[Video] Ở nhà tránh dịch không gọi được thợ mà tủ lạnh đột nhiên không lạnh. Chú hàng xóm bật mí một cách sửa tạm thời cực hiệu quả, dễ dàng vượt qua ngày giãn cách
Cứ tưởng tượng chiếc tủ lạnh trong nhà bạn bị hỏng và không thể bảo quản được thực phẩm trong thời gian cả xã hội đang chao đảo vì dịch covid này xem! Phim kinh dị là đây chứ đâu!
Một độc giả vừa gửi tới chúng tôi tình huống vô cùng trớ trêu mà gia đình gặp phải: Tủ lạnh đột ngột không làm lạnh được khiến cho đồ ăn tích trữ trong tủ có nguy cơ bị hỏng toàn bộ. Chúng tôi xin phép được chia sẻ câu chuyện này với mong muốn nếu có ai trong số các bạn bị rơi vào hoàn cảnh tương tự thì có thể tự khắc phục tại nhà.
Chào các bạn! Lúc 11h trưa nay mình phát hiện ra trong ngăn đá của tủ lạnh bị chảy nước. Những gói thịt sống, cá, đồ ăn chế biến sẵn… dự định dùng cho thời gian cách ly xã hội đều trở nên mềm oặt, mở tới ngăn lạnh thì tình trạng cũng tương tự. Có lẽ tủ lạnh nhà mình đã trở bệnh từ tối hôm qua mà cả nhà không ai hay biết. Toàn bộ thực phẩm trong tủ có nguy cơ hỏng và phải vứt bỏ.
Thực phẩm để trong ngăn đá có nguy cơ phải vứt bỏ. Đây chỉ là một phần nhỏ thôi các bạn ạ.
Mình đã thử rút điện ra rồi cắm lại vài lần nhưng tình hình không có gì thay đổi. Quá hoảng sợ, mình gọi điện cho trung tâm bảo hành của Electrolux thì được nhân viên tổng đài cho biết: do địa bàn Hà Nội đã bị giãn cách xã hội nên nhân viên kỹ thuật của hãng không làm việc, mong quý khách hàng thông cảm và chịu khó chờ đến khi hết giãn cách.
Trời, vậy những ngày tới phải sống sao đây????
Tủ lạnh nhà mình đây, hiệu Electrolux, đạt 4 sao năng lượng
Ý tưởng đem đồ sang hàng xóm nhờ gửi bớt cũng đã được tính đến nhưng trong tình cảnh này thì nhà ai cũng chất đầy đồ trong tủ lạnh nên phương án này không thể thực hiện được.
Sau đó mình lên mạng tìm hiểu thông tin về hiện tượng tủ lạnh không đông đá thì nhận thấy hầu hết các nguyên nhân như: block tủ lạnh bị hỏng, ống lưu thông hơi lạnh bị tắc, gas làm lành bị rò rỉ, viền cao su bị hở, quạt gió bị hỏng… đều yêu cầu phải có sự can thiệp của thợ sửa tủ lạnh.
Mấy lỗi này toàn lỗi nặng và đều khuyến cáo nên gọi thợ sửa tủ lạnh
Chiếc tủ lạnh này nhà mình mua khoảng giữa năm 2014, tuy không phải đồ mới nhưng chắc chưa quá cũ. Quả này đúng là xui tận mạng, lựa ngay đúng thời điểm nước sôi lửa bỏng này mà hỏng chứ! Giờ có muốn mua tủ lạnh mới ngay và luôn thì cũng không đâu bán cả!!!
Vậy là, trừ trẻ con, tất cả các thành viên trong gia đình mình đều mỗi người một cái điện thoại để tìm thông tin trên mạng về dịch vụ sửa chữa tủ lạnh và gọi tới các số đó. Nhà mình chủ động chỉ tìm ở gần vì nghĩ rằng tuy Hà Nội không thiếu thợ điện lạnh nhưng những người ở xa chắc chắn sẽ không đến.
