Vì sao ăn mít, sầu riêng dễ bị nóng trong người?
Không có loại quả chín nào là nóng-mát, ngay cả như mít, xoài, vải, nhãn… mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao.
Cùng với thực phẩm như rau củ, thịt, cá, trái cây là nguồn cung cấp các vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người. Tuy vậy vào mùa hè, nhiều người lo sợ rằng các loại quả chín ngọt như xoài, vải, nhãn, mít, sầu riêng… sẽ gây nóng, mọc mụn nhọt, rôm sảy nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn.
Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia “không có loại quả chín nào là nóng cả, ngay cả như mít, xoài, vải, nhãn… mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao”.
Điều này cũng được PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), khẳng định hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải trái cây có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng mà loại quả này chứa rất nhiều đường. Khi ăn vào cơ thể thì đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức.
Những quả nhiều đường như vải, mít khi ăn đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức. Ảnh: Susan Lee
Video đang HOT
Do đó theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, những người có cơ địa thường bị mọc mụn nhọt, rôm sảy thì không nên ăn nhiều các loại quả này. Nguyên nhân là do hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng đường trong máu, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu – nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Bên cạnh đó, những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường cũng cần hạn chế các loại quả có hàm lượng đường cao, nhất là sau bữa ăn chính.
“Để nhận được nhiều dưỡng chất tốt nhất từ hoa quả, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 400g-500g quả chín. Ăn đa dạng các loại quả khác nhau, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể” – viện đưa ra khuyến nghị.
Với người có cơ địa dễ bị mọc mụn nhọt, khi ăn hoa quả chín, số quả ngọt không nên chiếm quá 50% khẩu phần ăn.
Đồng thời, khi ăn nhiều hoa quả ngọt nên tăng lượng nước uống lên khoảng 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, ăn thêm nhiều rau xanh… để lượng đường trong máu được trung hòa và giảm thiểu tình trạng nóng trong người.
Ăn những loại trái cây này sẽ khiến nồng độ cồn tăng
Ngoài rượu, bia thì những loại trái cây phổ biến dưới đây cũng khiến nồng độ cồn trong hơi thở cao vượt mức so với bình thường.
Vải và sầu riêng... khiến hơi thở có nồng độ cồn tăng.
Từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với tài xế điều khiến phương tiện tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt mức chính thức có hiệu lực.
Cũng theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia cáo hiệu lực từ ngày 1/1/2020, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ô tô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay... nếu có uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đều bị phạt.
Tuy nhiên, không chỉ rượu, bia mà một số loại hoa quả rất phổ biến cũng khiến hơi thở của người sử dụng có nồng độ cồn cao hơn mức bình thường.
Các loại trái cây có nồng độ cồn cao
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), một số loại trái cây rất phổ biến và được nhiều người ưa dùng như: vải, sầu riêng, nho, xoài, dứa... cũng chứa nồng độ cồn cao hơn các loại trái cây khác.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do các loại trái cây trên chứa hàm lượng đường rất cao. Khi để ở môi trường không khí dễ bị lên men, dẫn đến hiện tượng đường hóa rượu vừa nhanh và nồng độ cũng cao hơn các loại trái cây khác.
Do đó, khi vừa ăn vải xong mà bị lực lượng chức năng thổi nồng độ cồn thì nồng độ cồn trong hơi thở bạn đã vượt mức số 0miligam/1 lít khí thở.
"Chưa kể, khi ăn vải, lượng cồn trong quả vải rất nhỏ, không đủ hấp thu vào trong máu sẽ chuyển hóa qua phổi, khiến hơi thở có mùi cồn. Dù ăn nhiều hay ăn ít thì sự thật là máy đo nồng độ cồn vẫn sẽ báo có nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải", chuyên gia này khẳng định.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.
Về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết người dân không nên quá lo lắng trước vấn đề ăn trái cây xong cũng có thể bị thổi phạt. Bởi nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, quy trình kiểm tra, xét nghiệm nồng độ cồn của lực lượng cảnh sát giao thông hiện nay là rất chính xác.
"Chúng ta lưu ý rằng nếu không may ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông để tránh việc bị xử phạt "oan sai" - bác sĩ khuyến cáo.
Theo thoidai
Trái cây nào tốt cho sức khỏe: Giải nhiệt mùa hè Các loại trái cây giải nhiệt tốt và có thể cung cấp các loại vitamin cho trẻ trong mùa hè là cam, quýt, vải, măng cụt, dưa hấu, bưởi, vú sữa, thơm, xoài... SHUTTERSTOCK Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng - Thực phẩm TP.HCM, cho biết các loại trái cây giải nhiệt tốt và có thể cung cấp...