Sách giáo khoa giá cao nhưng năm nào cũng phải mua mới
Mỗi địa phương được tự chọn sách giáo khoa nhưng họ không có nghề sư phạm, chỉ làm cho xong và coi đó như thủ tục hành chính, lại rất dễ bị “cơ chế” chi phối.
Ngày 30/01/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa mới.
Thông tư đưa ra hai tiêu chí để lựa chọn sách giáo khoa, đó là phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa theo quy định.
Các địa phương hoàn toàn có thể chọn sách giáo khoa theo từng môn học, căn cứ vào điều kiện của địa phương và các tiêu chí do các tỉnh tự ban hành.
Có tới 24/32 sách giáo khoa mới thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn bộ sách nào thì đa số cũng thuộc về quyền lợi của nhà xuất bản này. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Có ý kiến cho rằng việc giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chọn sách cũng cần được quy định rõ ràng về thời gian sử dụng của bộ sách là bao nhiêu năm, nếu không quy định rõ ràng thì việc mỗi năm tỉnh chọn một bộ sách sẽ khiến người dân phải chi rất nhiều tiền để mua sách mới, trong khi sách cũ lại không sử dụng được.
Không có một bộ sách giáo khoa nào hội tụ đủ được những cái tốt và phù hợp với nhiều học sinh vì mỗi em có hướng phát triển và tư duy khác nhau, điều này chỉ có giáo viên là hiểu rõ nhất.
Chính vì vậy phương án tốt nhất là các nhà trường cần có thư viện sách giáo khoa gồm nhiều bộ sách để phù hợp với nhiều trình độ của học sinh, số sách này cho học sinh thuê hàng năm sẽ rẻ hơn nhiều so với mua mới, mặt khác nhà trường có cùng một lúc nhiều bộ sách giáo khoa sẽ giúp cho học sinh và giáo viên có nhiều lựa chọn để giảng dạy và học tập.
Bên cạnh đó tính minh bạch trong việc chọn sách cũng phải đặt lên hàng đầu, việc giao các tỉnh chọn sách giáo khoa rất dễ dẫn đến việc tạo ra cơ chế tiêu cực để chọn bộ sách này và bỏ bộ sách kia.
Còn một điều nữa tưởng như vô tình nhưng trong năm đầu tiên thực hiện đổi mới sách giáo khoa, nhà trường sẽ được quyền chủ động lựa chọn sách giáo khoa lớp 1.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có tới 24/32 sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn bộ sách nào thì đa số cũng thuộc về quyền lợi của nhà xuất bản này.
Dư luận có quyền đặt dấu hỏi rằng ở đây có yếu tố độc quyền về sách giáo khoa hay không? Bộ Giáo dục và Đào tạo có thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 88/2014/ QH13 của Quốc hội về xã hội hóa hay không để dẫn đến việc có quá ít đơn vị tham gia biên soạn sách giáo khoa mới?
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lê Ninh – Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải là đơn vị phụ trách chương trình chuẩn về sách giáo khoa nói trên, mà Bộ chỉ là nơi thực hiện chính sách của Đảng và Chính phủ.
Mỗi địa phương được tự chọn sách giáo khoa là những người điều hành không có kiến thức về phát triển xã hội, không có nghề sư phạm, họ làm cho xong và coi đó như thủ tục hành chính, và dễ bị “cơ chế” chi phối”.
Với 1 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới như hiện nay thì phụ huynh học sinh phải chi ra khoảng 300 nghìn đồng, nhưng chắc chắn đây chưa phải là số tiền cuối cùng, bởi rất nhiều địa phương còn cố tình tạo ra các loại sách tham khảo khác như vở luyện chữ, sách nâng cao… mà những sách này gần như bắt buộc phải mua nhưng thực tế là cả năm không dùng đến.
Điều đáng lo nữa năm học 2020-2021 sách giáo khoa lớp 1 mới là do các trường tổ chức lựa chọn. Nhưng qua năm học sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có quyền chọn sách.
Chắc chắn là sẽ có sự thay đổi về sách giáo khoa những năm tiếp theo với từng bộ sách, điều đó dẫn đến việc những bộ sách giáo khoa năm học 2020 – 2021 còn mới nhưng sẽ bị bỏ đi, thay vào đó là dùng bộ sách khác do Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn.
Sách giáo khoa là mặt hàng có tác động lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Giá sách giáo khoa tăng cao bất hợp lý
Đại biểu Quốc hội Hồ Thanh Bình – Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: ” Cần phải xem xét lại, bộ sách giáo khoa lớp 1 hiện tại đang sử dụng giá 54.000 đồng có những cái gì, còn bộ sách giáo khoa lớp 1 mới có gì mà giá lại cao hơn tới gấp 4 lần?
