Vì sao Trung Quốc đ.ánh chiếm Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Chỉ một tuần sau chuyến công du của Ngoại trưởng Henry Kissinger, thấy rõ ý định “bỏ rơi” của Mỹ cũng như các điều kiện bất lợi với Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã điều chiến hạm ra cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

40 năm trước, ngày 19/1/ 1974, một biến cố trọng đại trong lịch sử Việt Nam hiện đại đã diễn ra – hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc. Sau trận chiến, quần đảo Hoàng Sa – một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm giữ.

Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường (Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo), đã có bài viết tái hiện những sự kiện chính diễn ra trước, trong và sau trận hải chiến:

Suốt nhiều thế kỷ, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hòa bình và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền bất cứ quốc gia nào. Từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện hiệu quả chủ quyền với hai quần đảo này và luôn bảo vệ các quyền, danh nghĩa của mình trước mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam với hai quần đảo thiêng liêng của mình.

Đầu thế kỷ XX, nhận thấy vị trí chiến lược cũng như tầm quan trọng của biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng, một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc) đã xâm chiếm bất hợp pháp các vùng lãnh thổ này của Việt Nam.

Trung Quốc luôn coi biển Đông, đặc biệt là các quần đảo của Việt Nam là bàn đạp quan trọng để thực hiện chiến lược bành trướng xuống Đông Nam Á. Vì vậy, giới cầm quyền Trung Quốc từ Trung Hoa Dân Quốc cho đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã không ngừng đẩy mạnh thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông.

Lợi dụng tình hình rối ren khi Nhật đầu hàng đồng minh và việc giải giáp quân Nhật theo Hiệp định Postdam 1945, Trung Hoa Dân Quốc đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) vào cuối năm 1946. Sau đó Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa, và Nhật rút quân khỏi quần đảo này theo Hòa ước San Fransisco 1951. Sau khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết, Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 21/1/1956 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng đảo Phú Lâm và Lin Côn.

Năm 1974, nhận thấy thời cơ đã chín muồi, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực toàn bộ nhóm đảo Trăng Khuyết phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Thời cơ này xuất phát từ tình hình, bối cảnh quốc tế và trong nước.

Đầu thập niên 1970, phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên thế giới khiến Mỹ ngày càng xa lánh Việt Nam Cộng hòa; đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh phải rút quân khỏi Việt Nam. Do không muốn tham gia vào một cuộc chiến đã bước vào hồi kết, tháng 6/1973 Lưỡng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật “Case-Church” cấm cơ quan hành pháp nước này tái can thiệp quân sự vào ba nước Đông Dương trừ khi được chấp thuận của Lưỡng viện.

Ngoài ra, Mỹ được cho là có một “toan tính” sâu xa hơn khi không can dự vào trận Hải chiến 1974 vì khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đều đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Việc Washington “làm ngơ” cho Bắc Kinh ngang nhiên chiếm Hoàng Sa sẽ tạo thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến chia rẽ giữa các nước cộng sản. Khi người “bảo trợ” đã ra đi, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình thế đơn độc và bất lợi trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa.

Cuộc đụng độ biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon tháng 2/1972. Sau chuyến công du đó, Trung Quốc trở thành “đồng minh giai đoạn” của Mỹ để kìm chân và chống lại Liên Xô. Mỹ không muốn quan hệ chiến lược này bị r.ạn n.ứt vì vụ Hoàng Sa. Việc lựa chọn giữa “đồng minh cũ” hay “người bạn mới” trong “thời kỳ trăng mật” này không phải là sự lựa chọn khó khăn đối với Mỹ.

Ngoại trưởng Kissinger trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh tư liệu

Vì sao Trung Quốc đ.ánh chiếm Hoàng Sa - Hình 1

Video đang HOT

Thực tế, trong trận Hải chiến Hoàng Sa chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần thông báo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào.

Trên vùng biển Đông ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Hoàng Sa (Việt Nam) thời điểm đó có mặt Hải đoàn 77 (Task Force 77) của Hải quân Mỹ gồm các hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, cũng như hoạt động của các tàu ngầm trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc.

Cũng thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa mới chỉ là quan sát viên mà chưa phải thành viên của Liên Hợp Quốc trong khi Trung Quốc là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Vị thế quốc tế của Trung Quốc khiến nước này tự tin rằng, Việt Nam Cộng hòa không có đủ tư cách sử dụng các cơ chế để tự vệ và bảo vệ Hoàng Sa theo các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngày 30/1/1974, Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cơ quan này nhận định, Trung Quốc đã có ý đồ đ.ánh chiếm Hoàng Sa từ trước.

Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ, quyết định đ.ánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa. Điều này đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất.

Theo nhận định trong các hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc. Đây là thời kỳ đỉnh điểm r.ạn n.ứt quan hệ Xô – Trung liên quan đến tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới hai nước, cũng như các vấn đề Nam Phi, Trung Đông và Đông Dương.

Trong lúc nhiều yếu tố bên ngoài nghiêng về hướng có lợi cho một cuộc chiến chớp nhoáng của Trung Quốc thì bối cảnh trong nước cũng hết sức bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa khi Lưỡng viện Mỹ giảm dần viện trợ từ 1,4 tỷ USD năm 1972 xuống 1 tỷ USD năm 1973 và 700 triệu USD vào năm 1974. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần rơi vào thế thụ động vì thiếu nhiên liệu, vũ khí. Bất lợi hơn là ý định “bỏ rơi” miền Nam Việt Nam của Mỹ. Tình trạng phân chia Bắc – Nam cũng là một trở ngại cho phía Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến 1974.

Lợi dụng bối cảnh đó, Trung Quốc đã không e ngại khi điều động chiến hạm đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Nguyễn Hùng Cường

Theo VNE

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu

Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế.

LTS: Ngày 11.1.1914, nhân kỷ niệm 40 năm Hải Quân Trung Quốc cưỡng chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một nhóm học giả Mỹ đã đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo tại không viên Đại học Harvard. Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS Lịch sử Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine (Hoa Kỳ), người có bài tham luận lại hội thảo này.

GS Ngô Vĩnh Long

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu - Hình 1

Như trong phần giới thiệu, mục đích của những người tổ chức hội thảo là tìm ra khả năng câu chuyện Hoàng Sa được soi xét dưới khía cạnh đa phương, thay vì song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc như hiện nay. Vậy kết quả hội thảo có nêu ra được những ý kiến nào thuyết phục không?

Theo tôi hiểu, những người tổ chức hội thảo không những muốn vấn đề Hoàng Sa được soi xét dưới khía cạnh đa phương, mà còn dưới khía cạnh đa chiều.

Hoàng Sa chỉ là điểm khởi đầu vì kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm toàn bộ Hoàng Sa, tức ngày 17-19 tháng Giêng năm 1974. Nhưng từ đó đến nay Trung Quốc đã tiếp tục lấn chiếm các khu vực khác trên Biển Đông vào 1988, hay 1995.

Do đó, hội thảo có phần trình bày về khía cạnh lịch sử của không những Hoàng Sa, mà cả về Trường Sa, phần về địa chính trị và an ninh khu vực, phần về một số khả năng hợp tác trong khu vực, và phần về các giải pháp qua lăng kính luật pháp, ngoại giao và chính trị.

Về câu chuyện Hoàng Sa, hiện nay khá gây tranh cãi trong giới học giả. Có những học giả quốc tế, như Stein Tonnesson (Na Uy), nói rằngViệt Nam đấu tranh chủ quyền là vô vọng khi so sánh thực lực giữa hai nước.

Trong khi đó có học giả người Việt thì lại cho rằng cần phải tiếp tục đấu tranh đòi chủ quyền Hoàng Sa, bởi ngoài ý nghĩa tượng trưng, thực tế lịch sử Việt Nam cho thấy từ Thục Phán tới Hai Bà Trưng mất khoảng 300 năm, rồi khoảng 500 năm nữa mới có Lý Bí, và gần 500 năm nữa mới đến Ngô Quyền và Nhà Lý thực sự là kỷ nguyên độc lập. Như vậy, cuộc đấu tranh giành lại Hoàng Sa cũng vẫn có thể thành công, dù rất lâu dài.

Ngoài ra, Việt Nam không chỉ đối mặt tay đôi với Trung Quốc, như trong lịch sử ngày xưa nữa, mà còn có cộng đồng quốc tế và khu vực đứng bên cạnh...

Xin cho biết quan điểm của ông?

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu - Hình 2

Hải chiến Hoàng Sa khai hỏa

Một số học giả quốc tế nghiên cứu vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, hay Biển Đông trong một giai đoạn ngắn và từ khía cạnh chuyên môn của họ cho nên họ không thấy được vấn đề lớn và vấn đề lâu dài. Đối với Hoàng Sa, nếu Việt Nam chỉ chú trọng vào việc đấu tranh chủ quyền thì có thể là "vô vọng" vì vô hình trung làm cho người ta nghĩ đây chỉ là việc song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc "trứng chọi đá".

