Vì sao học online với học sinh tiểu học ở Úc khá nhẹ nhàng?
“Khi chuyển sang học online, việc học tại Úc vẫn diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là với học sinh tiểu học.
Không hoặc rất ít bài tập về nhà, không phải ngồi hàng giờ trước máy tính,… trẻ chủ yếu tự học dưới sự dẫn dắt của giáo viên”.
TS Lê Kim Ngân hiện đang là giảng viên tại ĐH Monash, đồng thời cũng là phụ huynh có con đang theo học bậc tiểu học tại Úc. Chị Ngân đã có những chia sẻ với VietNamNet về kinh nghiệm dạy và học online tại quốc gia này.
Học online, mọi thứ đơn giản hơn
Ngay từ trước khi có dịch Covid-19, việc học tại Úc đã diễn ra khá nhẹ nhàng. Học sinh – đặc biệt là học sinh tiểu học – được giao rất ít bài tập về nhà. Giáo viên chủ yếu giao bài theo tuần và học sinh chỉ cần một buổi tối là đã có thể hoàn thành hết bài tập của một tuần ấy.
Đến khi chuyển sang hình thức học online, mọi việc còn đơn giản hơn rất nhiều. Giáo viên, học sinh cũng thích ứng khá nhanh. Thay vì phải ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính, mỗi ngày, giáo viên chỉ gặp học trò khoảng 2 – 3 lần.
Từ 9 giờ sáng khi bắt đầu ngày học, giáo viên sẽ chào hỏi, dặn dò và giao nhiệm vụ học tập trong ngày như làm Toán, làm tiếng Anh hay viết luận,… Sau đó, học sinh sẽ phải tự giác hoàn thành những đầu việc mà thầy cô đã giao. Học sinh nào làm nhanh có thể hoàn thành xong trước khi buổi học kết thúc, sau đó có thể làm những bài tập bổ sung nếu có nhu cầu. Bạn nào chậm hơn cũng không quá áp lực bởi cô giáo không hề la mắng.
Tới buổi trưa, giáo viên sẽ gặp lại học trò một lần nữa, đồng thời cũng dành ra khoảng 60 phút để giải đáp những thắc mắc của học sinh nhằm giúp các em hiểu bài cặn kẽ hơn. Học sinh ở Úc ngay từ khi còn nhỏ đã được khuyến khích nói lên quan điểm của mình. Do đó, các em thường không ngần ngại hỏi hay che giấu những điều mà mình không biết. Nhờ thế, khoảng thời gian hỏi đáp này cũng rất hữu ích đối với học sinh.
Đối những phần kiến thức mới, giáo viên sẽ quay lại dưới dạng video ngắn, sau đó đăng tải lên website của nhà trường để học sinh có thể vào xem. Nhờ đó, nếu chưa hiểu, học trò vẫn có thể xem đi xem lại nhiều lần.
Bài tập của học sinh sau khi hoàn thành sẽ được phụ huynh đăng tải lên website của trường để giáo viên chấm điểm. Trong điện thoại của phụ huynh cũng có ứng
dụng liên kết trực tiếp để nhận lại những đánh giá từ phía giáo viên, từ đó có thể kịp thời theo dõi tình hình học tập của con em mình.
Còn đối với giáo viên, thông qua việc chấm bài cũng có thể nắm bắt được từng học sinh hiểu bài đến đâu, đang bị thiếu hụt kiến thức gì để bù đắp thêm.
Việc kiểm tra, thi cử kể cả khi học trực tiếp hay online cũng được đánh giá theo trình độ của từng học sinh. Ví dụ, bạn nào học giỏi hơn sẽ có bài kiểm tra khó hơn để xem sự tiến bộ của người học trong học kỳ này so với học kỳ trước ra sao. Trong lớp cũng không có bảng xếp hạng từ cao xuống thấp, mà chỉ có đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học trò.
TS Lê Kim Ngân hiện là giảng viên tại ĐH Monash.
