Vì sao mắc Covid-19 đã khỏi ở TP.HCM ra Hà Nội lại dương tính?
Có những bệnh nhân Covid-19 tái dương sau khi đã khỏi bệnh vài tháng, cũng có người kéo dài tình trạng dương tính tới 2, 3 tháng dù các triệu chứng của bệnh đã không còn.
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 22/10, có hai trường hợp bệnh nhân Covid-19 mới đó là trường hợp một bệnh nhân nữ ở Tây Hồ. Các bệnh nhân là người về từ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/10 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Theo chia sẻ của bệnh nhân trên trang cá nhân thì trước đó bà đã mắc Covid-19 tạ TP.HCM, sau đó khỏi bệnh mới ra Hà Nội.
Việc người mắc Covid-19 đã khỏi nhưng ra Hà Nội xét nghiệm vẫn dương tính với Covid-19 dù hiếm song hoàn toàn có thể xảy ra.
Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái – trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết, có nhiều giả thuyết cho các trường hợp này.
Thứ nhất, xét nghiệm có thể có xác xuất âm tính giả, dương tính giả, thời điểm lấy mẫu hay cách lấy mẫu.
Thứ hai, việc xét nghiệm dương tính kéo dài xuất hiện rất nhiều ở bệnh nhân Covid-19. Ban đầu các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong 5 – 10 ngày đầu nhiễm virus sau đó dù họ không còn triệu chứng của bệnh nữa nhưng các kết quả vẫn dương tính. Thậm chí có các nghiên cứu chỉ ra có bệnh nhân Covid-19 dương tính kéo dài tới 2, 3 tháng sau khi nhiễm.
Thứ ba, khả năng tái dương tính. Một người khi mắc Covid-19 được theo dõi cách ly tại bệnh viện có xét nghiệm âm tính khi trở lại địa phương được theo dõi tiếp tục có kết quả tái dương tính cũng được ghi nhận nhiều ở nước ta từ khi có dịch Covid-19.
Video đang HOT
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân.
Tái dương là khi một người nhiễm SARS-CoV-2, sau khi khỏi bệnh, bỗng một ngày xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính mà không có triệu chứng nào.
Tỉ lệ tái dương lên đến 14% và có thể xảy ra ở thời điểm 90 ngày sau nhiễm. Tái dương là do virus hay xác virus còn sót lại. Khi đem nuôi cấy, số virus này sẽ không mọc, không có sự nhân lên của virus và không có khả năng lây nhiễm.
Thực tế cho thấy, trong số nhiều người mắc bệnh sau khi khỏi bệnh, trong vòng 3 tháng từ khi nhiễm, xét nghiệm RT-PCR vẫn có thể dương (thường CT trên 30). Những trường hợp này không gọi là bị nhiễm và không cần cách ly, điều trị. Vì khi xét nghiệm RT-PCR, độ nhạy của xét nghiệm này rất cao nên phát hiện kết quả dương tính chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus).
Xét nghiệm này là xét nghiệm kháng nguyên, không phải xét nghiệm kháng thể nên trường hợp bệnh nhân ở TP.HCM về Hà Nội nếu đã khỏi Covid-19 mà xét nghiệm dương tính có thể là xác virus, tái dương tính cũng không có nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
Thứ tư, là người trực tiếp tham gia hỗ trợ TP.HCM trong công tác phòng chống Covid-19, thạc sĩ Thái cho biết, có thời điểm TP.HCM quá tải y tế, người nhiễm bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế nên họ tự theo dõi tại nhà. Có những người có triệu chứng của Covid-19 nên mua test nhanh về tự test và khi hết triệu chứng thì họ tự coi như bệnh đã khỏi, không có test khẳng định âm tính lại. Có người thì mua test nhanh về tự test âm tính và coi như đã khỏi.
Trong khi đó, để xác định âm tính phải được cơ quan y tế hỗ trợ xét nghiệm bằng PCR. Việc lấy mẫu cũng như cách thức lấy mẫu như thế nào cũng rất quan trọng để khẳng định mẫu đó âm hay dương tính.
