Vì sao “vàng trắng” Lý Sơn rớt giá thê thảm?
Đảo Lý Sơn được mệnh danh là “ vương quốc tỏi”. Tỏi là loại nông sản chính được người dân Lý Sơn ví như “ vàng trắng” vì giá trị kinh tế cao. Thế nhưng, giá tỏi hiện tại giảm mạnh khiến người nông dân điêu đứng.
Nỗi buồn người trồng tỏi Lý Sơn
Tại thời điểm này, người dân huyện đảo Lý Sơn ( tỉnh Quảng Ngãi) đang bước vào vụ thu hoạch tỏi đông xuân 2019 – 2020. Năm nay người dân huyện đảo trồng được hơn 320 ha diện tích tỏi. Thế nhưng tỏi được mùa, năng suất tăng nhưng người dân vẫn buồn với điệp khúc được mùa mất giá.
Tỏi từ lâu được xem là “vàng trắng” của đảo Lý Sơn
Hơn 1 tháng trước, người trồng tỏi ở Lý Sơn vui mừng vì sản lượng tỏi vụ đông xuân 2019 – 2020 đạt năng suất cao hơn những mùa vụ trước. Niềm vui ấy của người nông dân như được nhân lên khi tỏi được mùa lại được giá.
Người dân huyện đảo Lý Sơn thu hoạch tỏi vụ đông xuân 2019-2020.
Giá tỏi tươi đầu vụ được thương lái thu mua dao động từ 75 – 80 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó giá tỏi bắt đầu giảm mạnh. Đến thời điểm hiện tại giá tỏi tươi đang ở mức 40 – 45 nghìn đồng/kg, đây là mức giá rất thấp so với những năm trước.
Video đang HOT
Tỏi tươi Lý Sơn hiện ở mức giá thấp nhất so với những năm trước
Chị Nguyễn Thị Thúy, trú xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Vụ tỏi năm này gia đình đầu tư gần 100 triệu đồng để sản xuất 5 sào tỏi. Năm nay tuy có khó khăn về nguồn nước bù lại sâu bệnh cũng hạn chế, không có dịch hại nên tỏi phát triển rất tốt”.
Chị Thúy cũng không hiểu vì sao giá tỏi lại thấp đến vậy
“Với 5 sào tỏi, gia đình tôi thu được khoảng 2 tấn tỏi tươi. Sau khi thu hoạch, gia đình cũng chỉ bán một phần sản lượng tỏi để thanh toán chi phí đầu tư cho vụ mùa vừa rồi. Phần còn lại được tích trữ bán dần đến vụ tỏi năm sau, nhưng không ngờ giá tỏi sụt giảm quá mạnh. Riêng gần 1 tháng qua giá tỏi chỉ còn 40 – 45 nghìn đồng/kg. Cũng chẳng hiểu tại sao giá tỏi lại thấp đến vậy. Với mức giá này thì những người trồng tỏi như tôi hầu như không có lời”, chị Thúy buồn bã nói.
Bà Thắm cũng chung nỗi buồn
Cùng với nỗi buồn ấy, bà lê Thị Thắm, (trú xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) cũng thở dài: “Vụ tỏi năm nay, năng suất cao hơn năm ngoái, nhưng giá rất rẻ nên hầu hết người dân hạn chế bán sản phẩm tỏi tươi. Gia đình tôi cũng không bán để thu hoạch về rồi phơi khô chờ giá lên mới bán”.
Ông Đặng Tấn Thành – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, cho biết, vụ đông xuân 2019-2020, diện tích trồng tỏi ở Lý Sơn là 325ha. Do thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt nên năng suất dự kiến đạt khoảng 85 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 2.400 tấn.
Huyện Lý Sơn đang xây dựng Đề án liên kết với các DN để bao tiêu sản phẩm
“Nguyên nhân dẫn đến việc tỏi Lý Sơn được mùa mất giá là do thị trường ảm đạm, lượng khách du lịch ra đảo Lý Sơn giảm mạnh so với mọi năm dẫn đến sức mua của người dân và du khách giảm. Đồng thời do giá cả thị trường lên xuống thất thường. Về tình trạng được mùa mất giá, hiện nay huyện đang xây dựng đề án và sắp triển khai liên kết với các doanh nghiệp nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cao”, ông Thành nói.
Vụ đông xuân 2019-2020, diện tích trồng tỏi ở Lý Sơn là 325ha
“Việc tỏi giảm giá không phải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hay khó khăn về việc vận chuyển tỏi từ đảo Lý Sơn vào đất liền”, ông Thành khẳng định.
Huyện Lý Sơn cũng đang hoàn thành Chỉ dân địa lý để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn
Huyện đảo Lý Sơn Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Việt – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho rằng: “Năm nay tỏi của địa phương được mùa, nhưng tỏi ở những nơi khác cũng có năng suất rất cao, trong khi giá thành lại rẻ hơn tỏi ở Lý Sơn, nên nếu không kiểm soát dễ dẫn đến tình trạng trà trộn, làm tỏi mất giá”.
