Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim?
Các chuyên gia cho biết di truyền đóng vai trò quan trọng, và các bác sĩ tim mạch khuyến cáo 30 – 40 tuổi nên được đánh giá sức khỏe tim mạch từ 3 – 4 năm một lần.
Cứ 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim hiện nay thì có 1 người dưới 40 tuổi – là người có tiền sử gia đình mắc các vấn đề tim mạch.
Các chuyên gia cho biết các cơn đau tim có thể xảy ra với bất kỳ ai, và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch có nguy cơ càng cao. Nếu người trẻ có người thân cùng huyết thống như cha hoặc anh trai – có tiền sử bị các cơn đau tim và đột quỵ, có nghĩa là họ có nguy cơ di truyền bệnh về tim mạch. Vì vậy, cứ nghĩ rằng người trẻ thì không bị đột quỵ sẽ khiến bạn dễ gặp nguy hiểm hơn.
Cứ 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim hiện nay thì có 1 người dưới 40 tuổi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Gien PON1 và bệnh tim
Gien PON1 có liên quan đến quá trình chuyển hóa cholesterol. Những người có gien này có nhiều nguy cơ bị mức cholesterol xấu LDL cao, dẫn đến bệnh tim, theo chuyên trang Eatthis.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể giảm mức cholesterol xấu LDL bằng cách thường xuyên ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra, lối sống ít vận động, thừa cân, ăn uống kém lành mạnh, căng thẳng và lo lắng khiến cho người trẻ càng dễ bị dột quỵ hơn. Các bác sĩ tim mạch khuyên người từ 30 – 40 tuổi nên đi đánh giá sức khỏe tim mạch từ 3 – 4 năm một lần.
Video đang HOT
Tập luyện thể dục cực độ có thể dẫn đến tổn thương tim và rối loạn nhịp tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Làm sao để ngăn ngừa cơn đau tim ở người trẻ?
Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp thanh niên kiểm soát các vấn đề tim mạch, bao gồm:
Đừng hút thuốc. Nicotine làm thu hẹp các mạch máu và gây thêm căng thẳng cho tim.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Người trẻ thừa cân thường có huyết áp cao hơn những người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân chính là do béo phì ở tuổi vị thành niên. Tăng cường hoạt động thể chất và giảm lượng muối ăn vào là rất quan trọng để chống lại sự tăng cân, giúp giữ cho sức khỏe tim mạch được kiểm soát.
Tránh tập thể dục quá sức. Tập luyện thể dục cực độ có thể dẫn đến tổn thương tim và rối loạn nhịp tim, theo Cleveland Clinic.
Hơn nữa, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rằng tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ngừng tim đột ngột hoặc đột tử do tim ở những người có bệnh tim tiềm ẩn, theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).
Đừng ngồi quá nhiều. Ngồi nhiều hoặc ít vận động là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim. Những người ít hoạt động thể chất cũng có tỷ lệ các biến cố tim mạch – như đau tim và tử vong cao hơn.
Theo nghiên cứu từ Đại học Nam Carolina (Mỹ), nam giới ngồi đến 23 giờ một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 64% so với người ngồi ít hơn 11 giờ.
Không hoạt động cũng làm tăng các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), người ít vận động có nguy cơ cao huyết áp cao hơn 35% so với người hoạt động thể chất, theo Cleveland Clinic.
5 triệu chứng có thể xuất hiện vài tháng trước cơn đau tim
Bạn cần lưu ý những triệu chứng có thể xuất hiện vài tháng trước cơn đau tim xảy ra. Các triệu chứng của cơn đau tim, chẳng hạn như đau ngực, có thể tấn công đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên, có nhiều triệu chứng "không điển hình" xuất hiện vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn trước sự cố có khả năng gây tử vong.
Đau tim là trường hợp cần cấp cứu khi lưu lượng máu đến một phần cơ tim bị chặn lại. Dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất là một cơn đau thắt ngực, lan dần tới vai trái, tay trái. Theo thống kê, khoảng 12% người lên cơn đau tim không qua khỏi.
(Ảnh minh họa: Praram9)
"Đối với một số người, các triệu chứng có thể xảy ra vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn trước khi cơn đau tim xảy ra", Zijian Xu, bác sĩ tim mạch của mạng lưới Sutter Health, thông tin.
Theo bác sĩ Xu, phần lớn bệnh nhân gặp phải các triệu chứng khá điển hình như đau ngực lan tỏa sang các vùng khác, khó chịu, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh và khó thở.
Bên cạnh đó, vẫn có những bệnh nhân - chủ yếu là phụ nữ - gặp phải một loạt các triệu chứng "không điển hình". Đó là cảm giác mệt mỏi, khó chịu, đau lưng, đau bụng, suy giảm sức chịu đựng.
Quỹ Tim mạch Anh (BHF) cho biết: "Điều quan trọng là bạn phải được chăm sóc y tế ngay lập tức bởi cơn đau tim là trường hợp khẩn cấp".
Theo Express, người bệnh nên gọi cấp cứu ngay khi có các triệu chứng cấp tính. Trong khi chờ xe cứu thương, hãy ngồi xuống, cố giữ bình tĩnh.
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có xu hướng không nhanh chóng nhận ra các triệu chứng là dấu hiệu của cơn đau tim.
Ở Anh, trung bình mỗi giờ có 3 phụ nữ chết vì bệnh tim mạch, nhiều người trong số họ bị nhồi máu cơ tim.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh và có những cách đơn giản để bạn có thể ngăn chặn cơn đau tim, chẳng hạn như áp dụng lối sống lành mạnh.
Theo đó, mọi người nên thường xuyên vận động - đặt mục tiêu ít nhất 150 phút (2,5 tiếng) tập thể dục cường độ trung bình trong một tuần hoặc 75 phút cường độ mạnh.
Tập thể dục đều đặn không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho tim mà còn thúc đẩy quá trình giảm cân - yếu tố ngăn ngừa đau tim.
Cải thiện chế độ ăn uống của bạn cũng sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích: "Chế độ ăn uống không lành mạnh chứa nhiều chất béo sẽ làm cho tình trạng xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ và tăng nguy cơ đau tim". Lý do là thực phẩm béo chứa một loại cholesterol không tốt cho sức khỏe.
Thay vào đó, bạn nên áp dụng chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải. Bạn sẽ ăn nhiều trái cây, rau, cá và ít thịt hơn.
Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim ngay sau khi xuống máy bay Khi đang trên chuyến bay từ Hà Nội về TP.HCM, ông N.M.T (60 tuổi, ngụ TP.HCM) cảm thấy đau nặng ngực từng cơn ở vị trí sau xương ức, cơn đau lan dần lên cằm kèm biểu hiện vã mồ hôi. Ông được người nhà đi cùng cho uống 1 gói thuốc P - phosphalugel (điều trị viêm loét, trào ngược dạ dày...