Đối với những trường hợp người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 tại nhà cần lưu ý mỗi bộ kit xét nghiệm nhanh sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Người thực hiện cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lấy mẫu.
Đồng thời kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan; nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
Với điều kiện hiện tại, Thạc sĩ Thái khuyến cáo người dân vẫn cần tuân thủ 5K. Nếu tuân thủ nguyên tắc 5K thì nguy cơ lây nhiễm sẽ bị chặn đứng. Đối với người từ các tỉnh phía nam về cần tuân thủ cách ly tại nhà, khai báo y tế trung thực.
Bộ Y tế: Hà Nội, TP.HCM hoàn thành tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 trước 15.9
Bộ Y tế vừa có công điện riêng gửi Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Long An và Đồng Nai đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin Covid-19, xác định đây là nhiệm vụ cấp bách.
Bộ Y tế đề nghị Hà Nội, TP.HCM và 3 tỉnh phía nam hoàn thành tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 trước 15.9. Ảnh NGỌC THẮNG
Bộ Y tế vừa có Công điện số 1316/CĐ-BYT gửi chủ tịch UBND TP.HCM, TP.Hà Nội và 3 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19.
Công điện của Bộ Y tế cho biết, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2.8, Bộ Y tế đã có Công văn số 6202/BYT-DP gửi các địa phương về việc tiêm chủng vắc xin trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, đồng thời ưu tiên phân bổ vắc xin Covid-19 cho TP.HCM, Hà Nội và 3 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai để triển khai tiêm chủng chống dịch.
Đến nay, TP.HCM, tỉnh Long An và Bình Dương đã được phân bổ số vắc đủ để bao phủ mũi thứ nhất cho 100% người từ 18 tuổi trở lên.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, tại công điện, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành trên tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên (bao gồm cả phụ nữ có thai) sinh sống và làm việc trên địa bàn.
Các đối tượng tiêm theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26.2 của Chính phủ; các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8.7 của Bộ Y tế.
TP.HCM, Hà Nội và 3 tỉnh trên hoàn thành tiêm chủng mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trước ngày 15.9 và tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Với TP.Hà Nội, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị ưu tiên tiêm sớm cho những người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người dân tại vùng đỏ, vùng cam, khu vực có mật độ dân cư cao.
Nhóm cần thận trọng tiêm chủng không bắt buộc tiêm tại cơ sở điều trị
Bộ Y tế đề nghị 5 địa phương trên hướng dẫn người dân điền phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, phiếu sàng lọc trên nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử hoặc trên bản giấy, thực hiện khai báo y tế trước khi tham gia tiêm chủng; thông báo thời gian và địa điểm tiêm để người dân đến tiêm đầy đủ, đúng giờ và không tập trung đông người tại một thời điểm; sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp.
Đối với những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng thì tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.
Với những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.
Tại các khu vực phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác để tiêm chủng.
Tại công điện, lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị chủ tịch UBND tỉnh, thành tổ chức triển khai tiêm chủng phù hợp với tình hình dịch bệnh và coi công tác tiêm chủng là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách trong tình hình hiện nay.
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng cho biết: TP.HCM, TP.Hà Nội, tỉnh Long An, Bình Dương và Đồng Nai là 5 địa phương trong số 10 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp nhất tính theo số mũi tiêm/số vắc xin phân bổ theo quyết định.
Nhiều nơi thiếu máu trầm trọng Tình trạng thiếu máu diễn ra trầm trọng ở TP.HCM và các tỉnh trong mùa dịch. Cần bổ sung một lượng máu hiến khẩn cấp, do tình hình dịch bệnh khiến số người đi hiến máu giảm mạnh. Làm sao bổ sung khi dịch phức tạp? TP.HCM kêu gọi tất cả người dân có sức khỏe tốt chia sẻ với người bệnh bằng...