Vì sao mẹ càng chăm sóc trẻ cẩn thận thì bé càng dễ bị ốm?
Nhiều người mẹ không biết rằng việc chăm sóc con trẻ quá cẩn thận lại là nguyên nhân chính khiến các bé dễ bị ốm vặt.
Nhiều người mẹ quả quyết rằng họ đã chăm sóc con cẩn thận nhất có thể. Nhưng họ không biết rằng đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sức đề kháng của trẻ suy giảm, bé dễ ốm hơn những trẻ khác. Dưới đây là 1 số cách chăm sóc con sai lầm, bố mẹ nên tránh:
Cho trẻ mặc nhiều quần áo, đắp chăn dày
Thời tiết trở lạnh, nhiều phụ huynh cho con mặc nhiều lớp quần áo và đắp chăn dày khi con ngủ. Số lượng quần áo dày khiến trẻ cài nút áo hoặc kéo khoá không đúng cách. Khi có gió lùa vào, bé sẽ bị ốm, cảm lạnh. Vào mùa đông, mặc quần áo quá dày có thể khiến trẻ bị nóng, toát mồ hôi. Mồ hôi túa ra khiến trẻ bị lạnh và ốm. Tương tự như vậy, việc đắp chăn quá dày cũng có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.
Bổ sung dinh dưỡng quá mức
Mẹ nào cũng lo lắng rằng con mình sẽ gầy còi, chiều cao, cân nặng không đạt chuẩn vì vậy họ thường cho con những thực phẩm bổ dưỡng nhất. Những đứa trẻ được ăn uống nhiều quá mức thường bị béo phì và dễ bị ốm hơn các trẻ khác. Trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung dinh dưỡng quá mức khiến trẻ bị béo phì, khả năng miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp khi lớn lên.
Trên thực tế, mỗi em bé lại có những giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Trẻ gầy không có nghĩa là bé bị thiếu các nguyên tố như đạm, khoáng, vitamin. Chỉ cần trẻ ăn uống bình thường, không kén ăn là bé có thể lớn lên khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cần cho bé ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc thô chứ không chỉ tập trung vào những thực phẩm giàu đạm, đường.
Hạn chế trẻ vận động và thường xuyên sử dụng thuốc khử trùng
Nhiều người mẹ thường lau chùi nhà cửa sạch sẽ quá mức và không muốn con ra ngoài vận động vì sợ bẩn quần áo. Tuy nhiên, việc trẻ ít được ra ngoài vận động, sống trong môi trường quá sạch sẽ, ít vi khuẩn, virus khiến hệ miễn dịch của trẻ không được củng cố và tăng cường. Điều này khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút, bé dễ bị ốm hơn các bạn cùng trang lứa.
GS dinh dưỡng: Cắt cơm để giảm cân là quá sai lầm, ăn đúng cách mới giảm cân lành mạnh
Nhiều người sợ béo nên đã cắt giảm tinh bột, bỏ cơm trong chế độ ăn hàng ngày. Theo giáo sư dinh dưỡng, đây là cách ăn uống sai lầm và bạn nên sửa ngay. Đây là gợi ý cách ăn đúng.
Video đang HOT
Tỷ lệ béo phì ở nhiều nước đang tăng lên rất cao, và việc quản lý cân nặng đã được đưa vào chương trình sức khỏe của nhiều người. Tuy nhiên, bạn có thể giảm cân nếu bạn ăn ít cơm không? "Ăn uống đầy đủ là một vấn đề khoa học, cần phải hiểu rất cặn kẽ để áp dụng vào thực tế.
Giáo sư Tưởng Trác Cần đến từ Khoa Dinh dưỡng, Trường Y tế Công cộng, Đại học Trung Sơn (TQ) cho biết, dù là người khỏe mạnh hay người cần giảm cân, việc ăn thực phẩm thuộc nhóm tinh bột là điều không được bỏ qua.
