Bị ChatGPT vu cáo giết con, người đàn ông Na Uy đệ đơn khiếu nại
Một người đàn ông Na Uy đã đệ đơn khiếu nại công ty đứng sau ChatGPT, sau khi chatbot này vu khống ông giết hai con trai.
Biểu tượng của Công ty OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Guardian (Anh) ngày 22/3 đưa tin, công dân Na Uy Arve Hjalmar Holmen, đã yêu cầu ChatGPT cung cấp thông tin về anh và nhận được câu trả lời gây hoang mang.
Theo đó, anh viết câu lệnh hỏi ChatGPT: “Arve Hjalmar Holmen là ai?”.
ChatGPT liền trả lời: “Arve Hjalmar Holmen là một cá nhân người Na Uy đã thu hút chú ý do một sự kiện kinh hoàng. Anh ta là cha của hai cậu bé, một đứa 7 tuổi và một đứa 10 tuổi, được phát hiện đã chết bi thảm trong cái ao gần nhà ở Trondheim, Na Uy, vào tháng 12/2020″. ChatGPT tiếp tục khẳng định vụ án đã “gây bàng hoàng” cả nước và Holmen phải nhận bản án tù 21 năm tù vì tội giết cả hai đứa trẻ.
Trong đơn khiếu nại gửi đến Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Na Uy, Holmen khẳng định rằng thông tin ChatGPT đưa ra “hoàn toàn sai sự thật” nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố tương tự như cuộc sống của chính anh, điển hình là nơi ở, số lượng con cái và khoảng cách tuổi tác giữa hai đứa trẻ.
Video đang HOT
Holmen vô cùng lo lắng về những thông tin này bởi chúng có thể gây ảnh hưởng có hại đến cuộc sống riêng tư của anh, nếu chúng được sao chép hoặc lan truyền trong cộng đồng. Đơn khiếu nại cũng nêu bật rằng Holmen chưa bao giờ bị buộc tội hoặc kết án về bất kỳ tội ác nào và là một công dân có lương tâm.
Khiếu nại của Holmen cáo buộc rằng phản hồi “phỉ báng” của ChatGPT đã vi phạm các điều khoản về độ chính xác trong Quy định bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu (GDPR). Khiếu nại của Holmen yêu cầu cơ quan chức năng Na Uy ra lệnh cho công ty mẹ của ChatGPT, OpenAI, điều chỉnh mô hình của mình để loại bỏ các kết quả không chính xác liên quan đến Holmen đồng thời có hình phạt với công ty này.
Mặc dù OpenAI đã cập nhật ChatGPT để không còn xác định Holmen là đối tượng giết người, nhưng thông tin sai lệch vẫn có thể tồn tại trong hệ thống.
Các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) dễ tạo ra phản hồi chứa thông tin sai lệch vì chúng được xây dựng trên mô hình dự đoán từ ngữ có khả năng xuất hiện cao nhất trong một câu. Điều này có thể dẫn đến sai sót về mặt thực tế và những tuyên bố vô căn cứ. Tuy nhiên, tính hợp lý của câu trả lời có thể đánh lừa người dùng, khiến họ tin rằng những gì họ đang đọc là hoàn toàn chính xác.
Người phát ngôn của OpenAI cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những phương pháp mới để cải thiện độ chính xác của mô hình và giảm thiểu hiện tượng ‘ảo giác’ của AI. Mặc dù chúng tôi vẫn đang xem xét khiếu nại này, nhưng nó liên quan đến phiên bản ChatGPT cũ, hiện nay nó đã được cải tiến với khả năng tìm kiếm trực tuyến giúp cải thiện độ chính xác”.
ChatGPT hiện có hơn 300 triệu người dùng hoạt động hằng tuần và OpenAI có giá trị vốn hóa thị trường 157 tỷ USD. Kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã trở thành “hiện tượng” thu hút sự chú ý của người dùng trên thế giới. Hiệu ứng của ChatGPT đã tạo ra cuộc đua phát triển chatbot từ các tập đoàn công nghệ và nhiều công ty khởi nghiệp chuyên về lĩnh vực AI.
Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT
Chính phủ Trung Quốc cấm tất cả hãng công nghệ trong nước cung cấp dịch vụ ChatGPT dưới bất cứ hình thức nào.
"Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba đều đã nhận được chỉ đạo từ giới chức về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba" - theo Nikkei Asia hôm 22-2.
Còn bài đăng trên mạng xã hội Weibo cho thấy giới chức Trung Quốc dường như lo ngại trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.
Cùng với việc cấm ChatGPT, nhà chức trách Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan, phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.
Người dùng internet ở Trung Quốc không thể truy cập ChatGPT. Ảnh minh họa: Forbes
Tập đoàn công nghệ Tencent hiện đã cấm các bên cung cấp ChatGPT và dịch vụ liên quan tại Trung Quốc nhằm tuân thủ qui định mới. "Tencent thậm chí có thể đã cấm cả dịch vụ có nét tương đồng với chatbot của OpenAI để tránh nguy cơ vi phạm qui định của chính phủ Trung Quốc" - chuyên trang Gizmochina nhận định.
ChatGPT đã và đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu sau khi ra mắt ngày 30-11-2022. Chỉ một tháng sau đó đã có 57 triệu người dùng ChatGPT và đã cán mốc 100 triệu tính đến 31-1-2023.
ChatGPT thua trong cuộc thi sửa lỗi bảo mật
ChatGPT đã thua kỹ sư phần mềm trong việc khắc phục lỗi bảo mật tại cuộc thi Pwn2Own có trị giá 20.000 USD ở bang Florida - Mỹ hồi tuần trước.
Chuyên trang công nghệ T he Register mô tả ChatGPT đã không phát hiện được lỗ hổng cũng như không viết và chạy mã để khai thác một lỗ hổng cụ thể. Trái lại, 2 chuyên gia bảo mật Noam Moshe và Uri Katz, đã thành công và ẵm về giải thưởng trị giá 20.000 USD.
Dù ChatGPT thua trong cuộc thi Pwn2Own nhưng với những gì đã thể hiện, các chuyên gia cảnh báo nó có thể trở "trợ thủ đắc lực" cho tin tặc trong tương lai.
Về mặt tích cực, các chuyên gia bảo mật đánh giá ChatGPT có khả năng trở thành một công cụ tuyệt vời để tăng tốc quá trình mã hóa.
OpenAI kêu gọi chính phủ Mỹ cấm vận DeepSeek vì sợ thất bại trước đối thủ? OpenAI, "cha đẻ" của phần mềm chatbot AI ChatGPT nổi tiếng, đã nêu ra những mối lo ngại đối với công cụ AI DeepSeek của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm công cụ này. Trong một lá thư gửi tới Văn phòng Khoa học và Công nghệ Hoa Kỳ, nhà phát triển của ChatGPT đã kêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ sẵn sàng gặp Lãnh tụ tối cao Iran