Cũng kể từ năm ngoái, khi các trường ở Úc chuyển sang học online, phụ huynh đều nhất trí ủng hộ. Bởi lẽ, trong quá trình học, các trường ở Úc vẫn nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho phụ huynh và người học. Với những gia đình không có điều kiện, học sinh có thể mượn laptop hay Ipad từ phía nhà trường.
Đối với những học sinh đặc biệt hoặc những em có cha mẹ làm trong những ngành nghề thiết yếu, không thể chăm sóc con ở nhà, các trường vẫn mở cửa để đón học sinh, đồng thời phân công giáo viên chăm sóc và dạy học cho trẻ. Do đó, phụ huynh không gặp phải khó khăn hay vướng mắc gì quá nhiều khi con chuyển sang học trực tuyến.
Lợi ích của học online khi học sinh trở lại trường
Tất nhiên, khi dạy học online, sẽ có những hạn chế không thể tránh khỏi như cả cô và trò đều không được tương tác trực tiếp với nhau, khiến cảm xúc bị “tụt” xuống. Ngoài ra, tại một số nơi, đường truyền chậm cũng là một điều bất lợi khiến giờ học bị gián đoạn.
Video đang HOT
Cho nên, điều quan trọng nhất khi triển khai dạy online là giáo viên phải thay đổi cách dạy. Thầy cô không thể giữ nguyên theo cách dạy “cổ điển”, tức thầy cầm phấn viết lên bảng, trò ở dưới chép lại. Cách dạy truyền thống như vậy khi áp dụng sang dạy học online sẽ không còn hiệu quả nữa.
Ở Úc, trước khi dạy online, thầy cô sẽ soạn sẵn những phần nội dung quan trọng cần truyền tải tới học sinh một cách ngắn gọn, sau đó sẽ đăng tải trước lên website của nhà trường để học sinh có thời gian xem và tìm hiểu. Bước vào giờ học, giáo viên cũng sẽ lần lượt giải thích thêm bằng lời và phần lớn thời gian dành cho hỏi đáp.
Ví dụ khi dạy ở ĐH Monash, tôi cũng thường thu lại bài giảng của mình, sau đó đăng tải lên website của trường, một mặt để những sinh viên không tham gia được vào giờ học đó vẫn có thể xem lại, một mặt vẫn có thể sử dụng lại video bài giảng, sau đó cắt ra các phần nội dung ngắn gọn, súc tích, dài từ 5 – 10 phút.
Nhờ đó, điều này cũng rất thuận tiện cho sinh viên khi ôn tập để thi cuối khóa hoặc những sinh viên mong muốn tìm hiểu nội dung bài mới trước khi bắt đầu tiết học của những khóa học tiếp theo.
Tôi cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng những lợi ích của việc học online, kể cả khi học sinh đã quay trở lại học trực tiếp. Tôi ấn tượng với ý tưởng Việt Nam đang thực hiện là xây dựng kho học liệu số trực tuyến cho phép cộng đồng cùng tham gia biên soạn, đóng góp.
Nhờ đó, giáo viên, học sinh ở khắp mọi miền có thể truy cập vào để xem bài giảng. Học sinh ở khắp nơi cũng có thể được học từ những người thầy giỏi nhất. Điều này sẽ mang lại sự công bằng trong việc tiếp cận nội dung giáo dục có chất lượng giữa học sinh ở các vùng miền.
Tất nhiên, khi đã có bài giảng tốt, vẫn cần phải có sự dìu dắt, định hướng của người thầy. Bởi lẽ, không phải học sinh nào cũng đủ kỷ luật và có khả năng để tự học, sử dụng nguồn tài nguyên đó để tự trau dồi kiến thức cho bản thân mình.
Do đó, người thầy lúc này sẽ đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt chứ không đơn thuần là người truyền thụ kiến thức nữa.
Trường ở vùng xanh sẵn sàng, chỉ chờ lệnh đón học sinh đến lớp
Khi thành phố dần mở cửa trở lại, phụ huynh, giáo viên càng mong đợi ngày học sinh được đến lớp. Trường ở huyện ngoại thành cũng trong trạng thái sẵn sàng đón các em.