Ông bình cho rằng lý giải của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về nguyên nhân khiến bộ sách giáo khoa lớp 1 mới có giá cao là hình thành từ các yếu tố như chi phí tổ chức bản thảo, vật tư, công in, lưu thông, quảng cáo…là không thuyết phục.
Bởi khung giá theo quy định của Nhà nước cho hoạt động biên soạn sách giáo khoa đã được đưa ra, đã tính cho tất cả các chi phí mà nhà xuất bản chi trả trong quá trình biên soạn”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có ý kiến tới các nhà xuất bản về việc giá bộ sách giáo khoa mới có sự biến đổi so với đề xuất trước đó mà Bộ này gửi tới Chính phủ.Theo ông Bình: “Trách nhiệm chính trong vấn đề này thuộc về Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền kiểm tra độc lập về giá bộ sách giáo khoa mới mà các nhà xuất bản đưa ra.
Hai kết quả kiểm tra của 2 Bộ này nếu khớp nhau thì mới có cơ sở để xác định giá sách giáo khoa mới, còn không thì cần phải xem xét lại”. (1)
Theo quy định thì mặt hàng sách giáo khoa không thuộc danh mục nhà nước định giá, nhưng lại thuộc danh mục kê khai giá tại Bộ Tài chính, hơn nữa đây là mặt hàng có tác động lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn.
Vậy nên muốn tăng giá sách giáo khoa thì cần phải có đánh giá tác động đến đời sống kinh tế xã hội, và cần có lộ trình tăng giá cụ thể, không thể cứ nói tăng giá là tăng ngay được.
Tài liệu tham khảo:
(1) //baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/sgk-moi-gia-cao-gap-4-lan-vi- sao-lai-the-3399355/
Tùng Dương
Năm học 2020 - 2021: Vì sao giá sách giáo khoa lớp 1 "phi mã" so với hiện hành?
Các Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TPHCM vừa công bố giá thành sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sử dụng trong năm học 2020 - 2021.
Đáng chú ý, các bộ sách đều có giá thành cao hơn nhiều lần so với bộ sách lớp 1 hiện hành.
Bộ sách do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn, xuất bản. ẢNH: GDVN
Các Nhà xuất bản chính thức công bố giá SGK lớp 1
Vừa qua, thay mặt Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM và Đại học Sư phạm Hà Nội, Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam đã thông báo giá sách giáo khoa (SGK) lớp 1 Cánh Diều gồm 9 cuốn với tổng số tiền là 199.000đ. Trong đó, Tiếng Việt tập 1: 34.000đ, Tiếng Việt 1 tập 2: 33.000đ; Toán 1: 34.000đ; Đạo đức 1: 13.000đ; Tự nhiên và Xã hội: 27.000đ; Giáo dục thể chất 1: 17.000đ; Âm nhạc 1: 12.000đ; Mĩ thuật 1: 13.000đ; Hoạt động trải nghiệm 1: 16.000đ. Giá sách đã bao gồm SGK điện tử. Đây là điểm ưu việt của bộ sách Cánh Diều, bám sát chủ trương áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của Chính phủ trong thời đại 4.0.
Ban Soạn thảo bộ SGK Cánh Diều cho biết, giải pháp SGK điện tử tương tác của bộ sách là một điểm nổi bật, với hệ thống tài liệu giáo dục đa phương tiện như hình ảnh, video bài học, bài giảng điện tử và bài tập tương tác, nhằm phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Hầu hết các Tổng chủ biên, chủ biên bộ sách Cánh Diều đều là thành viên Ban Soạn thảo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông và phần lớn các Chủ biên Chương trình môn học.
Tương tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) đã tổ chức biên soạn các bộ SGK mới, 4 bộ SGK của NXB GDVN đã được thông qua, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt triển khai từ năm học 2020 - 2021. NXB GDVN đã công bố giá của từng bộ SGK, cụ thể như sau: Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống (gồm 10 cuốn): 179.000đ; Bộ SGK Chân trời sáng tạo (9 cuốn) giá 186.000đ; Bộ Cùng học để phát triển năng lực (10 cuốn): 194.000đ; Bộ SGK Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (9 cuốn): 189.000đ.
