Lý do các nước châu Âu cảnh báo công dân về du lịch Mỹ
Ngày càng có nhiều quốc gia châu Âu c ảnh báo công dân về những rủi ro tiềm ẩn khi đến Mỹ.
Vậy nguyên nhân nào khiến họ cảnh giác như vậy với “xứ Cờ hoa”?
Người dân tắm biển tránh nóng tại Chicago, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Đức, Anh, Đan Mạch và Phần Lan đã cập nhật các khuyến cáo du lịch của họ đối với Mỹ trong những ngày gần đây. Đức và Anh cảnh báo người dân về những hậu quả nghiêm trọng mà họ có thể phải đối mặt khi nhập cảnh vào Mỹ. Trước đó, đã xuất hiện nhiều thông tin về công dân của những nước này bị bắt giữ khi cố gắng vượt biên giới vào Mỹ.
Thông báo của Đức nhấn mạnh rằng việc nhập cảnh bằng thị thực không được đảm bảo và lực lượng an ninh biên giới Mỹ mới có quyền quyết định cuối cùng.
Trong khi khuyến cáo cập nhật đối với những người sở hữu hộ chiếu Anh nhấn mạnh rằng họ “nên tuân thủ mọi điều kiện nhập cảnh, thị thực và các điều kiện khác”.
Đáng chú ý, Phần Lan và Đan Mạch lại tập trung cảnh báo với những công dân là người chuyển giới và phi nhị giới bởi họ có thể bị thẩm vấn khi đến Mỹ.
Bộ Ngoại giao Đan Mạch khuyến cáo: “Nếu hộ chiếu của bạn có ký hiệu giới tính X hoặc bạn đã thay đổi giới tính, bạn nên liên hệ với đại sứ quán Mỹ trước khi đi du lịch để được hướng dẫn”.
Video đang HOT
Quang cảnh thành phố New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Không có khuyến cáo nào nêu rõ tên Tổng thống Trump, nhưng chúng được đưa ra hai tháng sau khi ông trở lại Nhà Trắng và liên quan những thay đổi về chính sách mà ông đã thực hiện. Bản thân Tổng thống Trump khi vận động tranh cử vào năm 2024 đã nhấn mạnh đến việc thắt chặt vượt biên và hủy bỏ các chính sách có lợi cho những người chuyển giới.
Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh, nêu rõ rằng chính phủ liên bang chỉ công nhận hai giới tính nam và nữ. Bộ Ngoại giao Mỹ, trích dẫn sắc lệnh đó và bắt đầu cấp hộ chiếu chỉ “có dấu hiệu giới tính nam hoặc nữ trùng khớp với giới tính sinh học của người nộp đơn”. Chính sách này hiện vấp phải thách thức pháp lý.
Trên thực tế, các hạn chế chặt chẽ về thị thực đã gây vấn đề đối với một số công dân châu Âu đi du lịch đến Mỹ. Bộ ngoại giao Anh đầu tháng này xác nhận rằng họ đang hỗ trợ một công dân bị giam giữ tại biên giới. Du khách Anh 27 tuổi này được cho đã bị giam giữ trong hai tuần khi cô cố gắng quay trở lại Mỹ sau khi gặp vấn đề về thị thực tại biên giới Canada.
Ngoài ra, còn có thông tin về hai công dân Đức cư trú tại Mỹ bị giam giữ sau khi cố gắng vượt biên giới sau chuyến đi đến Mexico.
Trong diễn biến mới nhất, vào ngày 21/3, Mỹ thông báo sẽ chấm dứt quy chế pháp lý của hàng trăm nghìn người nhập cư, ấn định thời gian buộc họ rời khỏi đất nước. Quyết định này đã hiện thực hóa cam kết của Tổng thống Donald Trump về một chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử Mỹ và hạn chế nhập cư.
Lệnh trên ảnh hưởng đến khoảng 532.000 người đến Mỹ theo một chương trình do chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden đưa ra vào tháng 10/2022 và được mở rộng vào tháng 1/2023. Theo quyết định mới, họ sẽ mất quyền bảo vệ pháp lý sau 30 ngày kể từ khi lệnh của Bộ An ninh Nội địa được công bố trên Công báo Liên bang, dự kiến vào ngày 25/3 tới. Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ “phải rời khỏi Mỹ” trước ngày 24/4 trừ khi được cấp quy chế nhập cư khác cho phép họ ở lại Mỹ.
Chương trình Quy trình dành cho người Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela (CHNV), được công bố vào tháng 1/2023, cho phép tối đa 30.000 người từ 4 quốc gia trên nhập cư vào Mỹ mỗi tháng và kéo dài trong 2 năm. Khi đó, ông Biden mô tả đây là một cách “an toàn và nhân đạo” để giảm bớt áp lực lên biên giới đông đúc của Mỹ-Mexico.
Liên bang Nga lên tiếng sau khi Đan Mạch tuyên bố sẵn sàng đưa quân tới Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên tiếng đáp trả sau khi Ngoại trưởng Đan Mạch nói rằng nước này sẵn sàng đóng góp binh sĩ nếu lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu được triển khai tại Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, bà Maria Zakharova. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo Izvestia của Liên bang Nga tối 10/3, Ngày 10/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, đã có bình luận đầu tiên về tuyên bố của quan chức Đan Mạch đối với khả năng nước này triển khai quân đội tới Ukraine.