"Khi gọi điện hoặc gặp tôi, nhiều phụ huynh đều hỏi bao giờ học sinh được đi học trở lại. Những lúc đó, tôi chỉ có thể trả lời phải chờ văn bản từ sở GD&ĐT. Họ kêu nhiều, than mệt, khổ, mong con sớm ngày đến trường", bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn (Hà Nội), kể.
Bà cho hay không chỉ phụ huynh mà học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đều mong như vậy. Với sự mong ngóng đó, các trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn luôn trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh trở lại khi trường học được phép mở cửa.
Dạy học online vẫn còn nhiều khó khăn
Bà Huế tin rằng không chỉ các trường trên địa bàn Sóc Sơn, ở những nơi khác, việc dạy học trực tuyến đều gặp khó khăn như phương tiện, đường truyền chưa đảm bảo. Với những em không có thiết bị thông minh, giáo viên phải chuyển bài trực tiếp cho các em.
Những khó khăn đó khiến việc dạy và học không đảm bảo như học trực tiếp. Chất lượng giáo dục đối với các lớp đầu cấp chịu ảnh hưởng nhiều.
"Một tiết học trực tiếp chất lượng hơn 10-15 tiết học trực tuyến, đặc biệt trong tình hình đổi mới chương trình, sách giáo khoa", bà đánh giá.
Các nhà quản lý giáo dục thừa nhận học trực tuyến không hiệu quả bằng trực tiếp. Ảnh minh họa: L.G.
Bên cạnh đó, sau thời gian học online dài, khi mở cửa trường học, việc rà soát, ôn tập phần lại kiến thức cho học sinh chắc chắn có khó khăn. Chương trình học vẫn theo kế hoạch nhưng học sinh tiếp nhận khoảng 50-70% kiến thức.
Do đó, giáo viên sẽ phải dành ra một số buổi để hệ thống lại kiến thức từ đầu năm học đến nay. Ngoài ra, sau thời gian dài ở nhà, cả thầy cô lẫn học sinh phải uốn lại nề nếp, việc này không dễ đối với trẻ nhỏ. Thời gian học trực tuyến càng dài, khó khăn khi trở lại trường càng lớn.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Hòa, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ, đánh giá học trực tuyến chỉ là giải pháp trước mắt chứ không thể lâu dài.
Giáo viên đã có kinh nghiệm, rèn kỹ năng, phương pháp để đảm bảo công tác dạy học nhưng học sinh lại gặp khó khăn ở mặt thiết bị, đường truyền.
Theo ông Hòa, tỷ lệ học sinh học online tại các trường tiểu học, THCS ở Chương Mỹ cao, tương đương thời gian học trực tiếp. Tuy nhiên, chất lượng dạy học cần kiểm tra, đánh giá lại mới có thể khẳng định được.
"Khi dạy học online, giáo viên vẫn cho kiểm tra nhưng nếu học trực tiếp sẽ sát sao hơn. Kiểm tra trực tuyến chưa thể khẳng định 100% là chất lượng của học sinh, có thể có anh chị ngồi gần nhắc bài. Giáo viên khó kiểm soát được như khi ở trên lớp", ông giải thích.
Tại Ba Vì, Trưởng phòng GD&ĐT Phùng Ngọc Oanh cho hay thời gian qua, sóng và thiết bị cơ bản đáp ứng, học sinh cũng quen với việc học trực tuyến. Tuy nhiên, hiện tại, phụ huynh đi làm bình thường, nhiều gia đình không có người hỗ trợ con học trong khi trẻ lớp 1, 2 vẫn rất cần phụ huynh kèm cặp.
Không chỉ với học sinh nhỏ tuổi, các em học THPT cũng gặp khó khăn khi học trực tuyến. Ông Nguyễn Đình Thắng, Hiệu trưởng trường THPT Ba Vì, cho hay vì ở miền núi, chất lượng đường truyền phụ thuộc thời tiết. Học sinh, giáo viên, bị "out" khỏi lớp khi mạng không ổn định, thậm chí có khi, thầy cô phải tổ chức dạy bù buổi khác.
