Vẹo vách ngăn mũi, có nên phẫu thuật
Vẹo vách ngăn ở mũi là trường hợp khá phổ biến. Song, nhiều người phân vân có nên phẫu thuật.
Vẹo vách ngăn mũi là gì?
Vách ngăn là bộ phận nằm trong hốc mũi và chia đôi hốc mũi, nó được cấu tạo gồm phần sụn, xương, có chiều dài độ 8 cm, đi từ tiền đình mũi đến vòm mũi họng. Theo BS Nguyễn Hoài Sơn, Trưởng khoa tai mũi họng (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), vẹo vách ngăn mũi rất phổ biến, phần lớn là do bẩm sinh.
Kiểm tra vách ngăn mũi cho một người bệnh. Ảnh: P.Liễu
Video đang HOT
Ban đầu, vẹo vách ngăn mũi không có biểu hiện rõ. Khi lớn lên, cơ thể phát triển, xương phát triển theo, lúc đó những triệu chứng biểu hiện của vẹo vách ngăn này sẽ rõ hơn. Ngoài những người mắc bệnh bẩm sinh, thì cũng có những trường hợp vẹo vách ngăn là do chấn thương vùng mũi (té ngã, va chạm, bị đánh…).
Theo bác sĩ Sơn, thông thường nhiều trường hợp vách ngăn mũi bị vẹo không có biểu hiện gì. Nhưng sau một đợt cảm cúm kéo dài, dai dẳng không được điều trị dứt, người bệnh đi khám bác sĩ mới phát hiện mình bị vẹo vách ngăn. Vẹo vách ngăn một bên thường làm cho người bệnh bị nghẹt mũi cùng với bên vách ngăn vẹo (vẹo hình chữ C).
Tình trạng nghẹt mũi này thường xuyên, nhưng do người bệnh quen với cảm giác này nên không để ý, nhưng nếu lấy ngón tay bịt một bên mũi, còn lại bên mũi phía vách ngăn vẹo thì mới thấy rõ tình trạng mũi không thông. Nếu bị vẹo vách ngăn cả hai bên (vẹo hình chữ S), sẽ gây nghẹt mũi cả hai bên, biểu hiện bệnh cũng không rõ lắm trong giai đoạn mũi bình thường, không bị viêm nhiễm.
Triệu chứng thường gặp của người bị vẹo vách ngăn mũi là tình trạng nhức đầu, đặc biệt là nhức nửa đầu tùy theo bên bị vẹo hoặc bị nhức hốc mắt cùng với bên vách ngăn vẹo. Ở một số trường hợp, người bệnh bị nhức cả hai bên đầu, hốc mắt và lan ra vùng chẩm phía sau. Triệu chứng nhức đầu này mặc dù không dữ dội, nhưng thường xuyên đau nhức âm ỉ, dai dẳng khiến người bệnh khó chịu. Cũng có khi chứng nhức đầu hết tạm ngưng, nhưng không lâu sau sẽ bị lại.
Bác sĩ Sơn khuyến cáo, nếu để tình trạng nghẹt mũi do vẹo vách ngăn kéo dài, sẽ dẫn đến bị viêm mũi, viêm xoang. Tình trạng nghẹt mũi lâu cũng ảnh hưởng lên bệnh lý tim mạch (do đường thở không thông thoáng, lượng ôxy hấp thu không đủ), ảnh hưởng đến trí nhớ, năng suất làm việc. Ngoài ra, một khi vách ngăn bị vẹo lâu ngày còn có thể tạo ra điểm kích thích trong hốc mũi, làm tăng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng và làm nặng thêm bệnh lý hen suyễn đang có sẵn trong người bệnh, ngoài ra còn làm giảm khả năng khứu giác…
Có cần phẫu thuật?
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật hay không. Nếu bị vẹo ở mức độ nhẹ, gây ít triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa chỉ cần chỉnh, nắn vách ngăn lại, không phải phẫu thuật. Nếu vẹo nhiều, gây ra những triệu chứng nặng, kéo dài, khi đó mới cần thiết phẫu thuật để chỉnh hình vách ngăn. Khi chỉnh hình vách ngăn, có thể bác sĩ sẽ cắt, gọt một phần, nhưng cũng có thể cắt toàn bộ vách ngăn. Phần lớn trường hợp sau phẫu thuật cắt gọt một phần vách ngăn, chứng vẹo vách ngăn lại tiếp tục tái diễn.
Theo Alobacsi
Đồ ăn nhanh khiến trẻ tăng nguy cơ bị dị ứng
Tờ Daily Telegraph của Anh đăng tải một kết quả nghiên cứu mới cho biết, những thực phẩm ăn nhanh sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh eczema và hen suyễn ở trẻ.
Những trẻ mỗi tuần ăn từ 3 lần trở lên loại đồ ăn này dễ xuất hiện các tình trạng dị ứng nặng như viêm mũi, hen, mẩn ngứa hơn những trẻ khác.
Nghiên cứu này phân tích dữ liệu liên quan của 319.000 thiếu niên độ tuổi 13-14 của 51 quốc gia và các trẻ nhỏ 6-7 tuổi thuộc 31 quốc gia. Nhóm nghiên cứu khảo sát tình trạng bệnh hen và eczema xuất hiện trong khoảng 12 tháng gần đây của cha mẹ và con cái với thói quen ăn uống hàng ngày.
Đồ ăn nhanh khiến trẻ tăng nguy cơ dị ứng
Kết quả phát hiện, trong độ tuổi 13-14, các thiếu niên một tuần thường ăn bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và pizza ít nhất là 3 lần thì nguy cơ mắc hen tăng 29%. Trong độ tuổi 6-7, nguy cơ này tăng 27%. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh sẽ gây trầm trọng thêm chứng viêm mũi và tăng cơn ngứa của bệnh eczema.
Chuyên gia giải thích, muối và axit béo có trong đồ ăn nhanh dễ "tạo điều kiện" mắc hen suyễn. Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh khiến lượng tiếp nạp rau xanh và hoa quả bị giảm. Mỗi tuần ăn từ 3 lần rau xanh và hoa quả tươi giúp thiếu niên giảm được 14% nguy cơ bệnh hen và 11% nguy cơ eczema. Ngoài ra, nước ép các loại trái cây nguyên chất, táo, cam quýt và vitamin C, E, beta carotene cũng rất có lợi cho chức năng phổi.
Theo Đỗ Mai (An ninh thủ đô)
Thời tiết giao mùa trẻ dễ bị bệnh Miền Nam không có mùa đông lạnh giá. Tiết trời ấm áp quanh năm. Cũng vì vậy khi độ ẩm tăng cao sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng. PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (Phó...