Có bệnh thì vái tứ phương, mình và mọi người trong nhà đều đã gọi đến rất nhiều số dịch vụ sửa tủ lạnh
Gọi tới gần chục số, người thì không nghe máy, người thì từ chối vì lý do sợ dịch bệnh, sợ bị phạt,… khiến cho cả nhà đều rất chán nản. Đã thế bố mình cứ chốc chốc lại mở tủ lạnh ra sờ sờ bên trong khiến cho mọi người càng thêm lo lắng, sốt ruột.
Biết đến anh T từ loạt bài vệ sinh bình nóng lạnh
Chợt mình nhớ ra anh T chuyên sửa điều hòa, bình nóng lạnh đã từng xuất hiện trong loạt bài “vệ sinh bình nóng lạnh” và gọi hỏi xem có giải pháp gì không. Sau khi nghe mình mô tả chi tiết bệnh tình, hiện tượng và hỏi han các kiểu thì anh T cho rằng nguyên nhân có thể đến từ cảm biến xả đông bị lỗi làm cho dàn làm lạnh bị đóng tuyết, khiến nhiệt độ ngăn đông không đạt ngưỡng và cản trở sự lưu thông của hơi lạnh, thậm chí có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn ống dẫn khí. Nghe có vẻ khá giống với bệnh của tủ lạnh nhà mình đây!
Anh T chỉ cho mình một cách là rút điện ra để cho đá trong tủ tan hết (có thể phải chờ từ vài tiếng đến cả ngày) rồi cắm lại thử xem sao. Anh còn cẩn thận dặn là ở phía sau tủ lạnh, trên block nén khí còn có một khay nhựa để hứng nước xả đông. Phải chú ý đổ cái khay này vì khi rút điện xả đông thì nước sẽ ra nhiều và rất có thể bị tràn ra nhà.
Mở tủ, thốc quạt vào cho nhanh tan đá
Lúc đó là 12h30, mình làm theo chỉ dẫn của anh T, mở toang hai cánh cửa tủ và thậm chí còn để quạt thổi thốc vào tủ để nhanh tan đá. Mình cũng không quên tháo khay nước đem đi đổ. Thực sự thì đây là lần đầu tiên mình mò ra phía sau tủ lạnh vì chỗ này vừa tối lại vừa bụi, chẳng có gì hay ho cả.
Khay hứng nước chảy ra từ dàn lạnh
Đến 2h45 chiều mình cắm lại tủ, chờ hơn 1 tiếng thì thấy tủ có mát lên nhưng ngăn đá chưa được lạnh như bình thường, còn hai bên hông tủ lạnh thì lại nóng ran, sờ vào rát cả tay. Bố mình sốt ruột quá không chịu nổi nên nhờ chú H hàng xóm sang xem giùm cái tủ.
Chú làm nhiều nghề, tuy chưa qua trường lớp chính quy về điện lạnh nhưng là người khéo tay, chịu khó mày mò nên cũng có kinh nghiệm về sửa chữa tủ lạnh, điều hòa. Ngay từ đầu chúng mình đã định nhờ chú nhưng bố lại không muốn vì sợ covid – lạ thế đấy!
Chú cũng nói y chang anh T, và dùng máy sấy để làm nóng mặt ngoài của tấm nhựa che dàn lạnh. Sau khi mở ra thì dàn lạnh vẫn đang trong quá trình tan nước – tức là hơn 1 tiếng đồng hồ cắm điện vừa rồi chưa đủ xi nhê gì.
Vừa rút các giắc cắm ra đo đạc, chú H vừa giải thích về cảm biến, điện trở này kia nhưng mình nghe không hiểu gì mấy – con gái mà!!!
Theo những gì mình “thẩm thấu” được thì rất có thể cái điện trở nào đó bị ẩm, chập cheng nên tự nhiên trở bệnh, khiến cho cái cảm biến nhiệt độ âm không hoạt động (uầy, mình nói ra đoạn này nghe cao siêu ghê) nên không biết khi nào cần xả cho tan đá. Vì vậy mà xảy ra tình trạng dàn lạnh bị đóng đá.
