Vì sao người dân Timor Leste bất ngờ muốn tái gia nhập Indonesia?
Vì sao sau 21 năm thoát khỏi sự chiếm đóng của Indonesia, người dân Timor Leste bất ngờ muốn quay trở lại sáp nhập với nước này?
Theo Ngân hàng thế giới, một trong những lí do khiến người dân Timor Leste muốn quay trở lại với Indonesia đó là thay vì thịnh vượng, Timor Leste lại trở thành quốc gia nghèo nhất thế giới sau 2 thập kỷ tách khỏi Indonesia.
Bản đồ Timor Leste. Nguồn: Tribunnews
Timor Leste, tiền thân là Đông Timor sát nhập Cộng hòa Indonesia vào năm 1976. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, Timor Leste bị Indonesia coi như một nước thuộc địa. Thông qua cuộc trưng cầu dân ý do Australia và Bồ Đào Nha dẫn đầu, ngày 30/8/1999, Timor Leste chính thức tách khỏi Indonesia. Trên khắp đất nước Công giáo nhỏ bé, mọi người mặc trang phục đẹp nhất của họ và tự hào vẫy cờ Tổ quốc, cùng với những huy chương được trao cho những người đã giúp chấm dứt 24 năm chiếm đóng của Indonesia.
Tuy nhiên, các lực lượng quân sự phản đối việc Đông Timor độc lập đã bắt đầu một chiến dịch báo thù sâu rộng. Gần 1.500 người thiệt mạng và nửa triệu người buộc phải chạy trốn trước khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đổ bộ khôi phục trật tự. Hơn 80% cơ sở hạ tầng bị hư hại, trường học và gần 100% hệ thống mạng lưới điện đã bị phá hủy vào thời điểm đó. Sau một thời gian dưới sự quản lý trực tiếp của Liên Hợp Quốc, Timor Leste thực sự trở thành quốc gia độc lập vào ngày 20/5/2002.
Nhưng cũng phải nói thêm là mặc dù trải qua ách đô hộ hơn bốn thế kỉ của các thế lực ngoại bang khác nhau như Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Indonesia, nhưng chỉ có Indonesia đầu tư thực sự vào tầng cơ sở, hành chính và giáo dục của Timor Leste.
Video đang HOT
Mặc dù đã phải đánh đổi rất nhiều thứ và phải trả giá đắt cho nền độc lập, song trớ trêu thay, ngày nay, những người dân 21 năm trước còn vui mừng khi thoát khỏi ách đô hộ của Indonesia, lại muốn quay trở lại sáp nhập nếu có cơ hội thứ hai.
Sau lễ kỉ niệm 21 năm thoát khỏi Indonesia (1/9/1999-1/9/2020), trên mạng Twitter thịnh hành hashtag #TimorLeste để thể hiện mong muốn của những người dân được quay trở lại với Indonesia.
Timor Leste là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
Sau hơn 20 năm độc lập, Timor Leste vẫn không thoát khỏi sự nghèo nàn là lí do chính khiến người dân quốc gia này muốn quay trở lại với Indonesia. Thống kê của Ngân hàng thế giới năm 2020 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Timor Leste chậm nhất so với các nước Đông Nam Á khác.
Timor Leste là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nguồn: pikiran rakyat
Nhìn chung, người dân ở đây hạnh phúc hơn rất nhiều so với cách đây 5, 10, 15 năm. Nhưng so với các nước có lịch sử tương tự gần đây, chẳng hạn như Campuchia thì Timor Leste không có nhiều tiến bộ về kinh tế. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi Timor Leste là quốc gia gần như bị cô lập.
Trong khi đó, Campuchia có vị trí chiến lược thu hút chi tiêu lớn của Trung Quốc, có chung đường biên giới với các nền kinh tế tương đối phát triển như Thái Lan và Việt Nam, có tư cách thành viên ASEAN và thương mại tự do trong toàn khu vực. Timor Leste không có tất cả những điều này khiến cho sự phụ thuộc của nước này vào Indonesia tăng lên.
Dựa trên báo cáo của Chương trình Phát triển Quốc gia Thống nhất (UNDP), Timor Leste xếp ở vị trí 152/162 quốc gia nghèo nhất trên thế giới. GDP bình quân đầu người của Timor Leste ước tính đạt 2.356 USD vào tháng 12/2019, vẫn thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của Indonesia vào năm 2019 là 4.174,9 USD. Một số lĩnh vực của nền kinh tế Timor Leste vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Australia và Indonesia, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu.
