hai con ốc ma nướng và chia nhau ăn. Hai tuần sau cả hai bắt đầu lên cơn đau đầu, co giật và hôn mê sâu. Chẩn đoán cho thấy cả hai bị biến chứng viêm màng não do ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong loại ốc mà họ ăn gây nên và dù được điều trị tích cực bằng thuốc diệt ký sinh trùng, nhưng một trong hai đã không qua khỏi. Người còn lại di chứng não phải sống thực vật.
Trường hợp khác, một thanh niên ở Bình Dương nghe bạn bè kháo nhau ăn ốc ma chữa bệnh đau lưng nên đã tìm bắt và nướng nhậu. Hậu quả sau gần 2 tháng ăn ốc, anh này đã phải nhập viện trong tình trạng mê man. Bệnh nhân may mắn hồi phục sau hơn một tháng nằm viện.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhiễm, do ít tồn tại dưới nước nên Angiostrongylus cantonensis chủ yếu ký sinh trên các loại ốc sống ở cạn hoặc vừa ở nước vừa bò lên cạn. Chính vì thế ăn chín hoặc chế biến kỹ các loài mang mầm bệnh trước khi ăn luôn cần thiết để phòng bệnh.
Riêng loại ốc ma từng là thủ phạm gây viêm màng não, các bác sĩ cho rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy có thể trị được bệnh đau khớp như lời một số bệnh nhân từng ăn. “Người dân không nên nghe theo lời đồn đại rồi dùng làm thực phẩm hoặc khi bắt được ốc thì chế biến một cách sơ sài rồi ăn vì khả năng mắc bệnh là rất cao”, một bác sĩ nói.
Ốc ma là loại ốc có vỏ dày như ốc hương, vỏ màu nâu pha vàng, thân màu nâu xám. Chúng thường sống trong vườn cây, di chuyển trên mặt đất nên toàn thân có thể tiếp xúc với các loại ký sinh trùng gây bệnh.
Thiên Chương
Theo VNE
Ăn rau muống: Những điều cần hết sức lưu ý
Ăn rau muống sống có thể bị đầy bụng, đau bụng, dị ứng, hoặc nhiễm ký sinh trùng sán lá. Rau muốn bị nhiễm bẩn do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất... khi ăn vào sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhập viện vì ăn rau muống
Chị Xuân Mai (phố Núi Trúc - Ba Đình) cho biết vào mùa hè, nhà chị thường mua rau muống về luộc, xào hoặc ăn sống. Nhưng mẹ chồng chị bảo mỗi tuần chỉ nên ăn một lần thôi vì rau muống không tốt cho xương khớp. Chị Mai lại cho rằng bà đau chân vì lý do khác chứ không phải do ăn rau muống, nhưng vì "chiều" bà mà chị cũng hạn chế mua rau muốn vì ăn. Thay vào đó chị thường chẻ rau nhỏ cọng rau muống để ăn sống cùng các loại rau khác để thỏa mãn sở thích ăn rau muống của mình. Tuy nhiên, sau một lần ăn rau muống chẻ với canh cá, chị Mai phải đi cấp cứu do đi ngoài và nôn ói liên tục. Tại bệnh viện, dựa trên dấu hiệu lâm sàng và mẫu rau mang đi xét nghiệm, bác sỹ cho biết chị bị ngộ độc phốt phát hữu cơ - một loại hóa chất có trong thuốc trừ sâu thường dùng phun cho rau.
Chị Thanh Hiểu (30 tuổi, Thường Tín- Hà Nội) cho biết hai mẹ con chị đã từng bị ngộ độc thực phẩm do ăn rau muống. Chị nhớ lại hôm đó gặp gia đình người quen bán rau chị rất yên tâm nghĩ là rau sạch với lời chắc chắn như đinh đóng cột của người bán. Sau bữa cơm, cả nhà chị có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài liên tục, mặt tái, kiệt sức. Sau khi được đưa vào viện cấp cứu, bác sĩ kết luận nhà chị bị ngộ độc thức ăn.
Ngoài chị Mai và chị Hiểu, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn rau muống. Hầu hết những bệnh nhân này đều có những biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Trong số những trường hợp bị ngộ độc nặng và được rửa ruột các bác sỹ phát hiện có rau muống trong dạ dày tất cả những người nói trên.
Ăn rau muống sống có thể bị đầy bụng, đau bụng, dị ứng, hoặc nhiễm ký sinh trùng sán lá... lớn vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Ăn rau muống cần hết sức lưu ý
Theo BS. Bạch Mai, thuộc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, cho biết bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt...
Tuy nhiên chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng râu muống tại các, ao, hồ, sông... nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.
Còn theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.
Theo Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu...Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Theo Trí Thức Trẻ
Viêm loét miệng - họng nghiêm trọng vì nhiễm... giun Tình trạng nhiễm giun nghiêm trọng khiến cho bệnh nhân 19 tuổi ở TP. HCM bị suy giảm miễn dịch, kéo theo miệng và họng viêm loét lâu ngày không khỏi. Bệnh nhân bị lở loét nhiều ở vùng môi, lưỡi và niêm mạc má (ảnh do BS cung cấp) Ngày 5/7, BS Nguyễn Phước Hiền, khoa Tai mũi họng BV Nguyễn Tri...