Việc rút điện, để tan hết cả đá bao quanh dàn lạnh thế này có thể coi như một biện pháp reset “chống cháy” cho cảm biến, còn hiện tượng hai bên hông tủ nóng lên khác thường thì “đó mới là bình thường” vì như vậy tức là ga không bị xì, và máy nén hoạt động hết công suất do phải làm lạnh tủ từ nhiệt độ phòng. Quá trình này có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ nên không cần phải lo lắng. Vậy là anh T đã đúng, và nhà mình do quá sốt ruột nên đã làm phiền đến chú H rồi!!!
Đá đang tan ra thành nước
Chú H dặn nếu một vài hôm nữa mà lại tiếp tục bị tình trạng này thì báo chú để chú thay “con điện trở” cho. Tuy đã được học từ vật lý phổ thông nhưng đến tận hôm nay mình mới nhìn thấy cái “con điện trở” nó trông như thế nào!
Đây là con điện trở cảm biến gì đó – trông như viên thuốc nhét hậu môn trẻ em để hạ sốt
Sau đó nhà mình sắp xếp đồ trở lại vào tủ lạnh, vừa làm vừa cầu trời khấn phật sao cho lần này tủ hoạt động tốt.
Em gái đang xếp đồ vào ngăn đá. Nhà có hai chị em gái thôi.
Gần 5 tiếng sau, lúc 9h20 tối mình kiểm tra thì đá đã bắt đầu đông, tuy nhiên vẫn còn “non”.
Đá đã đông nhưng vẫn còn non – ở giữa một số viên đá vẫn còn là nước
Đến hơn 11h đêm mình xem lại lần nữa thì có đá như bình thường rồi các bạn ạ!
Hình chụp lúc 23h23 phút – đã ra được cục đá ngon lành
Thật sự đến lúc này mới có thể thở phào nhẹ nhõm được một phần! Hy vọng từ giờ cho đến lúc hết giãn cách cái tủ lạnh này sẽ không bị chập cheng thế này nữa!
Hú hồn tủ lạnh hỏng mùa dịch thì bó tay toàn tập không biết phải làm sao!!!
Như vậy, qua chia sẻ trên chúng ta đã có thêm được một kinh nghiệm xử lý trong trường hợp tủ lạnh đột nhiên không lạnh, không đông đá. Bình thường, chiếc tủ lạnh đã là một thiết bị quan trọng trong gia đình, huống chi là trong thời gian toàn Hà Nội nói riêng và cả xã hội nói chung đang chao đảo vì dịch covid! Cứ tưởng tượng chiếc tủ lạnh trong nhà bạn bị hỏng và không thể bảo quản được thực phẩm xem, mới nghĩ thế đã thấy lạnh toát người rồi, phải không nào!
Chúc các bạn cùng gia đình luôn an toàn và mạnh khỏe!
Tiện tay cho miếng bọt biển vào ngăn đá, tủ lạnh tiết kiệm được cả triệu tiền điện mỗi năm
Nếu đặt miếng bọt biển đông lạnh trong tủ, nó sẽ đóng vai trò làm mát, giữ nhiệt độ, từ đó sẽ khiến tủ lạnh ít ngốn điện hơn.
Miếng bọt biển là đồ dùng không thể thiếu trong căn bếp của nhiều gia đình. Chúng giúp cho việc lau chùi, tẩy rửa từ vật dụng đến từng ngóc ngách trong căn bếp được dễ dàng, sạch sẽ hơn. Tuy nhiên chỉ dùng để làm sạch thì vẫn chưa sử dụng hết công dụng của miếng bọt biển. Nếu bạn mang nó vào tủ lạnh sẽ còn có thể làm được nhiều hơn như thế đấy nhé!
