Vì sao bị rối loạn cương lại đến bác sĩ tiết niệu khám?
Rối loạn cương luôn là nỗi ám ảnh đối với nam giới. Khi muốn tìm kiếm sự trợ giúp y tế trong lĩnh vực này, bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
Rối loạn cương do nhiều nguyên nhân
Các quý ông khi nghi ngờ mình mắc chứng rối loạn cương cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị đúng. Tránh để tình trạng bệnh nặng mới đi khám sẽ gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị bệnh.
Khi gặp trục trặc rối loạn cương, nhiều người bối rối không biết nên đến khám ở đâu.
Bác sĩ tiết niệu là chuyên gia về các rối loạn của đường tiết niệu và hệ thống sinh sản nam, và họ có thể điều trị chứng rối loạn cương dương.
Thế nào là rối loạn cương?
Rối loạn cương là tình trạng dương vật không cương cứng được hoặc không duy trì được sự cương cứng trong suốt quá trình giao hợp. Đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của quý ông. Rối loạn cương làm giảm chất lượng sống của nam giới. Khi đời sống tình dục không được thỏa mãn khiến “bản lĩnh đàn ông” giảm và đe dọa hạnh phúc gia đình.
Bác sĩ tiết niệu có thể chẩn đoán các bệnh nam khoa như rối loạn cương.
Các nguyên nhân của rối loạn cương thường liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố mạch máu, thần kinh, nội tiết và tâm lý nên việc chẩn đoán xác định bệnh sẽ qua nhiều thăm khám.
Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn cương?
Rối loạn cương được chẩn đoán bằng việc trả lời bảng câu hỏi về tiền sử tình dục, khám sức khỏe và xét nghiệm máu để xác định xem có các bệnh lý tiềm ẩn khác như đái tháo đường hoặc mức testosterone thấp hay không.
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán rối loạn cương dương bao gồm:
- Xét nghiệm máu gồm các chỉ số như testosterone, cholesterol, đường huyết, hormone tuyến giáp.
- Các kiểm tra khác bao gồm: Siêu âm (Doppler dương vật) để kiểm tra lưu lượng máu. Một bài kiểm tra qua đêm để kiểm tra sự cương cứng khi ngủ. Xét nghiệm nước tiểu. Kiểm tra mạch máu: thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật dương vật hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.
- Bác sĩ của bạn có thể tiến hành các test tâm lý để sàng lọc bệnh trầm cảm và các nguyên nhân tâm lý khác có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Video đang HOT
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử tình dục để giúp chẩn đoán rối loạn cương.
Rối loạn cương thường được điều trị thế nào?
Điều trị rối loạn cương nhằm mục đích cho phép người đàn ông đạt được và duy trì sự cương cứng cho quan hệ tình dục. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những hướng điều trị tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh.
Rối loạn cương do bệnh lý nền
Các bệnh lý ảnh hưởng đến mạch máu như: đái tháo đường, bệnh tim, tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol… làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến dương vật gây rối loạn cương. Nếu rối loạn cương là hệ quả của một bệnh khác, thì điều trị bệnh đó sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn cương.
Ví dụ: Bệnh đái tháo đường gây ra những thay đổi trong quá trình co giãn cơ trơn và rối loạn chức năng tế bào nội mô mạch máu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới rối loạn cương.
Rối loạn cương do lối sống thiếu lành mạnh
Việc hạn chế lưu lượng máu đến dương vật do các thói quen xấu như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng chất gây nghiện thì việc điều chỉnh lối sống để điều trị rối loạn cương có thể bao gồm: Giảm cân ở nam giới béo phì. Tập thể dục thường xuyên. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bỏ thuốc lá. Hạn chế hoặc tránh rượu bia và các chất kích thích. Thực hành bài tập cơ đáy chậu cho nam giới mắc bệnh đái tháo đường.
Lưu ý, luôn hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính. Không nên tự ý ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn.
Rối loạn cương do tâm lý căng thẳng kéo dài.
Rối loạn cương do tâm lý
Các yếu tố tâm lý và sức khỏe thể chất đóng vai trò quan trọng gây nên rối loạn cương. Căng thẳng tâm lý kéo dài sễ tạo áp lực không tốt lên hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng tiết adrenalim gây co mạch. Điều này cản trở dòng máu dẫn đến thể hang gây ảnh hưởng tới sự cương cứng dương vật.
Nếu rối loạn chức năng cương dương là do trầm cảm hoặc lo lắng, điều trị tâm lý có thể hiệu quả, bao gồm: Tâm lý trị liệu. Tư vấn với chuyên gia trị liệu tình dục cho nam giới mắc chứng lo âu. Thuốc điều trị trầm cảm và/hoặc lo lắng.
