Serbia có động thái bất ngờ đối với Nga trong vấn đề Ukraine
Theo hãng thông tấn TASS, Serbia đã rút lại phiếu ủng hộ đối với Nghị quyết của Liên hợp quốc lên án hành động của Nga vì lý do không muốn “làm mất lòng bạn bè”.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo chung sau hội đàm tại Belgrade ngày 17/1/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, phía Serbia thừa nhận đã phạm sai lầm khi bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết chống Nga liên quan đến xung đột Ukraine tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nghị quyết mà Serbia ủng hộ kêu gọi lên án hành động của Nga và tăng cường hỗ trợ cho Kiev.
“Sai lầm trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, như các bạn đã biết, đã được sửa chữa. Đối với chúng tôi, việc thừa nhận sai lầm dễ dàng hơn nhiều so với làm mất lòng bạn bè”, Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin đã nhấn mạnh điều trên trong bài phát biểu tại cuộc gặp với Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergey Shoigu.
Video đang HOT
Ông Aleksandar Vulin đã khẳng định: “Như các bạn đã biết, chúng tôi không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, và chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường này”.
Trước đó vào ngày 24/2, Tổng thống Serbia, ông Aleksandar Vucic cũng đã bất ngờ đưa ra tuyên bố thừa nhận sai lầm của chính phủ nước này khi ủng hộ nghị quyết của phương Tây về Ukraine trong cuộc bỏ phiếu tại Liên hợp quốc.
Trong bài phát biểu trước toàn thể người dân, ông Vucic công khai xin lỗi vì quyết định này, nhấn mạnh rằng nó không phản ánh đúng lập trường thực sự của Belgrade. Tổng thống Vucic giải thích rằng việc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết do phương Tây khởi xướng là kết quả của sự hiểu lầm trong quá trình ra quyết định.
Ông không nêu rõ sai lầm xuất phát từ cấp độ ngoại giao hay kỹ thuật, nhưng khẳng định đây không phải là một động thái có chủ ý chống lại lợi ích của Serbia hay các đối tác của nước này.
Nhà lãnh đạo Serbia nhấn mạnh rằng Belgrade vẫn duy trì chính sách trung lập và không có ý định tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống Nga, bất chấp áp lực từ Liên minh châu Âu (EU), mà Serbia coi là mục tiêu chiến lược của mình. Ông Vucic cũng cho biết lời xin lỗi của ông chủ yếu dành cho người dân Serbia, những người có thể cảm thấy quyết định này đi ngược lại các nguyên tắc quốc gia.
Phần lớn các quốc gia thuộc EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này, trong khi các nước duy trì chính sách trung lập hoặc có quan hệ chặt chẽ với Moskva đều bỏ phiếu trắng hoặc phản đối. Việc Serbia đứng về phía phương Tây trong cuộc bỏ phiếu này đã gây bất ngờ, bởi nước này từ trước đến nay vẫn duy trì lập trường trung lập.
Trước đó, Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết do Ukraine đề xuất và được châu Âu hậu thuẫn, đã được thông qua với 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống (bao gồm Mỹ và Nga) và 65 phiếu trắng.
Lãnh đạo Serbia, Ukraine điện đàm về cải thiện quan hệ song phương
Ngày 26/12, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó 2 bên đã trao đổi về việc cải thiện quan hệ song phương và những chuẩn bị hướng tới việc hai nước gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Vuci, việc Serbia gần đây mở lại Đại sứ quán tại thủ đô Kiev của Ukraine sẽ góp phần cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Serbia và Ukraine.
Ông Vucic nêu rõ: "Đã có một cuộc trao đổi đầy ý nghĩa và tốt đẹp giữa tôi và Tổng thống Ukraine về tất cả các vấn đề quan trọng trong hợp tác song phương. Chúng tôi đã thảo luận về những chuẩn bị đường hướng tới việc gia nhập EU của cả hai nước cũng như khả năng thực hiện các chuyến thăm song phương thường xuyên hơn trong tương lai".
Quan chức cấp cao Liên bang Nga cảnh báo khả năng tấn công các căn cứ của NATO Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev không loại trừ khả năng Moskva sẽ phải tấn công các căn cứ quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong trường hợp leo thang do Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất chống lại Nga. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden tái xuất, lần đầu phát biểu từ khi mãn nhiệm

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sĩ trong mùa hoa anh đào
Du lịch
08:40:20 18/04/2025
Bé gái bị bỏ rơi kèm lời nhắn "cháu khổ quá" đã được mẹ nhận lại
Netizen
08:36:42 18/04/2025
Sao Việt 18/4: Tăng Thanh Hà lần đầu hé lộ ảnh sinh con đầu lòng 10 năm trước
Sao việt
08:03:43 18/04/2025
Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30
Làm đẹp
08:02:45 18/04/2025
Bộ phim 18+ gây tranh cãi suốt 20 năm vì cảnh nóng thật của nữ chính và đạo diễn, 1 tên tuổi bị hủy hoại đáng tiếc
Hậu trường phim
08:00:21 18/04/2025
10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày
Sức khỏe
07:59:00 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025