Làm thế nào để ăn tinh bột một cách thông minh và hiệu quả là một vấn đề của khoa học.
A. Giảm cân khoa học: Không thể bỏ qua việc ăn tinh bột
"Không ăn sau bữa trưa", "không ăn cơm cho bữa tối", "ăn ít carbohydrate và nhiều protein"... để giảm cân là một số kế hoạch ăn kiêng đặc biệt đã trở thành trào lưu của "cư dân mạng", nhưng liệu chúng có khoa học?
Giáo sư Cần nói rằng, trong nhóm thực phẩm, có 3 chất dinh dưỡng chính là carbohydrate (tinh bột), chất béo và protein (chất đạm) là nguồn năng lượng của cơ thể, bất kể bạn ăn loại nào, với số lượng quá nhiều sẽ chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể, dẫn đến béo phì.
Tại sao không thể ăn quá ít carbohydrate hoặc không ăn? "Carbohydrate là nguồn năng lượng sạch hơn, tiết kiệm hơn và an toàn hơn."
GS Cần phân tích rằng, cả ba chất dinh dưỡng đều tạo ra năng lượng, nhưng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, chúng tạo ra những "rác" khác nhau: chất chuyển hóa của carbohydrate là nước và khí cacbonic. Nước có thể được bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi, còn khí cacbonic có thể được thải ra ngoài qua đường hô hấp nên chất thải từ tinh bột là tương đối "sạch".
Trong khi đó, quá trình chuyển hóa chất béo sẽ tạo ra các thể xeton, và khả năng phân hủy các thể xeton của cơ thể bị hạn chế. Nó có thể dẫn đến nhiễm toan xeton, đây cũng là một trong những biến chứng mà bệnh nhân tiểu đường thường mắc phải do kiểm soát quá mức carbohydrate.
Trong khi protein cung cấp năng lượng thì các chất chuyển hóa bao gồm urê, creatinine, creatine, amoniac, v.v., ngoài nước và carbon dioxide cần thận đào thải qua nước tiểu ra thì các chất khác sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, do đó, những người có chức năng thận kém không nên áp dụng chế độ ăn nhiều đạm.
Ngoài ra, carbohydrate là chất dinh dưỡng cần thiết cho việc duy trì chức năng bình thường của não. Nếu bạn không ăn carbohydrate, nồng độ đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống, có thể làm suy giảm chức năng tế bào não.
Do đó, bất kể hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ đều khuyến cáo rằng đối với người khỏe mạnh, carbohydrate nên chiếm 50% -65% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, chất béo 20% -30%, và protein 10% -15 %.
Cái gọi là chế độ ăn ketogenic và chế độ ăn ít tinh bột sẽ làm tăng chất béo vượt quá tỷ lệ carbohydrate, xeton trong cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
B. Ăn uống đúng cách: Ăn chất bột đường như thế nào cho hợp lý?
1, Ngũ cốc thô: Trộn tỷ lệ 1/3
Giá trị dinh dưỡng của gạo đánh bóng và mì trắng không cao nên sẽ làm tăng chỉ số đường huyết cao, nhưng, giáo sư Cần nhắc nhở rằng, bạn cũng không nên đi đến một thái cực khác hay ngược lại là ăn ngũ cốc thô thay cho gạo đánh bóng.
GS Cần gợi ý rằng, bạn có thể sử dụng 1/3 ngũ cốc thô và 2/3 ngũ cốc tinh chế trong bữa ăn, sao cho hương vị vừa phải và dinh dưỡng toàn diện.
Nếu không, ăn một lượng lớn ngũ cốc thô sẽ mang lại áp lực cho quá trình tiêu hóa ở đường tiêu hóa, đặc biệt đối với người bị loét dạ dày, viêm dạ dày sẽ dễ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Đa dạng hóa thực phẩm là rất quan trọng. Trong tài liệu "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc" khuyến cáo rằng những người khỏe mạnh trên 2 tuổi nên tiêu thụ hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày và hơn 25 loại thực phẩm mỗi tuần.
