Vì sao có những bộ sách giáo khoa giá “khủng”?
Nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc về việc học sinh lớp 1 có đến 30 quyển sách, vở bài tập. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT thông báo có 8 cuốn sách giáo khoa (SGK) bắt buộc. Tại nhiều nơi, phụ huynh phải mua cả 30 cuốn cùng đồ dùng học tập với số tiền gần 1 triệu đồng.
Mặc dù đã có sự giải thích của Ban giám hiệu nhà trường về mức giá quá cao của một bộ SGK là bộ sách có cả SGK bắt buộc, bài tập, tham khảo. Phụ huynh muốn mua như thế nào thì đăng ký. Sách nào không mua thì phụ huynh được quyền trả lại. Tuy nhiên, từ năm học này trở đi, việc lựa chọn SGK thực sự rối tinh về giá khiến phụ huynh học sinh không khỏi đau đầu.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, SGK lớp 1 có sự thay đổi. Bộ GD&ĐT quy định 8 đầu sách bắt buộc cùng một quyển Tiếng Anh gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật. Giá các bộ sách được NXB thông báo dưới 200.000 đồng. Ngoài các cuốn SGK chính thức, những tài liệu bổ trợ tham khảo khác cho học sinh, phụ huynh có thể tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc.
Làm phép so sánh, SGK lớp 1 năm học 2019-2020 có giá 54.000 đồng/bộ (không gồm sách tham khảo). Giá SGK theo chương trình mới tăng đến 267%. Ngoài SGK môn học bắt buộc, các NXB cũng kê khai giá SGK Tiếng Anh (môn học tự chọn) theo chương trình giáo dục phổ thông mới từ 45.000-99.000/cuốn. Thậm chí, bộ sách Tiếng Anh lớp 1 của NXB ĐH Sư phạm TP HCM (một trong 6 bộ tiếng Anh được Bộ GD&ĐT phê duyệt) có giá còn cao hơn một bộ SGK 9 môn của các NXB.
Giá SGK lớp 1 năm học này tăng khá nhiều. Ảnh: X.Thanh
Theo chương trình giáo dục hiện hành, NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị duy nhất xuất bản và phát hành SGK từ lớp 2 đến lớp 12. Theo chương trình mới, từ năm học 2020-2021, có thêm 3 NXB tham gia thị trường. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88), trong đó có nội dung “một chương trình, nhiều SGK”, năm 2019, Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định và phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng cho năm học 2020-2021. Trong đó có 4 bộ SGK đến từ các đơn vị thành viên của NXB Giáo dục Việt Nam. Một bộ là sản phẩm kết hợp của NXB ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP HCM (bộ sách Cánh Diều).
Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, năm học này, cả nước có khoảng 1,7 triệu học sinh vào lớp 1. Thị phần của bộ sách Cánh Diều, bộ sách duy nhất nằm ngoài NXB Giáo dục Việt Nam, chiếm khoảng 30%. Khoảng 70% còn lại thuộc về 4 bộ sách trực thuộc NXB Giáo dục Việt Nam.
Video đang HOT
Theo đánh giá của ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, cho biết, việc triển khai Nghị quyết 88 đã có những ưu điểm như thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức, nhà giáo, chuyên gia giỏi tham gia. Vì được nhiều NXB tham gia nên việc in ấn, phát hành diễn ra trong môi trường cạnh tranh, không còn dư luận về độc quyền trong xuất bản SGK như trước đây. Được chọn bởi nhiều nhóm tác giả nên SGK có sự cạnh tranh về chất lượng, nội dung. Giáo viên, học sinh và phụ huynh có điều kiện chọn cho mình bộ SGK hay và phù hợp nhất để giảng dạy, học tập.
Tuy nhiên, hiện việc biên soạn, in ấn, phát hành và quyết định giá SGK thuộc về các NXB, đặc biệt trong bối cảnh thị trường SGK vẫn còn DN có vị trí thống lĩnh thị trường, các chi phí hình thành giá SGK do các NXB tự trang trải có thể dẫn tới việc tự định giá SGK ở mức cao so với nhu cầu xã hội. Việc triển khai SGK mới có mặt bằng giá cao hơn SGK cũ khoảng 2 lần (chưa tính yếu tố quy cách chất lượng khác như số lượng màu, chất lượng giấy in, số lượng cuốn sách…) đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đặc biệt đối với người dân ở vùng khó khăn.
