Về Sa Huỳnh ăn cá thả mắm lù
Cá ngừ được đánh bắt quanh năm, nhưng rộ nhất với ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) từ sau Tết Nguyên đán. Mỗi chuyến ra khơi có thể thu về hàng tấn cá.
Món cá thả mắm lù
Loại hải sản này được cư dân nơi đây chế biến nhiều món ngon: gỏi, kho với thơm hay nước dừa, nướng cùng lá chanh… Và, nhiều người sành ăn luôn mời khách quý món cá thả mắm lù.
Họ chọn cá ngừ bò còn tươi, chặt vi, mổ bụng và rửa sạch. Sau đó, dùng dao bén mổ lấy phần thịt hai bên thân và xắt mỏng vuông góc với những chiếc xương mảnh bên trong thớ thịt. Tiếp đến, ướp với muối, tiêu, hành, ớt, tỏi băm nhuyễn khoảng nửa giờ cho gia vị thấm đều. Đun sôi dầu phộng cùng ít hành tím xắt lát đến khi tỏa mùi thơm thì cho nước dừa xiêm, ít mắm và nước tương vào nồi, gọi là nấu mắm lù. Nước chấm là yếu tố quan trọng để món cá thêm đậm đà hương vị. Những phụ nữ khéo tay chọn quả chuối già hương vừa chín rồi bóc vỏ, xay nhuyễn, trộn lẫn với muối, hành, tiêu, ớt, tỏi băm nhuyễn và đun sôi rồi múc ra chén.
Đĩa thịt cá ửng đỏ điểm thêm dăm lát cà chua xanh và nhánh rau thơm trông thật bắt mắt. Thả từng lát cá xắt mỏng vào nồi mắm lù đang sôi trên bếp than rực lửa và nhanh tay gắp ra đĩa khi cá vừa chín. Cạnh đấy sẵn đĩa rau sống cùng bánh tráng gói ram để cuốn với cá rồi cho vào chén nước chấm và đưa vào miệng. Vị ngon chợt ùa đến làm vơi đi bao phiền muộn chốn nhân gian. Hương vị từ gia vị, nước tương và rau thơm xua tan vị tanh của cá. Vị ngọt từ nước dừa xiêm, chuối và thịt cá vừa chín đọng mãi nơi đầu lưỡi làm cho thực khách ăn đến “quên no”. Món cá thả mắm lù phảng phất hương vị biển cả quyện với hương vị đồng quê từ rau trái vườn nhà.
Hỡi khách lãng du! Khi đến Sa Huỳnh hãy thưởng thức món cá thả mắm lù của những người dân quê giàu lòng hiếu khách. Dư vị ngọt ngào cùng tấm chân tình của những cư dân nơi miền quê đầy sóng gió sẽ khó phai mờ trong ký ức, dẫu cuộc đời lắm nỗi gian truân.
Theo Thanhnien
Lẩu cá linh bông điên điển và đặc sản miền Tây mùa nước nổi
Miền Tây mùa nước nổi gây thương nhớ với bao món dân dã, lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho và nhiều đặc sản miền Tây mùa nước nổi đang chờ đón.
Miền Tây mùa nước nổi này gây thương nhớ với bao món ăn dân dã, là lẩu cá linh bông điên điển, chuột đồng nướng lu, bông súng mắm kho và nhiều lắm những đặc sản đang chờ bạn đến thưởng thức.
Lẩu cá linh bông điên điển
Đến miền Tây mà không thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển thì quả thật đáng tiếc. Đây được xem là đặc sản nổi tiếng của người miền Tây mùa nước nổi, bởi cá linh chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
Lẩu cá linh bông điên điển. Ảnh: baomoi.com
Cách chế biến lẩu cá linh bông điên điển cũng khá đơn giản, thế mà hương vị lại quyến rũ ngây ngất lòng người. Để có một nồi lẩu ngon đúng điệu, phải chọn loại cá linh thật tươi, làm sạch và để ráo nước. Thêm nhiều nguyên liệu đi kèm khác như nước dừa tươi, dứa, sả, tiêu, ớt, tỏi... nồi lầu chắt chiu hương đồng gió nội giống như bản ca của đồng quê sông nước.
Cá linh nhỏ nên rất nhanh chín, chỉ cần bỏ vào nồi lẩu nhanh thôi là đã có thể thưởng thức được rồi, điên điển gặp nước là đã mềm, ban đầu ăn có vị chát chút xíu nhưng ngay sau đó là vị ngọt thanh dịu nhẹ. Thực khách có thể ăn kèm với bún hoặc cơm trắng đều được, dân dã thế thôi mà mang sắc vị riêng biệt, hấp dẫn bao tâm hồn yêu ăn uống gần xa.