Không chỉ vậy, nền kinh tế nước này chỉ phụ thuộc vào chi tiêu của chính phủ. Trong khi đó, nguồn vốn đầu vào của Timor Leste chủ yếu dựa vào thu nhập từ các sản phẩm dầu mỏ. Báo cáo Kinh tế Timor Leste do Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 4/2020 cho thấy, nền kinh tế của Timor Leste sẽ xấu đi vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 và các điều kiện chính trị bất ổn.
Chính phủ Timor Leste đã giải ngân 250 triệu USD từ Quỹ Dầu khí, trong đó 60% được sử dụng để xử lý Covid-19. Đại dịch Covid-19 đã làm xấu đi nền kinh tế của Timor Leste, góp phần khiến lượng du khách nước ngoài đến thăm nước này giảm, thương mại xuất nhập khẩu chậm lại và chính phủ phải chi lớn để kiềm chế đại dịch. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng đầu tư tư nhân ở Timor Leste vẫn chậm chạp từ năm này qua năm khác sau khi độc lập, điều này liên quan đến sự ổn định chính trị và kinh tế ở đất nước vốn vẫn còn nhiều biến động./.
Australia tái cơ cấu vốn viện trợ để hỗ trợ các nước đối phó Covid-19
Hôm nay (29/5), Bộ Ngoại giao Australia vừa công bố kế hoạch Đối tác phục hồi nhằm hỗ trợ các nước đối phó với dịch Covid-19.
Kế hoạch này được là sẽ đặt nền tảng cho chương trình viện trợ phát triển của Australia trong hai năm tới. Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 29/5, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne và Bộ trưởng Phát triển quốc tế, Thái Bình Dương Alex Hawke cho biết, dịch Covid-19 đang đặt các quốc gia đối mặt với nhiều thách thức.
Dịch Covid-19 khiến Australia tái cơ cấu vốn viện trợ phát triển để hỗ trợ các nước đối phó với tình hình mới. Nguồn: ABC News.
Thông qua kế hoạch Đối tác phục hồi, Australia mở ra một lĩnh vực hợp tác mới nhằm hỗ trợ các đối tác ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á đảm bảo an ninh y tế, phục hồi kinh tế và đảm bảo sự ổn định trong khu vực giai đoạn dịch Covid-19.
Để đạt được mục tiêu này, Australia sẽ tái cơ cấu nguồn vốn viện trợ phát triển, cắt giảm tiền dành cho các chương trình đòi hỏi phải có sự gặp mặt trực tiếp như các chương trình học bổng, thể thao, tình nguyện viên không thực hiện được do các nước không cho công dân ra nước ngoài để dành tiền cho lĩnh vực hợp tác mới.
Cụ thể, Australia sẽ sử dụng 280 triệu AUD từ nguồn vốn tái cơ cấu để hỗ trợ các nước Thái Bình Dương, Timor Leste và các đối tác khác tại Đông Nam Á giải quyết các thách thức về y tế, nhân đạo xuất hiện trong lúc phải đối phó với dịch Covid-19.
Papua New Guinea là được cho là quốc gia nhận được nhiều viện trợ nhất trong chương trình nhằm giúp quốc đảo này đối mặt với những vấn đề y tế, kinh tế, xã hội nảy sinh do đại dịch Covid-19. Ngoài Papua New Guinea, các quốc đảo Thái Bình Dương, Timor Leste và Indonesia được cho là những quốc gia sẽ được Australia ưu tiên đưa vào chương trình này.
Theo kế hoạch của Bộ Ngoại giao Australia, trong năm tài chính 2019-2020, nước này dự kiến chi 4 tỷ AUD cho nguồn vốn viện trợ phát triển. Trong đó, Việt Nam dự kiến nhận được 78,2 triệu AUD trong khuôn khổ chương trình này.
Timor Leste chữa khỏi toàn bộ các ca mắc Covid-19 Với những nỗ lực ngay từ ban đầu, tính đến thời điểm hiện tại, Timor Leste không còn ca mắc Covid-19 nào tại quốc gia này. Trung tâm quản lý khủng hoảng tích hợp Sergio Lobo của Timor Leste mới đây thông báo, cả 24 ca mắc Covid-19 của nước này đều đã được chữa khỏi. Với sự hỗ trợ toàn diện của...