Nhưng vấn đề Trung Quốc đ.ánh chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, g.iết 74 thuỷ thủ của Nhà nước Việt Nam Cộng Hoà, rồi từ đó tiếp tục bành trướng gây mất an ninh cho toàn khu vực thì vấn đề không phải chỉ song phương mà là đa phương.

An ninh trên biển của phần lớn các nước trên thế giới có lưu thông hàng hải qua khu vực Biển Đông cũng bị Trung Quốc đe doạ qua nhiều hình thức. Khoảng 90% mậu dịch quốc tế là trên biển, và khoảng 60% tổng số mậu dịch nầy là qua Biển Đông.

Do đó, Việt Nam nên thường phải nhắc nhở thế giới về lợi ích và trách nhiệm chung bằng cách chứng minh cho thế giới biết vấn đề đấu tranh với Trung Quốc về Hoàng Sa không phải chỉ vì "tranh chấp chủ quyền" trên các hòn đảo. Ngoài vấn đề an ninh còn có vấn đề luật quốc tế, trong đó có các điều khoản của hiến pháp Liên Hiệp Quốc về việc dùng vũ lực thôn tính lãnh thổ, hay lãnh hải, của nước khác, và đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Do đó, Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, và Việt Nam bị "đường 9 đoạn" cùng những hành động ngang trái khác của Trung Quốc đe doạ và gây thiệt hại lớn nhất. Vì vậy, tiếng nói của Việt Nam có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn hiện tại. Tương lai gần hay xa sẽ ra sao là tuỳ hành động hiện nay có cương quyết và hiệu quả hay không.

Chuyến đi Quảng Ngãi năm ngoái dự Hội thảo về Hoàng Sa do đại học Phạm Văn Đồng tổ chức có giúp ích gì cho ông trong hội thảo vừa rồi? Theo ông, Việt Nam có nên tiếp tục những hội thảo về Hoàng Sa như vậy, nhất là về vấn đề chứng cớ lịch sử để cung cấp thêm thông tin cho các học giả quốc tế?

Tôi đã đi Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn nhiều lần trong những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước với vai trò một người làm bản đồ.

Tôi cũng đã nghiên cứu lịch sử vùng nầy và đã tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến trong những năm qua. Cho nên, đối với riêng tôi, việc ích lợi nhất là được về thăm và làm quen với một số đồng nghiệp ở Quảng Ngãi.

Đối với một số học giả quốc tế mà tôi có trao đổi thì phần đông cũng cho vấn đề gặp gỡ là quan trọng, còn vấn đề chứng cớ lịch sử được cung cấp thì có một số thông tin lý thú cho một vài người vì nó cho họ biết về một số quan điểm của phía Việt Nam.

Nhưng, như Tiến sĩ Vũ Quang Việt lưu ý tại hội thảo vừa qua ở Harvard, vấn đề lịch sử chủ quyền phải được cung cấp và phân tích trên khía cạnh luật quốc tế mới có ích.

Xin cám ơn Giáo sư.

Huỳnh Phan (thực hiện)

Theo_VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh bất ngờ xuất hiện mưa đá, đường kính đến 1,5 cm
05:11:49 15/06/2024
Quảng Trị xác minh 16 trường hợp đăng tải sai sự thật về việc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ
21:47:27 15/06/2024
Hà Nội: Cháy nhà dân trong ngõ Trại Cá lúc giữa đêm, đồ đạc bị thiêu rụi
15:50:36 14/06/2024
Cứu hộ kịp thời 3 n.ữ s.inh viên đi lạc trong núi Hòn Vượn
21:19:10 14/06/2024
Thông tin bất ngờ về 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau' xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản
15:08:25 15/06/2024
Ô nhiễm nghiêm trọng từ con suối chảy bao quanh huyện Phú Riềng
05:00:02 15/06/2024
Thủy điện ở Hòa Bình xả nước bất ngờ, nhiều du khách bị cuốn trôi
08:45:02 15/06/2024
Biết có camera nhưng vẫn móc trộm vàng trong tiệm gội đầu
21:40:25 15/06/2024

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Nhã Phương: Sinh con gái xong, bắt Trường Giang ký cam kết đặc biệt
20:23:04 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024
Một MC nổi tiếng đi xe ôm, cởi khẩu trang tài xế mới biết: "Tôi không cố tình làm điều này"
18:02:48 15/06/2024

Tin mới nhất

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Xe tải làm sập cầu ở Đồng Tháp

00:08:33 16/06/2024
Theo đó, sáng cùng ngày xe tải do tài xế Nguyễn An Thới (37 t.uổi, quê An Giang) cầm lái chạy hướng đường Nguyễn Thái Học, phường 4 sang phường 6, TP Cao Lãnh. Khi xe đi đến giữa cầu Cái Tôm Trong thì làm sập cầu. Xe bị kẹt lại giữa cầu.