1. Những mẹo vặt từ miếng bọt biển đông lạnh
Chuẩn bị
Chuẩn bị một miếng bọt biển rồi ngâm trong nước. Do chứa các thành phần bọt biển, nên miếng rửa bát sẽ hấp thụ rất nhiều nước. Sau đó, cho miếng bọt biển đã ngâm vào túi ni lông, buộc chặt lại và đặt vào ngăn đá tủ lạnh, để một đêm và bạn sẽ có được những mẹo hay dưới đây.
- Giúp xoa dịu chỗ đau
Nếu bị bong gân mắt cá chân hoặc cổ tay trong khi tập thể dục, bạn có thể sử dụng miếng bọt biển đông lạnh chườm vào để giúp giảm đau ngay lập tức. Phương pháp này không chỉ tiết kiệm tiền mà rất thiết thực và giải quyết được những rắc rối của nhiều gia đình.
- Bảo quản thực phẩm
Trong trường hợp bạn phải ra ngoài mà mang theo thực phẩm, nếu không biết cách bảo quản sẽ khiến thực phẩm dễ bị hỏng cũng như khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Lúc này sử dụng miếng bọt biển đông lạnh cực hữu ích.
Trước tiên, bạn cho thực phẩm vào túi ni lông, đẩy hết không khí trong túi ra ngoài, rồi cho miếng bọt biển đông lạnh vào, buộc chặt lại. Mẹo hay này có thể giúp bảo quản thực phẩm tươi mới hơn và không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
- Tiết kiệm điện tủ lạnh
Tủ lạnh mở ra, đóng vào nhiều lần hoặc tắt bật thường xuyên sẽ tiêu thụ rất nhiều điện năng. Nếu đặt miếng bọt biển đông lạnh trong tủ, nó sẽ đóng vai trò làm mát, giữ nhiệt độ, từ đó sẽ khiến tủ lạnh ít ngốn điện hơn.
2. Những công dụng của miếng bọt biển không phải ai cũng biết
- Giữ nước cho cây trồng
Đặt một miếng bọt biển dưới đáy chậu sẽ làm cho cây nhà bạn không rơi vào tình trạng khát nước. Khi tưới cây, miếng bọt biển dưới đáy chậu sẽ hút nước dư thừa. Bạn yên tâm là không có tình trạng thối rễ cây do nhiều nước mà ngược lại, miếng bọt biển sẽ cung cấp độ ẩm cho cây khi bạn quên tưới nước.
- Loại bỏ lông vật nuôi khỏi tấm thảm.
Dường như dùng chổi quét hay chổi lông gà phủi đám lông bám trên bề mặt thảm sàn hay thảm ghế thì không hiệu quả cho lắm, mà còn khiến chúng bay khắp nhà bạn. Cũng có nhiều gia đình sử dụng máy hút bụi. Tuy nhiên, bạn không cần phải cầu kỳ thế. Chỉ cần dùng vài miếng bọt biển ẩm cũng đủ làm sạch những tấm thảm dính đầy lông động vật, mà bạn lại không rơi vào tình trạng sạch chỗ này lại bám lông chỗ khác như dùng chổi, và cũng tiết kiệm điện cho gia đình.
- Sạch bụi trên áo len
Những chiếc áo len của bạn đôi khi bị bám bụi, đặc biệt là những loại lông tơ. Chúng khiến bạn khó chịu vì phủi mãi mà vẫn không hết. Hãy thử dùng một miếng bọt biển mới, chà nhẹ trên mặt áo để làm sạch bụi bẩn và lông tơ bám trên áo.
5 sai lầm cấp đông thịt lợn trong tủ lạnh mà người Việt cần bỏ ngay vì dễ sinh vi khuẩn gây bệnh hoặc làm lãng phí dinh dưỡng món ăn Kể cả bạn có dùng tủ lạnh tân tiến đến mấy, mắc những sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm đều có thể khiến thịt bị biến chất, sinh vi khuẩn gây bệnh. Trong những ngày giãn cách xã hội, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, đặc biệt là cấp đông thịt lợn là nhu cầu thiết yếu của mọi gia...