Bên trong "vành đai thép" bảo vệ tang lễ Giáo hoàng Francis

Anh hủy kế hoạch đưa 10.000 quân tới Ukraine

Tổng thống Trump: Đàm phán NgaUkraine đạt nhiều tiến triển, chuẩn bị gặp ở 'cấp rất cao'

Indonesia: Núi lửa Lewotobi phun trào dữ dội

Iran sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan

Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Nga ước tính kim ngạch thương mại với Iran đạt 4,8 tỷ USD

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm

Chuyên gia Pháp: Châu Âu không đủ khả năng triển khai lực lượng quân sự ở Ukraine

Nghi vấn từ vụ chiến đấu cơ của Nga bốc cháy ở căn cứ quan trọng Kỳ cuối

Trung Quốc dừng áp thuế trả đũa với một số mặt hàng từ Mỹ?
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 30: Quân bị chính bố đẻ chối bỏ
Phim việt
08:09:32 26/04/2025
Tù chung thân không xét giảm án có phải là 'ngồi tù suốt đời'?
Pháp luật
08:07:30 26/04/2025
Người trẻ nghĩ gì về Kia Sportage?
Ôtô
08:06:34 26/04/2025
Sao Việt 26/4: Mono, Lan Ngọc háo hức đi xem sơ duyệt diễu binh
Sao việt
08:02:35 26/04/2025
Vì sao sau khi hẹn hò cùng nhiều bóng hồng nổi tiếng, Ronaldo lại chọn ở bên một cô gái nghèo?
Sao thể thao
08:01:30 26/04/2025
Chi 21 tỷ cho nữ streamer nhưng vẫn không được nắm tay, cuộc gặp gỡ vô tình sau đó khiến fan nam phải "ôm hận"
Netizen
07:58:43 26/04/2025
Tái diễn tình trạng chiếu laser vào máy bay khu vực tiếp cận sân bay Đà Nẵng
Tin nổi bật
07:57:18 26/04/2025
Không thể nhận ra Han Ga In nữa, "ngọc nữ" xứ Hàn làm sao thế này?
Sao châu á
07:55:05 26/04/2025
10 năm không thể sinh con, tôi bật khóc nức nở khi mẹ chồng nói một câu
Góc tâm tình
07:50:19 26/04/2025
Tổng thống Mỹ mở bán mũ lưỡi trai "Trump 2028"