Các thuốc điều trị rối loạn cương dương
Các loại thuốc trị rối loạn cương cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cụ thể về liều lượng và thời gian sử dụng.
Các loại thuốc ức chế phosphodiesterase-5 (PDE5) là liệu pháp đầu tay để điều trị rối loạn cương. Các thuốc này được sử dụng nhằm mục đích thúc đẩy lưu thông máu tới dương vật để duy trì sự cương cứng giúp trong quá trình quan hệ.
Các loại thuốc này làm tăng lượng máu vào dương vật, giúp bệnh nhân có thể cương cứng. Thuốc bắt đầu có tác dụng và tạo độ cương cần thiết sau khi uống chỉ từ 10 – 30 phút
Liệu pháp thay thế testosterone: Trong trường hợp rối loạn cương khi tinh hoàn không sản xuất đủ testosterone sẽ được bác sĩ chỉ định liệu pháp này. Phương pháp này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với chất ức chế PDE5. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng do có thể gây ức chế sản xuất tinh trùng gây vô sinh.
Lời khuyên
Khi nghi ngờ mình mắc chứng “trên bảo dưới không nghe”, nam giới cần đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa thận – tiết niệu để được thăm khám cụ thể.
Trong quá trình thăm khám, ngoài những xét nghiệm cần thiết, bác sĩ có thể khai thác một số thông tin riêng tư để phục vụ cho việc chẩn đoán được chính xác.
Bệnh nhân nên hợp tác với bác sĩ, trả lời đầy đủ những câu hỏi liên quan đến sinh hoạt cá nhân. Có thể đi cùng vợ hoặc bạn tình để có thể bổ sung những thông tin cần thiết.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán những bệnh lý liên quan, ví dụ như đái tháo đường, tình trạng mỡ máu hoặc bệnh tim mạch. Điều này giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây rối loạn cương. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Bệnh gout có gây rối loạn cương dương không?
Bệnh gout có ảnh hưởng đến tình dục. Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện rằng nam giới bị bệnh gout có nguy cơ mắc rối loạn cương dương cao.
1. Gout là bệnh gì?
Gout là một loại viêm khớp gây đau đớn, do các tinh thể acid uric sắc nhọn lắng đọng trong các khớp. Acid uric được sản xuất khi cơ thể xử lý purin - chất có trong một số loại thực phẩm và đồ uống như gan, hải sản, đậu Hà Lan, bia...
Acid uric thường được hấp thụ vào máu, được thận xử lý và đào thải qua nước tiểu. Nhưng đôi khi, thận không xử lý acid uric đúng cách, khiến nó tích tụ, nhất là khi một người ăn quá nhiều thực phẩm chứa purine.
Sự tích tụ tạo thành các tinh thể dư thừa, có cấu trúc nhỏ, cứng và sắc nhọn nếu cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiều. Bệnh gout thường bắt đầu ở bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái, thậm chí còn hình thành ở đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay. Ngoài đau, bệnh nhân bị gout có thể bị sưng, cứng và đỏ ở vùng bị ảnh hưởng.
Theo thời gian, bệnh gout không được điều trị dễ dẫn đến tổn thương khớp mạn tính và biến dạng. Điều này là do các đợt bùng phát lặp đi lặp lại có thể làm mòn xương và sụn, khiến chúng bị suy giảm chức năng.
Bệnh gout phổ biến hơn nhiều ở nam giới so với phụ nữ trẻ. Estrogen, một loại hormone sinh dục nữ, giúp thận xử lý aid uric. Tuy nhiên, khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh gout tăng lên vì nồng độ estrogen giảm đáng kể. Ở phụ nữ, bệnh gout có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở ngón tay và mắt cá chân. Nó cũng phổ biến hơn ở những phụ nữ bị tăng huyết áp và chức năng thận kém.
Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ có thể có giữa bệnh gout và rối loạn cương dương.
2. Bệnh gout làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới bị bệnh gout có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương (ED) cao. Điều này được giải thích bằng mối liên hệ có thể có giữa nồng độ acid uric cao và rối loạn chức năng nội mô. Nội mô là mô lót tất cả các mạch máu, bao gồm cả mạch máu ở dương vật. Các vấn đề với nội mô có thể hạn chế lưu lượng máu đến dương vật, làm suy yếu khả năng cương cứng. Vì nam giới bị bệnh gout có nồng độ acid uric cao hơn, mối liên hệ này là cơ sở giải thích cho tình trạng ED của họ.
