Vì sao cơ thể cần chất béo lành mạnh?
Cơ thể bạn thật sự cần chất béo. Chỉ cần bạn sử dụng chất béo lành mạnh và ở mức độ vừa phải.
Chất béo lành mạnh
Chất béo thường được cho là không tốt và là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Tuy nhiên, hấp thu chất béo không thực sự khiến bạn “béo” mà sử dụng quá nhiều calo mới chính là nguyên nhân. Cơ thể bạn thật sự cần chất béo. Chỉ cần bạn sử dụng chất béo lành mạnh và ở mức độ vừa phải.
Điều quan trọng là cơ thể cần cung cấp đủ lượng vitamin tan trong chất béo và các chất kích hoạt hấp thu chất béo chỉ được tìm thấy trong mỡ động vật.
Trên thực tế, tất cả các loại rau mà chúng ta nghĩ là lành mạnh khi sử dụng nên được ăn cùng với một chút chất béo để giúp hấp thu vitamin và khoáng chất.
Nói cách khác, nên ăn cà rốt với bơ thì tốt hơn chỉ ăn cà rốt.
Các chất béo chuyển hóa cần được chú ý. Những chất béo này có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu.
Chúng cũng làm giảm mức cholesterol tốt trong máu. Axit béo chuyển hóa là loại chất béo không lành mạnh hình thành khi dầu thực vật bị cứng lại trong quá trình hydro hóa.
Một số loại thực phẩm như bơ, dầu dừa và dầu oliu chứa những loại chất béo thực sự tốt. Dưới đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Video đang HOT
Ăn các chất béo lành mạnh có thể giúp tránh bị bệnh tim. Các carbohydrae tinh chế và chất béo chuyển hóa cần được thay thế bằng chất béo có lợi cho tim. Thực tế, sự thay đổi đơn giản trong cách ăn uống của bạn có thể làm giảm tới 80% nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
2. Duy trì lượng đường trong máu
Chế độ ăn uống lành mạnh được coi là yếu tố chính giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường. Khi bạn tiêu thụ carbs hoặc đường như các loại rau giàu tinh bột gồm khoai tây, trái cây hoặc ngũ cốc, chất đạm, chất xơ và các chất béo lành mạnh mà bạn tiêu thụ có thể giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
3. Tăng cường cholesterol tốt
Một số chất béo như bơ và dầu dừa là các chất béo tự nhiên, có khả năng cung cấp cho cơ thể lượng chất béo mong muốn và đồng thời chuyển đổi bất kỳ cholesterol xấu nào có trong cơ thể bạn thành chất béo tốt. Tuy nhiên, cần đảm bảo chất béo lành mạnh là nguyên chất và không có sự pha trộn.
4. Kiểm soát đói
Sau khi chúng ta ăn những thức ăn chứa chất béo, chúng có xu hướng ở lại trong dạ dày của chúng ta trong một thời gian.
Chất béo tốt, như những chất có trong cá béo như cá hồi và cá ngừ, và trong một số loại hạt và rau cải, có thể giúp chúng ta cảm thấy đầy đủ hơn trong một thời gian dài. Các chất béo xấu được tìm thấy đặc biệt trong các thực phẩm đóng gói như khoai tây chiên, bánh quy chỉ có thể thỏa mãn được cơn đói của bạn trong một thời gian ngắn, trong khi những chất béo tốt giúp kiểm soát cơn đói giữa các bữa ăn trong một khoảng thời gian dài.
5. Tăng cường chuyển hóa
Một chế độ ăn uống cân bằng tốt là rất cần thiết để thúc đẩy sự trao đổi chất lành mạnh và hiệu quả. Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất đạm và carbohydrate, cơ thể bạn cần chất béo để duy trì sự trao đổi chất ổn định.
6. Bảo vệ các cơ quan quan trọng
Chất béo lành mạnh đóng vai trò là chất đệm và giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng của bạn khỏi mọi chấn thương.
BS Thu Vân
T heo Univadis/Boldsky/suckhoedoisong
Đừng vì sợ trẻ béo phì mà không bổ sung chất này, nó là nguyên tố quan trọng giúp bé phát triển trí lực cực tốt đấy nhé
Béo phì ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em. Vì thế các bậc phụ huynh sinh ra tư tưởng cần phải hạn chế chất béo cho trẻ. Thực tế, chất béo được bổ sung hợp lý mới giúp trẻ phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh hơn.
