Vi khuẩn này có trong cơ thể người đang đứng trước tình trạng kháng thuốc, làm thế nào để bảo vệ bản thân mình?
Salmonella là một vi khuẩn sống trong ruột của động vật có vú, bò sát và chim. Ở người, nó có thể gây buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy, cùng với đau đầu, ớn lạnh và các triệu chứng giống cúm khác.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố ngày 17/10, có ít nhất 92 người đã bị bệnh trong năm nay bởi một dạng vi khuẩn salmonella kháng thuốc. Chủng vi khuẩn chịu trách nhiệm về dịch bệnh này đã được phát hiện ở 29 tiểu bang và khiến 21 người phải nhập viện.
Giới quan chức cho biết, điều này thực sự đáng lo ngại vì nó không phản ứng với ít nhất 12 loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị loại nhiễm trùng này. Để tìm hiểu thêm về salmonella kháng thuốc, Health đã nói chuyện với Sam Alcaine, tiến sĩ, trợ lý giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học Cornell. Dưới đây là những gì vị chuyên gia này cùng các chuyên gia Việt Nam muốn chúng ta cần nắm rõ.
Salmonella là gì?
Salmonella là một vi khuẩn sống trong ruột của động vật có vú, bò sát và chim. Ở người, nó có thể gây buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy, cùng với đau đầu, ớn lạnh và các triệu chứng giống cúm khác.
“Khi con vật hoặc người bị bệnh sẽ thải vi khuẩn vào môi trường. Nó sẽ dễ dàng nhiễm khuẩn vào nguồn thực phẩm hoặc nguồn nước. Trong đường ruột, vi khuẩn salmonella tấn công niêm mạc, đó là lý do tại sao mọi người đôi khi gặp phải tình trạng máu trong phân. Cảm giác rất khó chịu nhưng nếu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn sẽ cảm thấy ổn”, Alcaine nói.
Salmonella kháng thuốc khác bình thường như thế nào?
Một chủng vi khuẩn salmonella đặc biệt độc hại – có nghĩa là nó gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn và nó không biến mất một cách dễ dàng. Salmonella, thậm chí là chủng “bình thường”, cũng có thể nguy hiểm cho những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, những người không thể tự chống lại vi khuẩn.
Trong những trường hợp này, các bác sĩ thường kê toa thuốc kháng sinh, chẳng hạn như ciprofloxacin và ceftriaxone, để tiêu diệt vi khuẩn salmonella. Điều này dẫn đến vấn đề với các chủng kháng thuốc xuất hiện.
TS Alcaine cho biết: “Chúng tôi đã thấy sự gia tăng trên diện rộng vi khuẩn – cho dù đó là salmonella, E. coli, hay nhiều vi khuẩn khác. Điều này cho thấy khả năng chống lại kháng sinh tốt hơn”. Một số yếu tố đang góp phần vào vấn đề này ngày càng tăng, bao gồm cả quy định không thích hợp của thuốc kháng sinh cho bệnh nhân và lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.
“Nếu ai đó nhiễm salmonella kháng MDR [đa kháng thuốc], khi bác sĩ kê toa các loại thuốc điển hình sẽ không có tác dụng. Điều này làm cho vi khuẩn có nhiều thời gian gây nhiễm trùng, khiến bệnh năng hơn”, TS Alcaine chia sẻ.
Điều quan trọng nhất chúng ta cần biết trong sự bùng phát hiện tại là gì?
Các ổ dịch được Cdc báo cáo ngày 17/10 đã xảy ra từ hồi tháng giêng và có tổng số 92 người bị bệnh. Những người mắc bệnh nằm trong độ tuổi dưới 1 tuổi đến 105 tuổi, trong đó 69% là nữ. Cdc phỏng vấn 54 người bị bệnh và 89% trong số họ ăn các sản phẩm từ gà như thịt gà nguyên con, gà xay, nội tạng, chân cánh gà…
Cho đến nay, không có nhà cung cấp duy nhất nào được xác định là nguồn gốc của dịch bệnh này, thay vào đó là từ nhiều nơi khác nhau. Theo CDC, loài này được biết là có khả năng kháng 12 loại kháng sinh. May mắn thay, vẫn còn một vài loại thuốc – bao gồm azithromycin, amoxicillin-clavulanic axit và meropenem vẫn có khả năng làm vi khuẩn không thể sinh sôi.