Ông đánh giá dạy học trực tiếp sẽ có thuận lợi hơn nhiều, đặc biệt, việc giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên với học sinh, học sinh với nhau sẽ giúp truyền thụ kiến thức tốt hơn.
Do đó, dù giáo viên được tập huấn kỹ, chủ động nghiên cứu phần mềm dạy học, khắc phục khó khăn, cả thầy cô lẫn học trò đều thích trở lại trường vì nó đảm bảo tối đa hiệu quả của hoạt động dạy học.
Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Xuân Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Kim Anh (Sóc Sơn). Bên cạnh việc giáo viên, học sinh có thể tương tác nhiều hơn, thầy Tuấn cho rằng học trực tuyến cũng giúp bảo vệ sức khỏe thị lực, thính giác, tinh thần của học sinh.
Đề xuất mở cửa trường học dần dần
Từ những khó khăn của dạy học trực tuyến, hạn chế của phương pháp này so với dạy học trực tiếp, nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mong đợi thành phố sớm mở cửa trường học.
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, nguyện vọng này còn xuất phát từ việc khi Hà Nội dần mở cửa, các phụ huynh đi làm trở lại, không ai ở nhà theo dõi con học hành, khâu quản lý lỏng lẻo hơn.
Mong đợi trường học mở cửa trở lại là tâm lý chung của nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh. Ảnh minh họa: Việt Linh.
Thực tế, Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ đều được coi là vùng xanh. Theo thông tin từ CDC Hà Nội, từ sau ngày 25/8, Sóc Sơn không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng (có ở khu cách ly và khu vực đã phong tỏa).
Ông Ngọc Oanh thông tin nhiều tháng nay, Ba Vì không ghi nhận trường hợp F0. Trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 gần nhất ở Chương Mỹ cũng được phát hiện từ ngày 12/8 (không tính trong khu vực phong tỏa).
Vì thế, bà Thanh Huế, ông Ngọc Oanh mong học sinh vùng xanh được đến trường.
Bà Huế đề xuất mở cửa trường học dần dần, trước hết với các lớp đầu cấp, cuối cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 9. Khoảng 2-3 tuần sau, nếu tình hình vẫn ổn, học sinh các khối khác có thể đến trường.
"Tôi nghĩ đầu tiên cần mở dần cho lớp 1, 2, tức học sinh mới đi học, cần hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, hay lớp 6 vì học sách giáo khoa, chương trình mới. Các lớp cuối cấp cũng đáng quan tâm để đảm bảo chất lượng đầu ra", ông Đức Hòa có đề xuất tương tự.
Ông Đức Hòa cũng cho rằng đối với những địa bàn cơ bản ổn định, kiểm soát dịch tốt, trường học nên được mở cửa dần, cho học sinh các lớp đầu cấp, cuối cấp (lớp 6, lớp 9) đi học trước. Ông nói thêm sắp tới, trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi sẽ được tiêm vaccine. Lúc đó, học sinh tiêm xong đi học an toàn.
Tuy nhiên, ông Ngọc Oanh nhấn mạnh vẫn cần cẩn trọng, quan sát thêm có điều gì bất thường sau khi các tuyến giao thông mở lại không. An toàn cũng là yếu tố mà hai hiệu trưởng Nguyễn Đình Thắng và Nguyễn Xuân Tuấn cho rằng cần đặt lên hàng đầu khi xem xét việc cho học sinh đi học trở lại.
Trường học trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh
Dù vẫn phải chờ đợi quyết định từ thành phố, các trường đều chuẩn bị cơ sở vật chất, kịch bản phòng, chống dịch, phương án dạy học để sẵn sàng mở cửa trở lại.
Bà Trần Thị Thanh Huế cho hay trên cơ sở chỉ đạo của sở GD&ĐT, UBND huyện Sóc Sơn, cả phòng và trường chủ động rà soát cơ sở vật chất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xây dựng kịch bản đón học sinh.