Về việc quy định giá bán, theo đại diện của NXB GDVN, giá bán SGK lớp 1 của NXB GDVN thực hiện được hình thành từ các yếu tố cấu thành cơ bản. Cụ thể, theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bộ SGK lớp 1 bao gồm 9 hoặc 10 cuốn sử dụng cho 8 môn học bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất) - nhiều hơn bộ SGK hiện hành từ 3 đến 4 cuốn. Chi phí này bao gồm chi phí nhuận bút; chi phí biên tập, thiết kế, minh hoạ, chế bản, đọc góp ý, thẩm định đề cương chi tiết, bài mẫu, bản thảo; chi phí dạy thực nghiệm...
Giá cao do... đội nhiều chi phí
Ngay sau khi các Nhà xuất bản công bố giá SGK lớp 1, dư luận đặc biệt quan tâm tới từng bộ sách về giá cả, nhất là so với các bộ SGK lớp 1 đang sử dụng đại trà hiện nay. Nhìn về tổng quát, các bộ SGK của các nhà xuất bản đều không chênh lệch về giá so với nhau, tuy nhiên so với bộ SGK hiện hành giá đã cao hơn rất nhiều, nếu so về từng cuốn, mức chênh lệch có thể lên tới vài lần điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bởi chưa biết chất lượng sách ra sao nhưng chi phí để mua đã cao hơn hiện nay tới vài lần (bộ SGK lớp 1 hiện nay giá khoảng 60.000đ).
Khi so với giá SGK hiện hành, nhiều phụ huynh băn khoăn, theo NXB GDVN, việc thực nghiệm SGK cũng đã được thực hiện qua nhiều vòng, trên nhiều đối tượng, ở nhiều địa bàn có điều kiện giáo dục khác nhau. Khi có nhiều bộ SGK cùng được xuất bản như hiện nay, sản lượng phát hành sẽ giảm đi, các khoản chi phí tổ chức bản thảo được phân bổ theo sản lượng đó sẽ cao hơn so với SGK hiện hành. Hình thức SGK theo định hướng phát triển năng lực, tăng cường kênh hình, hình ảnh hoá nội dung với hệ thống hình ảnh minh họa phong phú, hấp dẫn, SGK lớp 1 mới được thực hiện in ấn công phu, với khổ sách lớn hơn (19x26,5cm). Chất lượng giấy và yêu cầu kĩ thuật in được nâng lên nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh và bảo vệ thị lực cho học sinh.
"Với việc có nhiều NXB cùng tham gia xuất bản SGK sẽ kéo theo chi phí cho các hoạt động triển khai thị trường (marketing) như: Chi phí tổ chức hội thảo giới thiệu sách tại các địa phương; chi phí tập huấn giáo viên; chi phí in và gửi sách mẫu tới các cơ sở giáo dục; chi phí truyền thông, quảng cáo... Khác với trước đây, việc tổ chức biên soạn, xuất bản SGK mới được thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và vay ngân hàng. Giá bán SGK một mặt phải bù đắp các chi phí, mặt khác phải đảm bảo một tỉ lệ lợi nhuận tối thiểu nhằm duy trì việc vận hành, đầu tư tái sản xuất, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp", Đại diện NXB GDVN cho biết.
Từng tham gia tổ chức xây dựng chương trình SGK phổ thông nên GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: "Việc tổ chức biên soạn, xuất bản SGK lớp 1 đáng lẽ ra Bộ GD&ĐT nên tổ chức để có một bộ SGK giá rẻ để nhân dân lựa chọn cùng với các bộ sách khác, nhưng lại để các nhà xuất bản làm. Điều này sẽ tạo ra việc biên soạn, xuất bản giá thành ra sao người dân cũng phải mua vì không có nhiều sự lựa chọn. Càng nhiều khâu thẩm định, lựa chọn ở cấp độ địa phương thì rõ ràng giá sách cũng sẽ cao hơn chứ không có chuyện giảm đi. Bộ GD&ĐT nên xây dựng phương án cho địa phương được mua bản quyền, tự tổ chức in ấn tài liệu, SGK để giảm chi phí và phù hợp với thực tiễn địa phương".
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trước tháng 3/2020, địa phương phải thành lập hội đồng và công bố kết quả lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021 trong danh mục SGK được Bộ GD&ĐT ký thông qua. Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, các Sở GD&ĐT phối hợp Nhà xuất bản tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, các nhà trường tập huấn, Nhà xuất bản triển khai chương trình in ấn và xuất bản.
Chọn sách cho ai? NXB Giáo dục Việt Nam cho hay, đang phối hợp với các sở GDĐT để cung ứng sách mẫu và giới thiệu SGK mới tới giáo viên và các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, NXB đang chuẩn bị giới thiệu phiên bản điện tử của SGK để giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo, lựa chọn. Một bộ sách...