Trong phản hồi về tuyên bố của Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lkke Rasmussen về việc sẵn sàng triển khai quân tới Ukraine, trên kênh Telegram của mình, Zakharova đã đặt ra câu hỏi về những người sẽ ở lại để bảo vệ đảo Greenland trong trường hợp đó.
Bà Zakharova viết: "Tôi vô cùng xin lỗi, nhưng ai sẽ bảo vệ Greenland? Có lẽ là những người tị nạn từ Ukraine đã đến Đan Mạch?".
Trước đó vào ngày 6/3, Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov đã so sánh khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine với sự hiện diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo ông Lavrov, dù dưới bất kỳ lá cờ hay phù hiệu nào, đây vẫn là quân đội của các quốc gia thuộc NATO.
Báo The Kyiv Independent ngày 11/3 cho biêt vào hôm trước (10/3), Ngoại trưởng Lars Lkke Rasmussen và Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen nói rằng Đan Mạch sẵn sàng đóng góp binh sĩ nếu lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu được triển khai tại Ukraine.
Sau một cuộc họp của Quốc hội Đan Mạch, hai bộ trưởng trong chính phủ Đan Mạch cho biết nước này đã làm rõ lập trường của mình và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều đảng phái.
"Điều quan trọng là chúng ta ở châu Âu phải gửi những tín hiệu đúng đắn đến cả (Tổng thống Liên bang Nga Vladimir) Putin và Washington. Đó chính là điều chúng tôi đang làm hôm nay bằng cách tuyên bố: Nếu đến thời điểm cần có sự hiện diện của châu Âu để đạt được lệnh ngừng bắn hoặc một thỏa thuận hòa bình (ở Ukraine), thì Đan Mạch về nguyên tắc sẵn sàng cho điều đó", Ngoại trường Rasmussen nói, theo Đài Phát thanh Đan Mạch.
Kết quả một cuộc thăm dò do hãng tin Ritzau công bố ngày 21/2 cho thấy khoảng 53% người Đan Mạch ủng hộ việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine sau khi xung đột giữa nước này với Liên bang Nga kết thúc.
"Chúng tôi chưa đưa ra quyết định về một hành động cụ thể. Mọi thứ phải phụ thuộc vào diễn biến tình hình. Tuy nhiên, đây là một biểu hiện của sự quan tâm kịp thời", Ngoại trưởng Rasmussen giải thích, nhấn mạnh rằng lập trường của Đan Mạch vẫn sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế ở Ukraine.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Poulsen không dự đoán là toàn bộ các quốc gia thành viên của NATO sẽ đi đầu trong một sứ mệnh gìn giữ hòa bình, nhưng ông cho rằng một số quốc gia riêng lẻ sẽ cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine.
"Hiện tại, sáng kiến này đã được Pháp và Anh khởi xướng nhằm đánh giá tổng thể những gì có thể cần thiết", ông Poulsen nói, đồng thời lưu ý rằng các cuộc thảo luận về một sứ mệnh như vậy vẫn đang diễn ra.
Các chi tiết cụ thể về quy mô đóng góp binh sĩ của Đan Mạch vẫn chưa rõ ràng, vì ông Poulsen cho rằng còn quá sớm để xác định lực lượng nào có thể được triển khai. Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ cam kết nào đối với Ukraine cũng không được ảnh hưởng đến an ninh ở khu vực Baltic.
Liên quan tới việc triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình ở Ukraine, vào ngày 17/2, báo The Washington Post của Mỹ, dẫn nguồn tin riêng, đưa tin rằng các nước châu Âu đang xem xét khả năng triển khai từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ tới Ukraine.
Một số nội dung chính về cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine và Thủ tướng Anh Ngày 1/3, sau cuộc họp căng thẳng với người đồng cấp Mỹ Donald Trump, Tổng thống Ukraine đã có chuyến thăm Anh, với nhiều kỳ vọng mới trong giải quyết cuộc xung đột với Liên bang Nga. Thủ tướng Anh Keir Starmer (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại buổi họp báo tại số 10 phố Downing, Anh vào ngày 1/3/2025. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ bỏ AUKUS: Lối đi khôn ngoan hơn cho Australia để bảo vệ đất nước?