Video đang HOT
Nắm bắt những triệu chứng của nhiễm khuẩn salmonella
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học bách khoa Hà Nội), vi khuẩn salmonella gây tiêu chảy và thương hàn. Vi khuẩn này nếu ở trong thịt không đáng lo ngại vì nấu ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn sẽ chết. Nhưng đáng lo ngại là vi khuẩn từ thịt có thể bám sang các đồ dùng khác, thậm chí tay người nấu nướng. Nếu đồ dùng, các thực phẩm khác đã nấu chín mà có khuẩn salmonella thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
3 triệu chứng chính của nhiễm khuẩn salmonella là tiêu chảy, sốt và đau bụng. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 12-72h sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn và thường kéo dài 4-7 ngày. May mắn là hầu hết chúng ta đều có thể hồi phục mà không cần điều trị.
Nhưng trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể rất nặng, dẫn đến mất nước và phải nhập viện. Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh và An toàn Thực phẩm), khi các triệu chứng trở nên xấu hơn, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang máu cũng như các bộ phận khác. Đây chính là thời điểm salmonella có thể đe dọa tính mạng. Trẻ em, người già, và những người có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu bởi các điều kiện y tế hoặc điều trị khác có nhiều khả năng bị nhiễm trùng salmonella nghiêm trọng
Thật không may, nếu thức ăn của bạn bị nhiễm khuẩn salmonella, có thể bạn sẽ không biết trước thời gian. “Nó thường không thể hiện ở mùi, ở vị của thực phẩm. Tất nhiên là bất cứ món ăn nào trông như ôi thiu hoặc có mùi kinh khủng không như bình thường thì cũng không phải là điều bạn nên ăn”, chuyên gia cho biết thêm.
Người tiêu dùng có thể bảo vệ mình bằng cách nào?
Theo TS Alcaine, gia cầm là loài dễ nhiễm salmonella, thường là nguồn gốc của sự bùng phát salmonella ở người. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải ngừng ăn thịt gà hoàn toàn. Người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình khỏi salmonella kháng thuốc như thông thường: Rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi ăn, đi vệ sinh, trước và sau khi xử lý thịt sống hoặc thịt gia cầm, luôn đảm bảo ăn thịt gà đã chín, tốt nhất đun nấu ở nhiệt độ 165 độ C – nhiệt độ cao có thể giết chết khuẩn salmonella.
Mọi người cũng nên cẩn thận để ngăn ngừa ô nhiễm bề mặt nhà bếp khi chế biến thịt gà sống. “Chúng ta thường rửa thịt gà sống trong bồn rửa trước khi nấu. Điều này thực sự không nên vì nước rửa thịt bắn tung tóe xung quanh sẽ làm lây lan vi khuẩn trong nhà bếp của bạn”, TS Alcaine nói. Giới chuyên gia khuyến cáo thêm, không được cho chó, mèo ăn thịt gà sống. Nếu chúng bị bệnh sẽ làm nguồn vi khuẩn sinh sôi và con người cũng nhanh chóng bị bệnh theo.
Theo Helino
Uống thuốc tránh thai, cô gái 26 tuổi bị liệt và không thể cử động lưỡi, nguyên nhân đằng sau còn đáng sợ hơn
Mặc dù đã vượt qua bệnh nhiễm khuẩn huyết, các triệu chứng của cô vẫn tiếp diễn khiến các bác sĩ bối rối về những gì đã xảy ra.
Vào đêm Giáng sinh năm 2012, căn bệnh bí ẩn đã khiến Katrina Parra, lúc đó 26 tuổi, sống tại Venezuela, yếu đi đến nỗi bị ngộ độc máu. Sau đó, cô phải ở trong chế độ chăm sóc đặc biệt trong vòng 2 tháng. Mặc dù đã vượt qua bệnh nhiễm khuẩn huyết, các triệu chứng của cô vẫn tiếp diễn khiến các bác sĩ bối rối về những gì đã xảy ra.
"Tôi chỉ muốn chết và kết thúc toàn bộ cơn ác mộng lúc đó", cô Parra nhớ lại.