Chất béo là một trong những nguyên tố đảm bảo sức khỏe của trẻ
Chất béo trong thức ăn chỉ khi được phân giải thành axit béo thì cơ thể mới tận dụng được. Trong số chất béo ở mọi nguồn thực phẩm có đến hơn 40 loại axit béo, đại đa số có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Tuy nhiên, có 3 loại axit béo không thể được chuyển hóa từ những axit béo khác, cần phải trực tiếp hấp thu từ thức ăn vào cơ thể, chúng cũng được gọi là axit béo cần thiết, nếu thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, năng lượng cung cấp cho cơ thể nhiều nhất chính là từ chất béo có trong thức ăn. Một số loại vitamin dung giải chính là cần trong môi trường có chất béo để tồn tại và giúp cơ thể hấp thu. Mặc khác, chất béo còn là thành phần tất yếu để tổ thành nhiều tổ chức và cơ quan khác.
Chất béo là cơ sở của sự phát triển trí lực ở trẻ
Não bộ cần có đủ 8 loại chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, glucose, vitamin A, B, C, E và canxi để phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh. Thậm chí, nếu sắp xếp theo tầm quan trọng thì chất béo nằm ở vị trí thứ nhất, trong khi đó protein chỉ xếp hàng thứ 5 mà thôi.
Năng lượng mà chất béo trong thực phẩm cung cấp cho cơ thể người lớn và trẻ em ở độ tuổi lớn một chút chiếm khoảng 25% - 30%, tuy nhiên con số này trong sữa mẹ lại chiếm đến 50%. Đây là một trong những lý do các chuyên gia luôn khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện não bộ và phát triển trí lực ở trẻ nhỏ.
Chất béo thúc đẩy thị giác phát triển và giúp làn da trẻ thêm khỏe mạnh
Trong quá trình phát triển thị giác của trẻ cũng không thể thiếu chất béo bởi vì cơ thể trẻ cần axit béo để hoàn thiện những giác quan, đặc biệt là thị giác. Không những vậy, nếu thiếu hụt chất béo, làn da của trẻ còn dễ trở nên khô ráp, dễ nổi mụn nhọt, vết thương khó lành v.v...
Nhiều người luôn cho rằng cho trẻ hấp thu chất béo sẽ dễ khiến trẻ bị béo phì, nhưng thực tế thì chất béo vẫn là một nguyên tố dinh dưỡng cần phải có cho cơ thể. Khi bố mẹ quá hạn chế hoặc thậm chí không để trẻ hấp thu được chất béo, sự sinh trưởng và phát dục của trẻ sẽ bị trì trệ, khả năng miễn dịch giảm xuống, dễ bị viêm nhiễm và bệnh tật.
Trẻ nhỏ nên ăn chất béo thế nào cho phù hợp?
Từ góc độ dinh dưỡng học mà nói, những thực phẩm giàu chất béo mà trong đó có chứa axit béo cần thiết sẽ càng có ích cho cơ thể của trẻ. Điển hình chính là dầu thực vật là có hàm lượng axit béo cần thiết cao hơn nhiều so với dầu ăn chế biến từ mỡ động vật.
Tuy vậy, mẹ cũng không nên hoàn toàn để trẻ cự tuyệt dầu động vật. Sử dụng một lượng mỡ động vật phù hợp trong thực đơn ăn uống của trẻ cũng là nguyên tắc để cân bằng dinh dưỡng, chỉ cần không lạm dụng thì không ảnh hưởng gì đến cân nặng cũng như sức khỏe của trẻ.
Thiên Khuê
Nguồn: Meishichina, Sohu/emdep
10 thực phẩm nên tránh khi uống thuốc vì sinh ra độc tố gây hại Có một số loại thực phẩm mà bạn không nên sử dụng khi đang uống thuốc, bởi chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ khác. Việc tiêu thụ thực phẩm chua hoặc đồ uống có chứa nhiều axit cũng có thể hạn chế sự hấp thu của thuốc khi...