Video đang HOT
Địa chỉ gợi ý:
53 Phạm Hữu Lầu, P. 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Quốc Lộ 53, Khóm 6, Thị Trấn Càng Long, Càng Long, Trà Vinh.
Chuột đồng nướng lu
Chuột đồng nướng lu. Ảnh: Tin247
Rất nhiều người e ngại với các món ăn chế biến từ chuột, thế nhưng cứ về miền Tây đi,có thể suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi đấy. Chuột đồng nướng lu là đặc sản miền Tây mùa nước nổi và là món khoái khẩu của người dân nơi đây.
Sau mùa gặt người dân sẽ đặt bẫy hoặc giăng lưới, đốt rơm để bắt chuột đồng, nhiều người sau khi bắt được chuột sẽ thui luôn giữa đồng và nhậu lai rai luôn, thế nhưng nhiều người công phu hơn khi chế biến bằng việc nướng lu.
Những chú chuột béo múp, sau khi được làm sạch sẽ sẽ đem đi tẩm ướp gia vị thơm lừng, tiếp theo sẽ móc vào lu. Người nấu sẽ quay sao cho thật đều tay, vừa quay vừa thêm gia vị và mỡ để cho lớp vỏ bên ngoài bóng bẩy, vàng óng, giòn, thịt bên trong vẫn giữ được độ mềm và không bị khô.
Chuột đồng nướng lu sẽ ăn kèm cùng với rau răm, muối tiêu chanh, cà chua, chuối chát, dưa leo, cắn một miếng thịt với gia vị tẩm ướp vừa đủ, vị ngon tan dần trong miệng sẽ khiến cho bạn xuýt xoa mãi không thôi.
Địa chỉ gợi ý:
Nhà hàng Cây Bưởi - 90/2/21 Hùng Vương, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ.
Nhà hàng Cây Bưởi 2 đường Sông Hậu, Bãi Cát, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ.
Nhà hàng Cây Bưởi 5 - 108A, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều,Cần Thơ,Việt Nam
Bông súng mắm kho
Món ngon dân dã bông súng mắm kho. Ảnh: Ảnh: baomoi.com
Nếu đã từng một lần nếm thử bông súng mắm kho, chắc sẽ khiến bạn nhớ mãi và mong muốn được quay lại đây một lần nữa mà thưởng thức. Món ăn đơn giản bình dị vậy thôi mà đủ khiến ai nấy đều liêu xiêu, trầm trồ khen ngợi mãi không thôi. Vào mùa nước nổi, bông súng lên nhanh trắng xóa cả cánh đồng, sau khi được nhổ về sẽ đem đi làm sạch, tước hết vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng dài khoảng tầm hai gang tay, để trong rổ sao cho thật ráo nước.
Mắm kho phải là loại mắm cá sặc đồng, có màu đỏ thẩm, chỉ cần mở nắp ra là thơm lừng rồi. Vào mùa nước nổi, chỉ cần vài lạng mắm, cá rô đồng, thịt heo ba rọi, cà nâu... là bạn đã có một nồi mắm kho bông súng ngon hết sảy rồi.
Địa chỉ gợi ý:
1/8 Lý Tự Trọng, P. An Phú, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Bún nước lèo
Ngất ngây hương bị bát bún nước lèo miền Tây. Ảnh: Foody
Du khách có thể tìm thấy bún nước lèo ở bất kỳ tỉnh thành nào của miền Tây, ngay từ khi bước chân vào quán ăn, hương vị hấp dẫn của nó qua nồi nước lèo nghi ngút khói ấy đã làm xuyến xao tâm hồn của bạn rồi.
Những vị đầu bếp thường chọn cá sặt vào mùa mưa, hay cá mắm, cá sặt ở Cà Mau hay là Bạc Liêu, cho thịt thơm và béo. Nguyên liệu chính của món ăn gồm có cá, thịt heo và tôm, cá được làm sạch, bỏ xương, tôm tươi lột bỏ, sau đó sẽ cho nồi mắm, thêm một ít nước dừa xiêm cho hương vị thêm phần đậm đà. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cùng với giá, hẹ, rau muống, rau chuối, rau thơm, rau quế, chanh, ớt bằm... thưởng thức là đã thấy đậm mùi mắm mà vừa miệng vô cùng.