“Huyện cũng đang cố gắng hoàn thành Chỉ dẫn địa lý tỏi để bảo vệ thương hiệu và tăng cường hơn nữa việc kiểm soát tỏi nơi khác đến, trà trộn vào tỏi Lý Sơn. Bởi vì mặt hàng này không cấm lưu thông, chỉ xử lý khi họ trà trộn để giả nhãn hiệu. Để ngăn chặn tình trạng tỏi nơi khác vận chuyển ra đảo tỏi Lý Sơn, UBND huyện đã chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tiểu thương buôn bán tỏi phải đúng nguồn gốc, nhằm bảo vệ thương hiệu cho tỏi Lý Sơn”, ông Việt cho biết.
Theo tiền phong
"Giải cứu" xong, tôm hùm Khánh Hòa lại tăng giá
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Khánh Hòa cho biết, hiện tại giá tôm hùm xanh tại Khánh Hòa đã tăng 100.000-200.000 đồng/kg, lên mức 700.000 đồng/kg, số lượng tôm hùm đã được giải cứu gần hết.
Trước đó, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 600 tấn tôm hùm vào vụ khai thác nhưng không xuất bán được sang Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch covid-19. Điều này khiến tôm hùm bông từ 1,9-2,1 triệu đồng/kg, giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/kg, còn tôm hùm xanh giá 900.000 đồng/kg giảm chỉ còn 500.000- 600.000 đồng/kg nhưng không có người mua.
Giá tôm hùm xanh tại Khánh Hòa đã tăng 100.000-200.000 đồng/kg, lên mức 700.000 đồng/kg
Ông Võ Khắc Én, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, giá bán tôm hùm xanh tại vựa hiện đã lên 700 nghìn đồng/kg. "Số lượng tôm hùm đến thời điểm này không còn bao nhiêu, các đại lý đã đăng ký mua hết. Các hộ nuôi đã bắt đầu vào vụ mới, khoảng 7-8 tháng nữa thì bước vào vụ thu hoạch. Còn tôm hùm bông thì nuôi tới 18 tháng. Tuy nhiên, do giá cao, giống khan hiếm nên số lượng tôm hùm bông không nhiều".
Trong những ngày vừa qua, có nhiều cửa hàng, trên các chợ mạng rầm rộ kêu gọi "giải cứu" tôm hùm xanh nhưng hầu hết là loại 4-5 con/kg và mỗi nơi một giá, từ 500 nghìn đồng đến cả triệu đồng/kg. Thậm chí có loại dưới 500 nghìn đồng/kg nhưng là tôm đông lạnh.
Đối với người tiêu dùng, trước đây không dám mua tôm hùm về ăn thì đã mạnh dạn mua về thưởng thức. Tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng hải sản cũng cho rằng với những loại tôm hùm được mua với giá "giải cứu" thì người bán cũng đã lãi lớn rồi.
Trao đổi với Infonet, ông Én vô cùng ngạc nhiên, khi tôm hùm xanh chỉ có trọng lượng 2-3 lạng/con đã đem đi "giải cứu".
"Không ai bán tôm hùm khi trọng lượng mới chỉ 2-3 lạng vì như thế sẽ rất uổng. Họ phải nuôi đúng size thì bán mới có lời. Tôm hùm xanh thường có trọng lượng 5-6 lạng một con, còn loại tôm với trọng lượng kia thường là tôm bị sự cố".
"Tôm bị thiếu oxy, bị ngộp do tảo, bị sự cố thì họ mới bán với giá rẻ, còn bình thường bán loại 2 lạng thì người nuôi không đủ vốn", ông Én nói thêm.
Ông Nguyễn Tấn Bản, Giám đốc Sở NN&PTNT Khánh Hòa cũng cho biết, thời điểm đỉnh nhất, giá cao nhất thì tôm hùm xanh có giá 900.000 đồng/kg nhưng là loại 2 con/kg chứ không phải 2-3 lạng/con. Ông khẳng định, không ai lại đi bán tôm chưa đến lứa thu hoạch.
Hiện trên nhiều chợ online, người bán không dám bán tôm hùm "giải cứu" nữa vì giá hiện tại đã tăng lên. Trước đó, tôm hùm "giải cứu" được rao bán rầm rộ, giá thấp nhất cũng từ 500.000 đến cả triệu đồng mỗi một kg.
Còn nay, giá tôm hùm size 2-3 lạng/con là 730.000 đồng/kg, loại 3-4 lạng/con là 820.000 đồng/kg, loại tôm từ 4-5 lạng/con giá 910.000 đồng/kg. Còn loại 5-6 lạng/con giá 960.000 đồng/kg, 6-7 lạng/con giá 1.050.000 đồng/kg.
Theo Infonet
Tung tin thất thiệt "corona đã đến với Lý Sơn", hướng dẫn viên bị "sờ gáy" Dòng trạng thái "Welcom anh corona đã đến với Lý Sơn" của T.V.D. khiến người dân đất đảo hoang mang. Công an Quảng Ngãi cho biết đây là thông tin thất thiệt, người tung tin sẽ bị xử lý vi phạm. Ngày 8/2, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã làm rõ và đang củng cố hồ sơ xử lý vi phạm đối với...