"Có nhiều sự lựa chọn về carbohydrate, không chỉ là gạo. Khoai lang, khoai tây và các loại ngũ cốc khác, bí ngô, khoai môn, củ sen và các loại rau củ khác cũng là nguồn cung cấp carbohydrate và có thể được sử dụng làm thực phẩm chính."- GS Cần gợi ý.
2, Trẻ em và người già: Nguồn tinh bột có thể được điều chỉnh
Các nhóm người khác nhau, lượng tiêu thụ của ba chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể có thể được điều chỉnh một chút trên cơ sở khung tỷ lệ tiêu chuẩn.
Cũng giống như lượng carbohydrate của bệnh nhân tiểu đường nên chiếm 45% -60% tổng năng lượng, thấp hơn 5% so với người khỏe mạnh, carbohydrate vẫn chiếm phần lớn trong ba chất dinh dưỡng ăn vào.
"Về mặt lý thuyết, so với tỷ lệ dinh dưỡng cần ăn của người khỏe mạnh, tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ tinh bột càng thấp.
Nói một cách dễ hiểu, đối với trẻ em, việc ăn nhiều rau quả không được nhấn mạnh, chỉ cần 'thích hợp' vì dạ dày của trẻ có dung tích nhỏ hơn so với người lớn nên cần chọn những thực phẩm có mật độ dinh dưỡng cao hơn như sữa, trứng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ ".
Người cao tuổi có thể tăng nhẹ tỷ lệ protein ăn vào. Giáo sư Cần cho biết, người cao tuổi suy giảm khả năng tổng hợp protein, đối mặt với tình trạng teo cơ nên cần chú ý vận động hợp lý và bổ sung protein.
Có thể bổ sung đạm chất lượng cao từ thịt gia cầm trắng và hải sản, đặc biệt một số người cao tuổi bị mỡ máu cao, huyết áp cao thì nên ăn bổ sung cá biển. Món ăn này không chỉ có hàm lượng chất béo thấp mà còn có nhiều axit béo omega-3, có tác dụng bảo vệ mạch máu nhất định.
Nhận dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên là một ưu tiên. Nếu người già răng không tốt, rau nấu quá chín, vitamin C bị phá hủy, trái cây ăn không đủ thì có thể bổ sung thêm vitamin C, nếu uống ít sữa do không dung nạp đường lactose và không thường xuyên ăn các chế phẩm từ đậu nành thì có thể bổ sung một ít canxi.
Nếu sợ béo và cholesterol cao mà ăn ít thịt thì có thể bổ sung một ít bột đạm để bù lại lượng dinh dưỡng thiếu hụt trong bữa ăn.
3, Đối với những người chơi thể thao, tập thể dục để làm đẹp cơ bắp: Có thể tăng lượng đạm phù hợp
Giáo sư Cần cho biết, những người mong muốn tăng cơ thì việc tăng protein để thúc đẩy quá trình tổng hợp cơ là chính xác.
Ví dụ, lượng protein của một người bình thường chiếm 10-15% tổng năng lượng trong một ngày, vận động viên có thể tăng lên 20%. Nhưng cần lưu ý rằng protein không thể quá cao hoặc thậm chí thay thế tinh bột để lấy năng lượng.
Ngoài ra, nếu không tập thể dục đầy đủ, thì không nên áp dụng kế hoạch ăn kiêng của nhóm thể dục để tăng cơ, để không gây gánh nặng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
6 loại thực phẩm giúp kháng viêm, ăn mỗi miếng đều là bảo vệ sức khỏe tim mạch Tình trạng viêm có thể dẫn tới các căn bệnh như ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, viêm khớp. Những loại thực phẩm sau giúp chống viêm còn "tốt hơn cả thuốc". Chế độ ăn uống không tốt có khả năng gây viêm tương đối cao, và liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngược lại cũng có chế độ...