Địa chỉ gợi ý:
655 Quốc Lộ 1A, Khóm 3, P. 2, Tp. Sóc Trăng
594 Đường 30 Tháng 4, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
86/18 Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Bánh xèo bông điên điển
Bánh xe bông điên điển. Ảnh: TinTuc.Vn
Được xem là đặc sản chỉ có ở miền Tây Nam Bộ, bánh xèo làm từ bột gạo thêm chút nước cốt dừa cho hương vị thêm thơm và béo. Sau đó cho thêm trứng vịt đồng, nước cốt nghệ cho màu của bánh được vàng rộm, thả thêm chút ít hành lá thái nhuyễn, gia vị nêm nêm sao cho vừa miệng.
Bông điên điển được ngắt về, rửa sạch để ráo nước, củ sắn thái mỏng, vắt ráo nước, thịt ba chỉ tươi ngon và tôm nhặt sạch. Khi bếp nóng, đầu bếp sẽ cho một chút dầu, tráng bánh thật nhanh tay, cho bông điên điển, củ sắn... úp bánh lại và đậy vung sao cho chín rồi gắp ra đĩa.
Bánh xèo bông điên điển cho hương vị hấp dẫn đặc biệt khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, khiến cho du khách ăn hoài chẳng thể dừng được.
Địa chỉ gợi ý:
Bánh Xèo Ngọc Ngân - Đại Lộ Lê Lợi, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Bánh xèo 7 Tới - Hoàng Quốc Việt, An Bình, Cần Thơ
Cá linh kho mía
Đặc sản miền Tây mùa nước nổi: cá linh kho mía. Ảnh: news.zing.vn
Món ăn dân dã đặc sản của người miền Tây tiếp theo không thể bỏ qua đó chính là cá linh kho mía, cá linh được rửa sạch, để cho ráo nước, mía được chẻ thành từng miếng nhỏ, kho cùng với nước dừa xiêm, thơm mềm ngon tuyệt hảo. Thêm một chút ớt hiểm hay là ít tiêu xay thì sẽ càng bắt vị, càng ngon tuyệt vời hơn nữa.
Mức giá tham khảo: 27.000 - 50.000 VND/hộp/210gr
Gỏi sầu đâu cá sặc
Gỏi sầu đâu cá sặc. Ảnh: baomoi.com
Là món ăn khoái khẩu của người dân tỉnh miền Tây, chế biến từ hai nguyên liệu chính là lá sầu đâu và cá sặc. Vị chua chua của nước mắm me, kết hợp với chút đắng chát của lá sầu đâu, mùi thơm của cá sặc, tất cả cứ quyện vào nhau, tạo nên sức hút lạ kỳ ngon không thể cưỡng.
Gỏi sầu đâu khô sặc là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân miền Tây, vì vậy bạn có thể dễ dàng thưởng thức đặc sản này tại các quán ăn nhỏ, hay nhà hàng tại Kiên Giang, Trà Vinh hay Cà Mau.
Ba khía muối
Ba khía muối. Ảnh: baomoi.com
Ba khía muối món ăn dân dã miền sông nước, ba khía là loại cua nhỏ có màu đỏ tía và trên lưng có ba gạch, cái tên ba khía cũng chính là bởi đặc điểm này, thịt của chúng rất thơm và ngọt. Ba khía sẽ được làm sạch bằng nước muối trước khi chế biến, sau đó sẽ được ngâm trong dung dịch muối khoảng 5 ngày, để tăng độ thơm ngon của nó thì sẽ chế biên thêm một lần nữa. Tách bỏ phần mai, bẻ nhỏ ba khía và trộn với lá quế, khế chua, tỏi, đường, ớt, bột ngọt, thêm chút nước cốt chanh vào nữa, ngâm khoảng 2 tiếng sao cho ngấm gia vị đều. Thưởng thức ba khía với cơm nguội, một lần thôi là đủ bạn không thể quên được hương vị của nó.
Theo Thể Thao Việt Nam
Mặc cảm vì nhà vợ giàu có, Nam Cường chạy show miệt mài để không bị vợ "khinh" Trải qua 3 năm hôn nhân, những lời gièm pha về sự khác biệt gia cảnh của vợ chồng Nam Cường đã bị chính sự cố gắng của nam nghệ sĩ dập tắt. Ca sĩ Nam Cường được biết đến qua những ca khúc như "Bay giữa ngân hà", "Khó"... Anh còn tham gia các phim Kính vạn hoa, Những thiên thần áo...