WFP dừng cứu trợ 650.000 phụ nữ, trẻ em do thiếu ngân quỹ

Vòng đối thoại phá băng

Vị thế trên chiến trường tác động đến đàm phán hòa bình Nga - Ukraine thế nào?

Ngân hàng trung ương toàn cầu đối mặt bài toán phá giá nội tệ khi USD suy yếu

Hỏa hoạn sau động đất thiêu rụi hơn 60.000 bài thi tuyển sinh đại học ở Myanmar

'Tác dụng' bất ngờ từ chính sách của thuế quan của Tổng thống Trump với châu Âu

Kẻ xả súng sát hại 23 người tại Texas bị tuyên 23 án tù chung thân

ECB và Ủy ban châu Âu tranh cãi về nguy cơ của tiền điện tử dưới thời Tổng thống Trump

Nga thảo luận về khả năng khôi phục kế hoạch xây dựng Tháp Trump tại Moskva

LHQ cảnh báo trung tâm lừa đảo châu Á vươn vòi bạch tuộc khắp thế giới

Nga có thể đưa kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump vào sách giáo khoa
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Việt mới 17 tuổi đã được săn đón tới tận cửa lớp học, hút 3 triệu view nhờ mặt mộc đẹp tuyệt đối
Hậu trường phim
23:25:41 22/04/2025
Bộ phim khiến ai xem cũng mắc cỡ: Lời thoại sến sẩm, nữ phụ làm khán giả nói ngay câu này
Phim việt
23:17:33 22/04/2025
Chỉ bằng 2 câu phỏng vấn của mc Long Vũ, Minh Hà để lộ điểm đặc biệt: Có phải chỉ đơn giản là "bà mẹ 4 con"?
Sao việt
23:15:18 22/04/2025
Silver Surfer tái xuất, Galactus lộ diện: 'Fantastic Four' mở màn kỷ nguyên diệt vong mới của MCU!
Phim âu mỹ
23:12:20 22/04/2025
Á hậu Hoàn vũ giỏi 4 thứ tiếng bị tước danh hiệu vì thi Miss World
Sao châu á
22:56:59 22/04/2025
Ca sĩ Bảo Trâm Idol nhiều lần vấp ngã sau khi 'một bước lên tiên'
Nhạc việt
22:54:44 22/04/2025
Ngôi sao sở hữu 105 triệu người theo dõi trên Instagram khoe chân dài miên man, thả dáng "flexing" trên 1 núi tiền
Nhạc quốc tế
22:45:21 22/04/2025
Tóc Tiên hé lộ lý do tham gia show sống còn sau chiến thắng ở 'Chị đẹp'
Tv show
22:35:12 22/04/2025
Chồng đưa 10 triệu/tháng nhưng đùng 1 cái đòi vợ phải xuất 180 triệu để đầu tư làm ăn, không được như ý thì đổ cho tôi mang tiền đi nuôi nhân tình
Góc tâm tình
21:24:50 22/04/2025
Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4
Tin nổi bật
21:19:35 22/04/2025