Vì sao răng ê buốt?
Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Tuy không đến mức đau đớn nhưng ê buốt răng thực sự gây khó chịu và cản trở bạn thưởng thức nhiều món ăn yêu thích.
Vậy có cách nào điều trị chứng ê buốt khó chịu này?
Sử dụng quá nhiều nước súc miệng
Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát? Nếu thường xuyên súc miệng bằng nước chuyên dụng hằng ngày, bạn có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng. Đó là vì nước súc miệng có chứa axit và nó sẽ làm cho tình trạng ê buốt răng xuất hiện.
Giải pháp: Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp florua trung tính.
Ăn nhiều thực phẩm axit
Hạn chế cà chua, quả họ cam quýt, nước quả và các thực phẩm axit ngon bổ khác? Tình trạng ê buốt răng có thể buộc bạn phải như vậy.
Ham thích quá nhiều thực phẩm và đồ uống giàu axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).
Nếu không thể hạn chế những món ăn ưa thích này thì hãy ăn một miếng phô mai hay ly sữa sau khi ăn các thực phẩm giàu axit.
Chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng
Ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ hơn nhưng đối với 1 số người, chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng có chất làm trắng peroxide có thể gây ra cảm giác ê buốt răng.
Video đang HOT
Sự nhạy cảm của răng thường là nhất thời và cách chấm dứt hiện tượng này là ngừng dùng sản phẩm làm trắng răng.
Vậy sự lựa chọn nào là tốt nhất với bạn? Hãy trao đổi với nha sĩ.
Tụt lợi
Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng. Chân răng được bảo vệ bởi các mô lợi. Nhưng nếu bị bệnh nha chu, lợi bị tụt, chân răng lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.
Bệnh viêm lợi cần được điều trị bởi nha sĩ.
Chải răng quá kỹ
Bạn nghĩ rằng chải răng thật kỹ sẽ tốt hơn? Hãy nghĩ lại. Chải răng quá nhiệt tình (hoặc dùng bàn chải cứng) có thể làm tổn thương gốc răng do lợi bị tổn thương.
Nó cũng làm cho men răng bị mòn đi, lộ ra lớp ngà răng. Các lỗ li ti ở ngà răng là những ống siêu nhỏ cho phép các thực phẩm nóng, lạnh và ngọt có thể lọt vào tủy răng.
Làm đẹp cho răng
Thật không công bằng nhưng đôi khi giữ cho hàm răng trắng ngọc bằng cách chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng lại có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm. Lấy cao răng, trang trí răng… đều có thể khiến răng trở nên nhạy cảm.
Nếu cảm thấy băn khoăn về vấn đề này, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp răng.
Vỡ răng
Ăn đá, kẹo cứng hay cắn ngập răng đều có thể làm mẻ, lung lay thậm chí gãy răng. Một khi chiếc răng đã bị vỡ thì lớp tủy nằm sâu trong răng sẽ rất dễ bị kích thích. Răng bị mẻ cũng dễ nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm đau.
Nghiến răng
Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng nó cũng không thể chống chọi với hành động nghiến răng. Do quá trình này kéo dài nên men răng sẽ bị bào mòn dần dần.
Dùng miếng bảo vệ răng, thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể giúp hạn chế tật nghiến răng.
Sâu răng
Sâu răng sẽ khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu.
Vệ sinh răng miệng đúng cách, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh và đi khám nha sĩ thường xuyên là cách tốt nhất để giữ cho răng luôn ở trạng thái tốt nhất.
Theo Dân trí
Nước súc miệng - Không dùng tùy tiện
Trong lĩnh vực nha khoa, người ta đã chế ra nhiều loại nước súc miệng với những mục đích khác nhau...
Như nước súc miệng làm mất mùi hôi của răng miệng bằng cách loại bỏ vi khuẩn và những mảng bám ở nướu răng, nước súc miệng có chứa thành phần làm trắng răng nhưng không có tác dụng ngừa sâu răng, nước súc miệng ngăn ngừa sâu răng hoặc trị liệu những bệnh về răng...
Thành phần và tác dụng của các chất có trong nước súc miệng:
- Chất kháng vi sinh vật: Cetylpyridinium chloride, chlorhexidine và các hợp chất phenolic là những chất có tác dụng làm giảm các vi khuẩn có trong khoang miệng.
- Các chất ôxy hóa và khử mùi: sodium bicarbonate, chlorine dioxide có tác dụng che giấu và khử mùi hôi ở miệng.
- Chất cung cấp ôxy: hydrogen peroxide giúp tiêu diệt những vi khuẩn kỵ khí bằng cách cung cấp ôxy để tiêu diệt chúng.
- Chất fluoride có tác dụng làm chắc răng và ngừa sâu răng.
- Chất làm giảm đau chứa những chất giảm đau khi răng bị đau, tê...
- Chất đệm (tức là dung dịch đệm) để giảm đau ở những mô mềm, làm giảm độ acid có trong miệng và hòa tan những lớp màng mỏng bám vào niêm mạc miệng.
Không nên dùng nước súc miệng quá nhiều.
Tuy nhiên, các sản phẩm nước súc miệng cũng đồng thời còn chứa một hàm lượng lớn chất cồn (ethanol) với tỷ lệ biến đổi từ 6 - 27%. Vì vậy nếu súc miệng lâu dài, nước súc miệng này có thể gây cảm giác nóng rát ở má trong, nướu, lưỡi, tăng nguy cơ nhiễm nấm, sâu răng, các bệnh về nướu, hơi thở hôi, chứng khó nuốt... Chất cồn còn gây tình trạng khô miệng khiến tăng thêm nguy cơ bị sâu răng; đặc biệt nồng độ chất cồn cao có trong nước súc miệng còn liên quan đến ung thư miệng. Chính vì thế mà Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ không khuyến khích sử dụng nước súc miệng đơn thuần mà việc vệ sinh răng miệng cần kết hợp chải răng và dùng chỉ nha khoa.
Nước súc miệng cũng không sử dụng cho trẻ em vì trẻ có thể nuốt vào bụng, nếu lượng lớn có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Mặt khác, các chuyên gia nha khoa cũng cho rằng tính hiệu quả của nước súc miệng còn tùy thuộc vào cách sử dụng chúng; vì khi dùng không đúng cách thì không có tác dụng, chẳng hạn nước súc miệng chứa fluoride nhằm ngăn ngừa sâu răng mà lại sử dụng với mục đích loại bỏ những mảng bám ở răng sẽ không có kết quả.
Khi sử dụng nước súc miệng cũng có thể có những tác dụng phụ như ố răng, hư những mảng trám răng, rối loạn vị giác, nha chu, kích ứng miệng lưỡi... Vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng nước súc miệng, điều cốt yếu là chải răng đều đặn và đúng cách, thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc và bảo vệ răng an toàn.
Theo Bs. Hoàng Tuấn Long
SKDS
Gội đầu với dấm sẽ trị chấy rận hiệu quả Bị chấy rận là một hiện tượng phổ biến ở trẻ mẫu giáo hoặc tiểu học. Nó thường gây khó chịu cho các em nhỏ và gây lúng túng cho phụ huynh trong việc điều trị dứt điểm cho bé. 1. Gội đầu với dấm không chỉ giết chấy rận mà còn giết chết được các trứng chấy. 2. Để diệt chấy rận...