Vì sao muối hồng Himalaya lại có giá đắt đỏ gấp 20 lần muối thường?
Có màu hồng hấp dẫn và chứa khoáng chất chỉ cao hơn muối thường một chút, nhưng giá của muối hồng Himalaya lại đắt đỏ hơn gấp 20 lần
Vì sao muối hồng Himalaya lại có giá đắt đỏ gấp 20 lần muối thường?
Muối đá hồng Himalaya được khai thác tại các khu mỏ ở Pakistan. Chúng vốn là loại muối được kết tinh dưới đáy biển từ 200 triệu đến 500 triệu năm trước.
Một trong những mỏ muối hồng nổi tiếng nhất phải kể tới Khewra thuộc vùng Punjab, Pakistan. Đây cũng là mỏ muối lớn thứ hai trên thế giới, được quân đoàn của Alexander Đại đế phát hiện ra khoảng năm 320 Trước công nguyên. Ngày nay, nơi này thu hút tới gần 300.000 lượt khách tham quan mỗi năm.
Cận cảnh những phiến muối hồng được chia nhỏ
Theo chia sẻ của Business Insider, 100 gram muối hồng có thể đắt gấp 20 lần so với muối ăn bình thường dù chỉ chứa khoáng chất cao hơn một chút.
Lý giải tại sao chúng lại đắt đỏ đến thế, người ta tin rằng loại muối này có thể chữa bách bệnh, từ giảm béo, giúp ngăn quán trình lão hóa, điều hòa giấc ngủ cho tới thậm chí tăng ham muốn tình dục cải thiện đời sống vợ chồng.
Các mỏ muối hồng tập trung nhiều ở Pakistan thuộc chân dãy Himalaya
Để tìm hiểu sự khác biệt của muối Himalaya, chúng ta cần tìm hiểu quy trình khai thác các loại muối.
Đầu tiên nói về muối thông thường, người ta sẽ khoan sâu xuống thềm biển, đẩy nước lên đê lấy muối tinh. Do phải tinh chế nên các loại muối mất hết khoáng chất như magie hay kali. Muối biển sẽ kết tinh bằng cách dùng mặt trời hay lò đốt làm bay hơi nước biển. Khác với muối tinh, nó giữ lại toàn bộ khoáng chất mà không qua xử lý hóa học.
Trong khi đó, các mỏ muối hồng thường nằm ở độ sâu hàng trăm mét dưới lòng đất. Muốn tiếp cận chúng, người ta phải đào các mỏ có độ sâu tương đương. Hiện phần lớn mỏ muối đá hồng tập trung ở Pakistan thuộc chân dãy Himalaya.
Tại mỏ khai thác, công nhân sẽ dùng máy khoan cỡ lớn, xuyên qua đá muối, phá vỡ kết cấu để chia chúng thành những khối nhỏ hơn rồi vận chuyển lên mặt đất.
Loại muối này có giá cao hơn muối thường tới 20 lần
Mỏ Khewra ở vùng Punjab sản xuất hơn 35.000 tấn muối mỗi năm. Muối Himalaya nguyên chất có giá 10 USD/kg nhưng các thành phần của nó đắt hơn nhiều. Chúng chứa tới 84 khoáng chất và nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, bao gồm kali, magie, stronti, molypden… Cũng nhờ đó, chúng có màu hồng đặc trưng.
Tuy vậy, khoáng chất chỉ chiếm khoảng 2 % nhưng nó vẫn được giới thiệu là loại muối cao cấp. Tới năm 2020, mức tiêu thụ của loại muối này được dự báo lên tới 14,1 tỉ USD. Và dù thực tế của công dụng đến đâu, nhưng hiện tại loại muối này vẫn đang được người tiêu dùng khắp thế giới ưa chuộng.
Su-30MKI bay hơn 4000km bắn BrahMos hạ mục tiêu
Chuyên gia Andrey Koshkin đã đưa ra nhận định khi Su-30MKI Ấn Độ bay hơn 4000km dùng BrahMos tấn công thành công mục tiêu.
Theo India TV, hôm 30/10, Không quân Ấn Độ đã thực hiện thành công vụ phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ tiêm kích Su-30MKI.
"Máy bay Su-30MKI cất cánh từ căn cứ không quân Halwara ở Punjab lúc 9h và bắn trúng mục tiêu lúc 13h30 sau khi tiếp nhiên liệu trên không. Đây là vụ thử tên lửa thành công thứ hai của BrahMos", Không quân Ấn Độ cho biết.