Vì thế, Nhà nước cần có giải pháp để điều tiết giá, đảm bảo công bằng giữa các NXB. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội, đặc biệt cho các đối tượng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký văn bản gửi GĐ các Sở GD&ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Sở yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Bộ GD&ĐT yêu cầu GĐ các Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện việc trang bị SGK theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020-2021.
Đối với tài liệu tham khảo, thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 21/2014/BGDĐT ngày 7-7-2014 quy định về việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Điều lệ trường học, trong đó yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc; các cơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để học sinh, phụ huynh biết lựa chọn.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu sở tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các Sở GD&ĐT phải báo cáo về Bộ kết quả thực hiện các nội dung nêu trên trước ngày 20-9-2020.
Đau đầu với giá sách giáo khoa
Bước vào năm học mới, dư luận phụ huynh đang băn khoăn về việc giá sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình mới tăng gần gấp 3 lần.
Chọn sách giáo khoa năm học mới tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, huyện Bình Chánh, TPHCM Ảnh: HOÀNG HÙNG
Giá SGK ở các khối lớp khác cũng tăng, đáng chú ý số tiền mua SGK chênh lệch nhau trong thông báo của các trường lên tới hàng trăm ngàn đồng, do ngoài SGK theo danh mục sử dụng trong từng khối lớp, còn kèm theo rất nhiều sách bổ trợ, sách hướng dẫn, sách nâng cao...
Giá thành cao, quá nhiều đầu sách
Con trai tôi năm nay vào lớp 1. Sau khi trường niêm yết tên bộ SGK và giá thành, phụ huynh có thể lựa chọn giữa hai hình thức là ra ngoài tự mua cho con hoặc đăng ký mua chung theo đơn vị lớp. Qua tìm hiểu, chúng tôi đã có sự so sánh và nhận thấy đây là bộ sách có giá cao nhất trong 5 bộ SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Ngoài ra, mỗi học sinh lớp tiếng Anh tăng cường phải đăng ký mua thêm giáo trình tiếng Anh "Family and friends" và bộ sách bổ trợ (còn gọi là sách bài tập). Như vậy tổng số tiền phụ huynh bỏ ra để trang bị SGK và các đầu sách bắt buộc phục vụ cho việc học của con là gần 500.000 đồng. Chưa kể, mỗi học sinh còn được phát thêm một danh sách 18 đầu sách tham khảo (không bắt buộc) như "Luyện viết đúng, viết đẹp lớp 1", "Thực tiếng Việt 1", "Bài tập cơ bản và nâng cao Toán 1", "Thực hành Tự nhiên và Xã hội"... và vở in bìa trường. Nếu trang bị đầy đủ tất cả SGK, sách tham khảo, vở và đồ dùng học tập cho con, tôi nhẩm tính phải gần 1 triệu đồng. Số tiền này không nhỏ đối với thu nhập của một gia đình lao động.
Đây là năm học đầu tiên cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi: nhà nước không trợ giá SGK (các năm trước nhờ được ngân sách trợ giá nên SGK đến tay học sinh có giá chưa đến 60.000 đồng/bộ), mỗi trường tiểu học lựa chọn một bộ SGK khác nhau. Chính vì vậy nên phụ huynh không có cách nào khác ngoài việc "bấm bụng" chi tiền mua sách, vở cho con.
Trong tình hình mới, tôi thấy các trường đã rất chủ động trong việc giải thích cho phụ huynh hiểu lý do vì sao giá SGK thay đổi, hướng dẫn phụ huynh địa chỉ cũng như cách mua SGK. Ở một số lớp, ban đại diện phụ huynh còn tìm hiểu hoàn cảnh gia đình nhằm chia sẻ khó khăn với những bạn không đủ điều kiện mua SGK và đồ dùng học tập. Tôi thấy điều này là cần thiết và cần được nhân rộng để không một học sinh nào phải đến trường mà không có SGK.