Vào đêm Giáng sinh năm 2012, căn bệnh bí ẩn đã khiến Katrina Parra, lúc đó 26 tuổi, sống tại Venezuela, yếu đi đến nỗi bị ngộ độc máu.
Nói về các triệu chứng của mình, cô Parra nói: "Vào năm 2012, tôi bắt đầu nôn nhiều và tôi cảm thấy đau bụng, lo âu và cảm thấy như là mình cần tắm trong nước nóng hàng giờ. Nó giống như thể tôi đã bị ngộ độc. Tôi đến phòng khám và các bác sĩ làm xét nghiệm nhưng kết quả cho thấy không có gì bất thường. Tôi vẫn đang dùng thuốc tránh thai và 4 tháng sau, vào ngày 24/12, tôi lại cảm thấy khủng khiếp. Tôi bị ớn lạnh, nhiệt độ cao và không có tí sức lực nào".
Tôi đã trở lại bệnh viện và được chẩn đoán nhiễm trùng huyết - một bệnh nhiễm trùng do một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào máu. Mặc dù không rõ ràng nhưng tình trạng ngộ độc máu của tôi được cho là do tác động của loại thuốc mà tôi đã uống.
Mặc dù đã vượt qua bệnh nhiễm khuẩn huyết, các triệu chứng của cô vẫn tiếp diễn khiến các bác sĩ bối rối về những gì đã xảy ra.
Họ đưa tôi vào một phòng và được cách li khỏi mọi người để tránh cho tôi nhiễm vi trùng. Các bác sĩ đã làm rất nhiều xét nghiệm, nhưng các triệu chứng của tôi chỉ trở nên tồi tệ hơn. Tôi đã nôn mửa, ảo giác, tôi bị đau bụng, đau chân và tôi thực sự phát điên.
Các bác sĩ bắt đầu cho tôi uống thuốc mà họ không nhận ra rằng dùng thuốc dẫn đến tác dụng tiêu cực đối với bệnh porphyria tôi đang mắc. Tôi cảm thấy tệ hơn mỗi ngày. Thậm chí có người còn bắt đầu đặt câu hỏi liệu đó có phải là vấn đề về tâm lý hay không và nói với mẹ tôi rằng tôi nên gặp bác sĩ tâm thần".
Các bác sĩ thậm chí còn tổ chức hội nghị về những gì có thể gây ra với các triệu chứng của Parra nhưng không ai có thể đưa ra một giải pháp. Trong suốt thời gian đó, cô Parra tiếp tục dùng thuốc tránh thai. "Dù tôi có cảm thấy bị bệnh như thế nào đi nữa, tôi vẫn không ngừng uống thuốc", cô nói.
Các bác sĩ thậm chí còn tổ chức hội nghị về những gì có thể gây ra với các triệu chứng của Parra nhưng không ai có thể đưa ra một giải pháp.
Gặp khó khăn trong việc chẩn đoán, cơ thể tôi bắt đầu trở nên tê liệt và nó trở nên tệ đến nỗi tôi thậm chí không thể cử động cả lưỡi của mình.
"Họ đưa tôi trở lại phòng chăm sóc đặc biệt. Tại đây, tôi hoàn toàn tỉnh táo nhưng không thể di chuyển bất kỳ phần nào của cơ thể. Tôi không thể nói hoặc di chuyển, nhưng cơ thể tôi đau đớn rất nhiều và tôi chỉ muốn chết", cô cho biết.
Cuối cùng, 8 tháng sau khi bị bệnh, Parra đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chuyển hóa Porphyria cấp tính (AIP). Căn bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch của cô và được kích hoạt bởi viên thuốc tránh thai mà cô đã uống.
Căn bệnh này xảy ra khi một đột biến ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể trong việc tạo ra hợp chất mang oxy trong các tế bào máu đỏ - đóng một vai trò trong hệ miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể yếu đi.
Cuối cùng, 8 tháng sau khi bị bệnh, Parra đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chuyển hóa Porphyria cấp tính (AIP).
Các cuộc tấn công có thể được kích hoạt khi bạn uống loại thuốc nào đó, uống rượu hoặc bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh này không có cách chữa trị.