Năm 2015, Tạp chí Thấp khớp Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông đang điều trị bệnh gout có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao hơn 29%.
Năm 2017, Tạp chí Nghiên cứu và Trị liệu viêm khớp đã công bố một nghiên cứu lớn về bệnh gout và ED ở nam giới sống tại Anh. Họ đã xác định được 9.653 nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 64 được chẩn đoán mắc bệnh gout từ năm 1998 đến năm 2004 và theo dõi họ cho đến năm 2015. Để so sánh, họ cũng xác định được 38.218 nam giới không mắc bệnh gout ở cùng độ tuổi.
Các nhà khoa học phát hiện rằng những người đàn ông bị bệnh gout có nguy cơ mắc ED cao hơn. Trong thời gian nghiên cứu, 18% nam giới mắc bệnh gout mắc ED, so với 11% nam giới không mắc bệnh gout.
Những người đàn ông mắc bệnh gout cũng có xu hướng uống nhiều rượu hơn, thừa cân hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận mạn tính và trầm cảm.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nguy cơ mắc ED có thể tăng lên trong vòng một năm trước khi được chẩn đoán mắc bệnh gout do nồng độ acid uric trong máu cao hơn.
3. Mối liên hệ giữa bệnh gout và rối loạn cương dương
Một nghiên cứu năm 2021 đã báo cáo rằng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh nhân mắc bệnh gout phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao hơn. Xuất hiện dấu hiệu viêm interleukin-1, hiện diện ở cả bệnh nhân gout và người mắc bệnh động mạch vành.
Điểm kết nối khác giữa ED và bệnh gout là tác động của nó lên hệ thống mạch máu. Bệnh có thể gây rối loạn chức năng nội mô, stress oxy hóa, viêm mạch máu và bệnh mạch máu. Đây có thể là một yếu tố nguy cơ bổ sung cho chứng rối loạn cương dương.
Hơn nữa, phương pháp điều trị bệnh gout thường bao gồm thuốc chống viêm (NSAID) và steroid. Mặc dù việc chữa bệnh gout có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng những loại thuốc này cũng nổi tiếng là ảnh hưởng đến chứng rối loạn cương dương.
Kiểm soát cơn đau do gout bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể ảnh hưởng đến rối loạn cương dương.
4. Người bệnh gout nên làm gì?
Đau do bệnh gout có thể khiến quan hệ tình dục trở nên khó chịu đối với cả nam và nữ. Một số cặp đôi thử tư thế trong "chuyện ấy" cho phù hợp hoặc quan hệ tình dục sau khi thuốc điều trị bệnh gout có hiệu quả nhất. Điều quan trọng là bệnh nhân phải nói với đối tác của mình nếu một hoạt động cụ thể nào đó gây đau đớn và cởi mở thảo luận về các lựa chọn khác để gần gũi.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để kiểm soát cơn đau và tình trạng viêm. Các loại thuốc khác được kê đơn để ngăn chặn việc sản xuất acid uric hoặc cải thiện khả năng xử lý acid uric của cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh có hàm lượng purin thấp có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn gout.
Những người nghi ngờ mình bị bệnh gout, đặc biệt là nam giới bị ED, nên đi khám để bác sĩ có chẩn đoán cụ thể.
Trong khi một số rủi ro và yếu tố chính góp phần vào sự hình thành và phát triển của bệnh gout liên quan đến sức khỏe cá nhân, việc duy trì lối sống lành mạnh là rất quan trọng trong mọi yếu tố của cuộc sống, không chỉ trong việc kiểm soát bệnh gout. Các yếu tố lớn mà bạn có thể chủ động theo dõi bao gồm:
Duy trì đủ nước để chống mất nước và đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.Chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm có hàm lượng purin cao như rượu (đặc biệt là bia), thực phẩm và đồ uống có hàm lượng fructose cao, thịt đỏ, nội tạng động vật, cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ...Kiểm soát cân nặng.Tập thể dục thường xuyên để cải thiện giấc ngủ.
Đây đều là những yếu tố lối sống có lợi cho sức khỏe và nên được duy trì thường xuyên cùng với việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Cách khắc phục chứng rối loạn cương dương không cần dùng thuốc Để không giảm phong độ, ngay cả khi có tuổi, cánh mày râu có thể áp dụng 5 mẹo dưới đây nhằm cải thiện sức khỏe cũng như phòng tránh, khắc phục chứng rối loạn cương dương. Rối loạn cương dương là gì? Theo Hội Niệu khoa châu Âu, rối loạn cương dương được định nghĩa là tình trạng không có khả năng...