THANH THU, Phụ huynh ở quận 3, TPHCM
Cần cơ chế quản lý đặc biệt thị trường sách giáo khoa
Việc cải tiến, nâng chất lượng SGK theo hướng thiết kế đẹp hơn, nội dung phong phú hơn, chất lượng giấy tốt hơn là cần thiết. Trong xu hướng đó, giá bán SGK phải tăng. Song, vấn đề là có mức tăng hợp lý, không tạo thêm gánh nặng cho các gia đình thu nhập thấp vốn đã có quá nhiều nỗi lo toan trong năm học mới. Vì sự nghiệp giáo dục, việc biên soạn, xuất bản và bán SGK không nên chạy theo mục tiêu lợi nhuận, chống tình trạng tiêu cực, đặc quyền đặc lợi trong xuất bản SGK. Thực tế SGK được in với số lượng lớn, dễ dàng giảm chi phí phát hành. Do vậy, cần xem xét mức tăng giá SGK năm học này có hợp lý không, tại sao tăng cao như vậy? SGK không phải là mặt hàng muốn bán giá nào cũng được. Xã hội hóa thị trường SGK là chủ trương đúng và tất yếu. Tuy nhiên, vì đây là thị trường đặc biệt, cần có cơ chế quản lý đặc biệt. Muốn tăng giá SGK cần phải có đánh giá tác động đến đời sống kinh tế xã hội và cần có lộ trình cụ thể.
Ngành giáo dục và nhà trường nên có hướng dẫn, cung cấp thông tin cho phụ huynh SGK nào cần mua, không nhất thiết phải mua tất cả sách bổ trợ. Thực thi Luật Giáo dục mới, chắc chắn từng địa phương sẽ có sự thay đổi về việc lựa chọn SGK những năm tiếp theo, dẫn đến việc những bộ SGK năm học trước sẽ bị bỏ đi, dùng bộ sách khác. Để bảo đảm tính minh bạch trong việc chọn SGK để tránh tạo ra tiêu cực, tránh lãng phí cho xã hội và giảm gánh nặng SGK cho phụ huynh, thiết nghĩ việc lựa chọn SGK cho chương trình học không nên tùy tiện thay đổi mỗi năm.
NGUYỄN MINH THANH, Quận 5, TPHCM
Quan tâm hơn với trẻ khó khăn, vùng sâu vùng xa
Năm đầu đời của bé, các bậc cha mẹ đều cố gắng hết sức để trang bị cho con em mình đầy đủ nhất có thể. Thế nhưng, với giá thành cao gần gấp 3 lần so với các năm trước, khá nhiều gia đình phải chật vật với chi phí nhập học đầu năm cho con, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Ngay cả các thành phố lớn, khó khăn cũng đang chồng khó khăn với các gia đình lao động bị mất việc làm, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Theo lộ trình phát hành của các nhà xuất bản, năm sau giá SGK sẽ tăng thêm khoảng 20%, đồng nghĩa gánh nặng sẽ tăng thêm cho phụ huynh. Giá sách là vậy, việc tìm mua sách cũng không dễ dàng. Đến một nhà sách trên đường Trần Quang Long (phường 19, quận Bình Thạnh), chỉ có thể tìm được bộ sách Cánh diều, 4 bộ sách còn lại không hiện diện trên kệ bán.
Với góc nhìn của tôi, xã hội hóa SGK là cần thiết, song song đó nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, triển khai mạnh mẽ các tủ sách dùng chung ở thư viện để tạo điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh. Đây cũng là thời điểm phát huy tinh thần tương thân tương ái. Các nhà hảo tâm thể hiện sự quan tâm đến con em các hộ nghèo, gia đình khó khăn một cách thiết thực nhất, vừa hỗ trợ, vừa mang tính khuyến học. Tiến tới, các trường tiểu học trong cùng một tỉnh, thành phố cần thống nhất chọn cùng một bộ sách giáo khoa mới. Việc này sẽ tạo điều kiện tái sử dụng sách, giúp học sinh khó khăn, các năm tiếp theo có thể tiếp cận nguồn sách cũ, giá rẻ. Thầy, cô, phụ huynh cần giáo dục con, em mình giữ gìn sạch sẽ SGK. Đây là việc làm rất ý nghĩa, góp phần hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho các em.
HOÀNG PHƯƠNG, Quận 3, TPHCM
Bộ sách giáo khoa 186 ngàn đồng, trường bán kèm 380 ngàn đồng sách bổ trợ Học sinh lớp 1 mới bắt đầu học chữ, học số thì có nhất thiết phải cần đến 9-10 cuốn sách giáo khoa và hàng chục quyển sách bổ trợ, sách bài tập đi kèm hay không? Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là hàng chục triệu học sinh, sinh viên sẽ chính thức bước vào năm học mới, năm học 2020-2021. Khác...