Mưa đá bất ngờ xuất hiện ở TP Cần Thơ

23:53:17 15/06/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ nhận định, chiều tối và đêm 15/6, Kiên Giang và TP Cần Thơ (chủ yếu tại quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh) tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác. Lượng mưa dự báo dao động đ...

Thiếu nợ, thuê xe cẩu trộm hơn 2 tấn sắt xây nhà xưởng

22:55:58 15/06/2024
Chiều 15/6, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Dương (SN 1985, ngụ huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.

Cảnh báo thủ đoạn dùng công nghệ AI để dẫn dụ "chat nhạy cảm" rồi tống t.iền

16:21:19 15/06/2024
Hiện nay, người dùng cần cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để l.ừa đ.ảo. Công an TP Hà Nội và TP.HCM cũng vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ chat nhạy cảm để cưỡng đoạt tài sản trên mạng xã hội.

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe: Triệt để thì hết chống chế!

11:26:23 15/06/2024
Trong chuyến đi công tác tại Trại giam Phú Sơn 4 ở Thái Nguyên, tôi ám ảnh mãi ánh mắt của phạm nhân N.T.H - một người từng gây tai nạn cho chính đứa con trai ruột của mình.

Hà Nội: Xe taxi tự bốc cháy giữa đường

05:09:17 15/06/2024
Khoảng 15 giờ 10 phút ngày 13/6, một xe taxi bỗng nhiên bốc cháy dữ dội khi đang lưu thông qua ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội).

Mưa dông, lốc xoáy trên biển Đông và nhiều khu vực trong đất liền

05:06:49 15/06/2024
Các chuyên gia cảnh báo người dân ở các khu vực trên đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Phát hiện quả bom 340 kg khi san gạt nền nhà

04:56:02 15/06/2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Yên đã tiến hành lập biên bản hiện trường và biên bản bàn giao hiện trạng quả bom cho Ban Chỉ huy Quân sự xã Lang Thíp.

Thiếu nữ ở Cà Mau mất tích bí ẩn

16:04:19 13/06/2024
Cơ quan chức năng địa phương và gia đình đang tích cực tìm kiếm thiếu nữ ở Cà Mau mất tích bí ẩn sau gần 20 ngày rời khỏi nhà.

Người bố bước xuống xe ô tô hốt hoảng nói với CSGT 'cứu con tôi...'

14:35:06 13/06/2024
Sau khi người bố nói với CSGT, các cán bộ, chiến sĩ đã kịp thời đưa người con đến bệnh viện kịp thời cấp cứu, cứu sống.

Đề xuất mới về hệ thống cảnh báo ngăn bỏ quên trẻ trên xe chở học sinh

11:51:08 13/06/2024
Theo ban soạn thảo, việc đề xuất cụ thể một số hệ thống cảnh báo có thể sử dụng cho xe đưa đón học sinh nhằm tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất, nhập khẩu xe thuận lợi trong lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Loài động vật tái xuất sau hơn 60 năm mất tích khiến chuyên gia khóc vì quá mừng

Lạ vui

23:54:43 15/06/2024
Nhà sinh vật học James Kempton và đồng nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn như sống trong rừng lâu ngày, động đất và bệnh sốt rét và ông đã phát khóc vì quá phấn khích khi thu được hình ảnh của loài động vật này.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Cường quốc và vũ khí laser

Thế giới

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!

'Inside Out 2' khuấy đảo phòng vé với 13 triệu USD chiếu sớm

Phim âu mỹ

23:07:42 15/06/2024
Bộ phim hoạt hình mới nhất của Pixar là Inside Out 2 (do Kelsey Mann chỉ đạo) gây bất ngờ khi có doanh thu mở màn cao hơn bất kỳ phim nào khác năm nay.

Ngô Cẩn Ngôn được khen trong phim 'Mặc vũ vân gian'

Hậu trường phim

23:01:05 15/06/2024
Sau nhiều năm trời sự nghiệp diễn xuất tụt dốc, Ngô Cẩn Ngôn trở lại ấn tượng với phim cổ trang Mặc vũ vân gian .