"Vì háo hức mong chờ ngày các con đến trường, chúng tôi rất chủ động. Phòng đi kiểm tra thường xuyên, cứ có thông tin chỉ đạo mới, lại chỉ đạo trường triển khai để đón các con với mục tiêu ngày đầu tiên đã không có vấn đề gì làm các con bỡ ngỡ, từ việc phòng chống dịch đến thực hiện kế hoạch chuyên môn của sở", bà Huế chia sẻ.
Các trường chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, phương án dạy học chờ thành phố cho phép học sinh đi học trở lại. Ảnh minh họa: Việt Linh.
Ông Nguyễn Đức Hòa cũng thông tin trong trường hợp cho đi học trở lại, cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ cơ bản đảm bảo điều kiện.
Tại huyện Ba Vì, ông Phùng Ngọc Oanh cho hay nếu rà soát theo dự thảo bộ tiêu chí mà Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra, các trường có thể đảm bảo 13/15 tiêu chí, tức đủ điều kiện để mở cửa.
Ba Vì cũng cho rà soát hai lần cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tiến hành tổng vệ sinh, xây dựng các phương án phòng chống dịch, kịch bản khi học sinh quay trở lại trường. Ông Ngọc Oanh nhấn mạnh tất cả đã sẵn sàng, có lệnh là thực hiện.
Cũng theo dự thảo tiêu chí đó, ông Nguyễn Đình Thắng đánh giá trường THPT Ba Vì đáp ứng các điều kiện để đón học sinh trở lại. Ông nói thêm trường có 1.645 học sinh, sĩ số rơi vào 42-43 học sinh/lớp.
"Chúng tôi luôn có phương án sẵn sàng đón học sinh trở lại khi được phép mở cửa. Trường đang nhận quyết định làm khu cách ly tập trung dự phòng nhưng khi thành phố cho phép chuyển sang dạy học trực tiếp, chỉ trong hai ngày, chúng tôi có thể sắp xếp lại để dạy học bình thường", ông Thắng khẳng định.
Ông thông tin thêm giáo viên của trường, trừ một số trường hợp đặc biệt, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19.
Trong khi đó, gần như 100% giáo viên trường THPT Kim Anh đã hoàn thành mũi 1 và có kế hoạch tiêm mũi 2 trong thời gian sắp tới. Ông Nguyễn Xuân Tuấn cho hay trường cũng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để phòng, chống dịch trong trường hợp học sinh đi học trở lại.
Tuy nhiên, ông mong muốn nếu mở cửa, tất cả học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 sẽ cùng đến trường do trường không thể đảm bảo công tác dạy học nếu chia các lớp thành nhóm nhỏ khoảng 20-24 học sinh.
Một trong những nội dung được đưa ra trong Nghị quyết số 127 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 là tổ chức dạy và học trực tiếp ngay từ tháng 10 đối với những vùng kiểm soát được Covid-19 và bảo đảm an toàn.
Trong buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP với Thường trực HĐND, UBND TP. Hà Nội ngày 14/10, Đại biểu Nguyễn Kim Sơn đề xuất thành phố nên cho học sinh ngoại thành đi học trở lại trước trong lộ trình mở lại trường học vì đây là những khu vực an toàn.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết việc cho học sinh trở lại trường còn nhiều khó khăn, một trong số đó là chưa đủ vaccine.
Sở đã xây dựng nhiều phương án để học sinh trở lại trường. Phương án khả thi nhất là cho khối lớp đầu, cuối cấp đi học trước, sau đó mở cửa dần. Các quận, huyện thuộc vùng xanh, ít nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ mở cửa trước.
Chống 'sốc', giúp con mau bắt nhịp học tập khi trở lại trường Nhiều địa phương trong đó có Hà Nội đang vệ sinh trường lớp, lên kế hoạch đón học sinh trở lại trường. Đây là tin vui với phụ huynh và học sinh sau thời gian dài căng thẳng học online ở nhà. Bộ GD&ĐT cho biết cả nước có 23 tỉnh thành cho phép 100% học sinh các cấp đến trường; 9 tỉnh...