Khoảnh khắc BrahMos rời khỏi Su-30.
Nguồn tin này cho biết thêm, chiếc máy bay đã bay được hơn 4 nghìn km và sau khi tiếp nhiên liệu trên không, sau đó đã tấn công chính xác mục tiêu giả định là chiếc tàu mục tiêu trên ở Vịnh Bengal.
Nhận xét về kết quả thử ngiệm, ông Andrey Koshkin, trưởng khoa chính trị và xã hội học tại Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov, đã nói đến triển vọng hợp tác quân sự Nga - Ấn Độ.
"Các mối tương tác giữa Liên bang Nga và Ấn Độ, như đã đã diễn ra trong lịch sử, rất ấm áp và cùng có lợi. Ấn Độ đánh giá cao tính trách nhiệm và tất nhiên là chất lượng vũ khí Nga. Chúng ta cung cấp vũ khí chất lượng cao ra thị trường.
Do đó đối tác Ấn Độ vui mừng trước việc hợp tác về kỹ thuật quân sự và tổ chức liên doanh sản xuất. Tên lửa vừa được thử nghiệm, thể hiện chính xác những thành công chung trong một khu vực rất nhạy cảm, và điều này ở một mức độ nào đó làm Mỹ lo ngại.
Mỹ muốn chuyển dần sự hợp tác từ Pakistan sang Ấn Độ để cân bằng "mối đe dọa của Trung Quốc đối với toàn thế giới, và đặc biệt là Mỹ, như họ tin vậy. Nhưng chúng ta thấy mong muốn của đối tác Ấn Độ cùng với Nga tạo ra vũ khí mới, những vũ khí khiến đối phương không thể chống đỡ
Tất cả điều này đặc trưng cho triển vọng hợp tác của hai nước", Andrey Koshkin nói.
Cùng với đó, tờ The Aviationist cũng cho rằng, Không quân Ấn Độ có kế hoạch trang bị BrahMos-A cho 50 chiếc Su-30MKI ưu tiên triển khai trên tuyến biên giới sau khi hoàn thành tất cả những cuộc thử nghiệm cần thiết.
Theo nguồn tin này, nguyên mẫu BrahMos vừa tham gia thử nghiệm thuộc biến thể BrahMoa-A có tầm bắn tới 300km và có thể hoạt động tốt ở độ cao từ 500 tới 14.000m.
"Không quân Ấn Độ đã ký hợp đồng trang bị phiên bản A của BrahMos trên khoảng 50 tiêm kích đa năng Su-30MKI. Số chiến đấu cơ này sẽ được ưu tiên triển khai trên tuyến biên giới", Aviationist viết.
So với biến thể trên hạm và trên bộ, BraMos-A được thu gọn lại để phù hợp với giá treo vũ khí dưới thân máy bay Su-30MKI. Biến thể hàng không của BrahMos ngắn hơn 50cm và nhẹ hơn 700kg so với tên lửa BrahMos tiêu chuẩn (dài 8,35m; nặng 2,5 tấn).
Không những vậy, để phù hợp với khả năng hoạt động ở độ cao lớn, hệ thống kích hoạt động cơ phản lực của BraMos-A cũng được sửa đổi để hoạt động ở độ cao lớn.
Phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Oniks (Yankhont) của Nga, BrahMos có thể đạt tốc độ từ Mach 2,8. Khi BrahMos-A chính thức được trang bị, Su-30MKI có thể tung đòn thọc sâu vào lãnh thổ đối phương trước sự bất lực của hệ thống phòng thủ.
Cùng với những phiên bản BrahMos hiện tại, Nga và Ấn Độ đang phát triển BrahMos phiên bản nâng cấp với tốc độ bay có thể đạt Mach 5. Mới đây, Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu tên lửa BrahMos tới các quốc gia có nhu cầu, trong đó khách hàng tiềm năng nhất được nhắc đến thuộc Đông Nam Á.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình BrahMos từ tiêm kích Su-30 India TV các dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Không quân Ấn Độ hôm 30/10 đã thực hiện thành công vụ phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos trên không từ máy bay tiêm kích đa năng Su-30. "Máy bay Su-30 của Không quân Ấn Độ cất cánh từ căn cứ không quân Halwara ở Punjab lúc 9h và bắn...