"Tôi cần chăm sóc rất nhiều về mặt y tế vì cơ thể của tôi bị tê liệt hoàn toàn, tôi rất đau đớn. Cơn đau quá tệ đến nỗi thứ duy nhất có thể làm tôi bớt đau là dùng morphine. Các bác sĩ thậm chí còn nói cơn đau bụng mà tôi phải chịu rất giống với việc sinh nở. Mỗi tháng trong 2 năm sau đó, các y tá đều đặn đến nhà tôi và họ tiêm thuốc điều trị thẳng vào tĩnh mạch của tôi mỗi khi tôi phát bệnh. Tôi cũng đã thực hiện vật lý trị liệu 3 lần/ngày để lấy lại sức mạnh và khả năng di chuyển. Trong khi tôi bị tê liệt, tôi bị mất giọng và do đó cũng cần bác sĩ trị liệu cho việc này", cô nói.
Sự phục hồi của Parra diễn ra rất chậm. Cô mất 2 tháng mới có thể di chuyển 1 ngón tay một lần nữa. 2 tháng sau cô mới có thể tạo ra âm thanh đầu tiên với giọng nói của mình. Phải mất 2 năm Parra mới hồi phục hoàn toàn. Bây giờ làm việc như một người hướng dẫn thể dục.
Katrina Parra thường giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh rối loạn di truyền này. Cô cũng hỗ trợ những người bị ảnh hưởng qua trang Instagram của cô mình là @somosporfiria.
Katrina Parra thường giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh rối loạn di truyền này. Cô cũng hỗ trợ những người bị ảnh hưởng qua trang Instagram của cô mình là @somosporfiria.
"3 năm nay tôi không phát bệnh. Tôi tự chăm sóc bản thân, không dùng thuốc tránh thai, không uống rượu hoặc hút thuốc. Cho đến ngày nay, ngón chân của tôi vẫn còn một chút tê liệt và chúng không di chuyển như trước đây. Nhưng nó không làm phiền tôi vì tôi có thể đi lại bình thường. Tôi vừa đạt được mục tiêu trở thành giáo viên ở Fitcombat, nhưng mục tiêu lớn nhất của tôi là tạo ra một nền tảng về bệnh rối loạn chuyển hóa porphyria để giúp đỡ những người khác bởi căn bệnh này khó chẩn đoán và người ta có thể chết vì nó", cô nói.
Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria cấp tính (AIP) là gì?
Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria cấp tính (AIP) là bệnh di truyền gây ra do đột biến trong gen, đặc trưng bởi việc không có khả năng tạo ra phân tử heme đúng cách (heme là một thành phần của hemoglobin). Phân tử heme tạo thành từ hai thành phần: porphyrin và sắt. Heme đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Heme cũng được tìm thấy trong myoglobin - một loại protein trong tim và cơ xương.
Các yếu tố khác như uống thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống, nhiễm trùng, uống rượu... cũng có thể kích hoạt bệnh.
Bệnh này được cho là ảnh hưởng tới 1/10.000 người, tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của nó rất khác nhau. Hầu hết những người thừa hưởng gen cho AIP không bao giờ phát triển các triệu chứng. Nếu các triệu chứng xuất hiện, chúng thường xuất hiện sau tuổi dậy thì, đặc biệt là ở phụ nữ, do chúng được kích thích bởi kích thích tố.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau bụng
- Buồn nôn và ói mửa
- Táo bón
- Đau ở lưng và tay chân
- Yếu cơ
- Không thể đi tiểu
- Tim đập nhanh
- Lẫn lộn, ảo giác và co giật
Các triệu chứng thường xuất hiện dưới dạng "tổng tấn công" kéo dài từ 1-2 ngày. Trong các cuộc tấn công, hầu hết bệnh nhân cần phải nhập viện để được điều trị.
Theo Helino
3 biểu hiện 'kỳ lạ' của người thông minh, bạn có không? Trí thông minh của con người, ở một khía cạnh nào đó, là có thể đo lường được. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện được một số biểu hiện kỳ lạ có liên kết với năng lực trí óc cao. Đầu óc hay suy nghĩ lang thang có thể là dấu hiệu của sự thông minh -...