Vì sao UAE tạm dừng đàm phán mua chiến đấu cơ của Mỹ?
Ngày 14-12, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ( UAE) thông báo tạm dừng thương thảo hợp đồng mua chiến đấu cơ F-35 với Mỹ, sau khi Washington bày tỏ quan ngại về quan hệ giữa Abu Dhabi và Bắc Kinh.
Một chiến đấu cơ F-35 của Hãng Lockheed Martin – Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức UAE cho biết nước này đang xem xét lại hợp đồng mua chiến đấu cơ F-35 với Mỹ do các yêu cầu kỹ thuật, các giới hạn hoạt động và các phân tích về chi phí/lợi nhuận.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quan chức UAE khẳng định Mỹ vẫn là nhà cung cấp trang thiết bị quân sự tiên tiến ưu tiên của nước này, và các cuộc thương thảo về hợp đồng F-35 có thể được nối lại trong tương lai.
Thông báo của UAE được đưa ra sau khi Mỹ bày tỏ quan ngại về mối quan hệ giữa UAE và Trung Quốc, trong đó có việc sử dụng công nghệ 5G của Huawei ở nước này.
Trước đó, UAE đã ký thỏa thuận mua 50 chiếc F-35 và 18 máy bay không người lái có trang bị vũ khí trị giá 23 tỉ USD của Mỹ, theo Reuters.
Mặt khác, theo Hãng tin AFP, UAE vừa mới đồng ý mua 80 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với giá 15,8 tỉ USD trong một chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến UAE hồi đầu tháng 12.
Phía Mỹ xác nhận UAE đã thông báo cho họ việc nước này sẽ “tạm dừng các cuộc thảo luận để mua F-35″.
“Chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
IEA nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường đầu tư năng lượng sạch
Nếu muốn đạt các mục tiêu khí hậu đã đề ra, thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng đầu tư ít nhất gấp 7 lần vào năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Đây là khuyến nghị được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra trong báo cáo, mang tên "Tài trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển", công bố ngày 9/6.
Nhà máy điện hạt nhân Barakah tại khu vực Gharbiya, Abu Dhabi, UAE, ngày 12/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol, lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát đang tăng lên, tỷ lệ nghịch với các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực của toàn cầu trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu và năng lượng bền vững. Báo cáo ước tính để có thể đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, thế giới cần đầu tư cho năng lượng sạch mỗi năm tăng ít nhất gấp 7 lần, từ mức chưa đầy 150 tỷ USD trong năm 2020 lên mức hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Cũng theo cơ quan trên, lượng khí carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng mà các nền kinh tế đang phát triển thải ra môi trường sẽ tăng thêm 5 tỷ tấn trong 2 thập kỷ tới, khiến đầu tư năng lượng sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của thế giới.
Tuy nhiên, ông Birol cũng chỉ ra thực tế tình trạng thiếu vốn và thiệt hại về kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19 đã cản trở cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Ông nêu rõ chỉ có 20% các khoản đầu tư vào năng lượng sạch đến được các nền kinh tế đang phát triển - vốn chiếm 2/3 quy mô dân số của thế giới, chiếm hơn 90% lương khí thải gia tăng. Do đó, có khoảng cách rất lớn giữa nơi có lượng khí phát thải nhiều với nơi mà dành đầu tư cho năng lượng sạch. Chính vì vậy, báo cáo "Tài trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển" kêu gọi hành động toàn cầu, đặc biệt là những nước giàu, nhiều nguồn lực, để tạo ra sự khác biệt.
Giám đốc điều hành IEA cũng hy vọng tại cuộc họp thượng đỉnh, dự kiến diễn ra vào ngày 11/6 tới tại Anh, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), sẽ đưa ra mức viện trợ cao gấp nhiều lần con số 100 tỷ USD mỗi năm được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Tháng trước, IEA cho rằng các nước không nên tiếp tục triển khai các dự án nhiên liệu hóa thạch mới nếu muốn đạt được mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.
Nắng nóng 51 độ ở UAE Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã trải qua ngày nóng nhất kể từ đầu năm khi nhiệt độ lên tới 51 độ C hôm 5/6. Lạc đà gặm cỏ gần công viên năng lượng mặt trời ở thị trấn Sweihan, cách thành phố Al Ain thuộc tiểu vương quốc Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) 70 km...